6. Kết cấu của luận án
4.3.1. Nâng cao nhận thức của nhà quản trị về việc nâng cao năng lực bản thân
trong bối cảnh hiện nay
NQT trong các DNLH có vai trò rất quan trọng trong điều hành, lãnh đạo doanh nghiệp. DNLH có phát triển đƣợc hay không, thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ, nhận thức và ý chí của những ngƣời quản lý điều hành. Cho dù DN có cơ hội kinh doanh trên thị trƣờng, nhƣng nếu nhân lực đặc biệt là năng lực của NQT trong doanh nghiệp thấp thì doanh nghiệp cũng không thể thành công. Nhiều NQT tại các DNLH hiện nay vẫn chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của yếu tố nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên sau khi tuyển dụng nhân sự, họ không quan tâm nhiều đến việc bố trí và sử dụng nhân lực. Điều đó dẫn đến doanh nghiệp không có nhu cầu đào tạo để phát triển nguồn lực của mình, cho rằng đào tạo gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, thậm chí họ cũng không quan tâm đến chế độ đãi ngộ nhân lực tốt để ngƣời lao động đặc biệt là NQT gắn bó với doanh nghiệp, khi cần họ có thể sa thải và tuyển dụng ngƣời mới.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới coi nguồn nhân lực là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp, đặc biệt rất coi trọng đội ngũ NQT. Các quốc gia coi nâng cao năng lực là hoạt động đầu tƣ chứ không phải là gánh nặng chi phí, nâng cao năng lực giúp cho NQT nhận thức sâu sắc hơn về mục tiêu và VHDN, có khả năng điều hành quản lý doanh nghiệp hƣớng tới thành công. Hoạt động nâng cao năng lực giúp cho NQT hiểu rõ trách nhiệm của mình. Năng lực NQT đƣợc nâng cao đồng nghĩa với KT-KN-TĐ đƣợc cải thiện, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có những thay đổi đáng kể.
NQT phải nhận thức đƣợc nâng cao năng lực không chỉ góp phần nâng cao chất lƣợng lao động đặc biệt là đội ngũ NQT hiện tại của DN mà còn giúp thu hút NQT giỏi
tiềm năng. Việc chú trọng phát triển NQT, tìm ra những ngƣời có nhiều tiềm năng để đào tạo, phát triển và bố trí họ vào những vị trí cao hơn sẽ là sự động viên tinh thần lớn, giúp NQT tận tâm hơn với công việc và cống hiến hết mình cho DN. Ngƣợc lại nếu không nâng cao năng lực NQT, các DNLH sẽ thƣờng xảy ra các vấn đề khủng hoảng về nhân lực khi áp lực công việc lớn, lƣợng KDL tăng nhanh, khi yêu cầu của thị trƣờng biến động. Vì vậy NQT tại các DNLH cần nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của hoạt động nâng cao năng lực bản thân trong doanh nghiệp mình và dành thời gian cũng nhƣ nguồn lực tƣơng xứng để đầu tƣ nâng cao năng lực bản thân.
NQT trong công tác quản lý điều hành DNLH cần đặt ở vị trí trung tâm trong mối quan hệ với nhân viên, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh, cũng nhƣ đối với các yếu tố biến động của môi trƣờng kinh doanh. Việt Nam là quốc gia bị ảnh hƣởng bởi cơ chế quan liêu, bao cấp, NQT trong các DNLH thƣờng không ý thức đƣợc và cũng không đƣợc tạo điều kiện để phát huy tốt nhất vai trò của mình trong các mối quan hệ trên khiến cho năng suất lao động, chất lƣợng công việc, hiệu quả kinh doanh của DN thấp. Ngày nay, NQT trong các DNLH cần đƣợc tạo mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành công việc của mình trong xu thế cạnh tranh và hội nhập. Hội đồng quản trị của DN cần tạo mọi cơ hội giúp đỡ NQT phát triển năng lực cá nhân, tham gia tích cực vào các chƣơng trình thăng tiến, đề bạt. Các DNLH cần phải không ngừng cung cấp các thông tin, tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NQT đƣợc tham gia một cách tích cực vào các chƣơng trình phát triển của DN. DN cần tạo cơ hội để NQT có cái nhìn đầy đủ, toàn diện về vai trò và vị trí hiện tại của mình trong DN, ý thức đƣợc tầm quan trọng của nâng cao năng lực bản thân trong hoạt động kinh doanh của DNLH.
4.3.2. Nâng cao một số kiến thức còn hạn chế của nhà quản trị
Theo kết quả điều tra, NQT tại các DNLH của Quảng Ninh vẫn còn hạn chế về các kiến thức bao gồm pháp luật/chính trị, văn hóa xã hội, môi trƣờng cạnh tranh và quản lý kinh tế. Một số NQT tại các DNLH của Quảng Ninh hiện nay còn có hiện tƣợng chƣa đoàn kết, cạnh tranh không lành mạnh, việc chi trả hoa hồng không thống nhất khiến việc hạ giá CTDL tạo kẽ hở cho DNLH nƣớc ngoài lợi dụng, hàng loạt dịch vụ theo CTDL bị giảm sút, chƣa đúng nhƣ theo cam kết với du khách. Việc thành lập doanh nghiệp gắn với việc cấp phép đang rất bất cập, kinh doanh trái phép, chủ các doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt xong lại tiếp tục làm sai, làm mất niềm tin vào sự công bằng môi trƣờng kinh doanh du lịch.
Để tăng cƣờng kiến thức pháp luật/ chính trị cho NQT tại các DNLH, các cơ quan chức năng, Bộ, ngành liên quan cần phát động chiến dịch nâng cao chất lƣợng hoạt động dịch vụ lữ hành chuyên nghiệp, chất lƣợng, uy tín, tập trung triển khai kế hoạch chấn chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành, hƣớng đến NQT lữ hành chuyên nghiệp, thân thiện với môi trƣờng, yêu nghề. DNLH cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật có liên quan nhƣ Luật Du lịch, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế, Luật Đất đai, Luật Đầu tƣ, Luật Đấu thầu, Luật Lao động, Luật Thƣơng mại,... Ngành du lịch cần “xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch” nhằm nâng cao ý thức của cá nhân NQT trong DNLH để họ nâng cao kiến thức văn hóa xã hội trong hoạt động của ngành.
Bên cạnh đó, các DNLH Quảng Ninh cũng phải nâng cao năng lực cho đội ngũ NQT về quản lý kinh tế, cạnh tranh trong điều kiện kinh doanh mới bằng việc nâng cao ứng dụng công nghệ mới, thƣờng xuyên tổ chức các khóa tập huấn sử dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý lữ hành, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Đặc biệt, các DNLH của Quảng Ninh cần liên kết cùng nhau phát triển, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng, chủ động chuẩn bị cho mình một chiến lƣợc nâng cao tính cạnh tranh. Trong đó, với xu hƣớng hội nhập và phát triển của cuộc CMCN 4.0, NQT tại các DNLH Quảng Ninh càng phải am hiểu luật pháp quốc tế, các cam kết và lộ trình mở cửa cho DNLH nƣớc ngoài; DNLH cần đánh giá đúng thực trạng tiềm lực của mình để có những chiến lƣợc liên doanh, liên kết đúng hƣớng, tìm cách củng cố và phát huy các lợi thế so sánh của chính doanh nghiệp trong điều kiện mở cửa thị trƣờng. Với thị phần lớn trong tổng doanh thu ngành du lịch, vai trò NQT của các DNLH không chỉ ảnh hƣởng đến quảng bá hình ảnh, góp phần nâng cao chất lƣợng du lịch mà còn liên quan đến các vấn đề bảo tồn văn hóa, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng.