các giờ dạy tập đọc các tác phẩm văn chương
1.5.1. Khảo sát thực trạng tạo hứng thú văn chương cho học sinh lớp 5 của giáo viên
a, Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 5 của GV để hiểu rõ hơn thực trạng của việc tạo hứng thú văn chương cho học sinh lớp 5 thông qua các giờ dạy tập đọc. Những hiểu biết này sẽ là cơ sở giúp chúng tôi đề xuất cách thức vận dụng một số PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học tập đọc cho HS nhằm tạo hứng thú văn chương cho học sinh lớp 5.
b, Đối tượng khảo sát
Do hạn chế về thời gian nên luận văn chỉ tiến hành khảo sát được toàn bộ GV dạy khối 5 của Trường Tiểu học Mỹ Đồng, trường Tiểu học Thiên Hương và trường Tiểu học Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
c, Cách thức và nội dung khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát theo các nội dung:
- Khảo sát mức độ hiểu biết về dạy học tập đọc của GV giảng dạy khối 5, trường Tiểu học Mỹ Đồng, Tiểu học Thiên Hương và Tiểu học Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Nội dung này được chúng tôi thực hiện bằng phiếu điều tra (xin xem phụ lục 1), kết hợp với phỏng vấn trực tiếp GV.
- Khảo sát sự nhận thức, sự quan tâm của GV lớp 5 về việc tạo hứng thú văn chương cho HS trong dạy học tập đọc.
- Dự giờ 6 tiết dạy tập đọc của 6 giáo viên dạy lớp 5 (mỗi bài dự 2 tiết để tiện so sánh đối chiếu).
Cách làm này giúp chúng tôi có những kết luận chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu.
d, Kết quả khảo sát
Kết quả khảo sát được chúng tôi tổng hợp bằng bảng sau:
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp về thực trạng dạy tập đọc tạo hứng thú văn chương cho học sinh lớp 5 (Xin xem phụ lục 3)
Qua kết quả khảo sát, qua theo dõi chuyên môn, dự giờ thăm lớp, phỏng vấn trực tiếp GV, chúng tôi có một vài nhận xét về ưu nhược điểm của thực trạng dạy tập đọc cho HS lớp 5 như sau:
Thực tế việc dạy tập đọc cho HS lớp 5 của các GV đã có nhiều đổi mới cả về phương pháp, hình thức tổ chức cũng như định hướng dạy học. Mặc dù dạy học theo PPDH, hình thức tổ chức dạy học nào thì việc dạy tập đọc vẫn luôn luôn đảm bảo được chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình.
Kết quả khảo sát cho thấy, trong dạy học nói chung, nhiều GV cũng đã
quan tâm đến hứng thú học tập của HS và nắm được vai trò của việc tạo hứng thú học tập cho HS trong quá trình dạy học tập đọc. Cụ thể, 100% GV nắm được những biểu hiện về hứng thú học tập của HS như tập trung lắng nghe trong giờ học, HS tích cực, hăng hái, bị lôi cuốn vào bài học, HS tích cực trao đổi nội dung bài học với thầy cô, với bạn, có khi hết giờ học HS còn trăn trở về nội dung bài học, về nhà HS tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. Kết quả khảo sát còn cho thấy, 100% GV hiểu rõ về vai trò của việc tạo hứng thú học tập cho HS là nhằm tạo ra động cơ học tập, tạo động lực giúp HS tự giác học tập một cách hiệu quả, làm tăng cường độ học tập, giúp HS học tập không thấy mệt mỏi, không để ý đến thời gian và việc hứng thú học tập còn làm tăng hiệu quả quá trình nhận thức, chiếm lĩnh tri thức, giúp HS nhanh hiểu bài và hiểu sâu sắc về bài học. Cùng với việc khảo sát vai trò của việc tạo hứng thú học tập cho HS, chúng tôi còn tiến hành khảo sát sự quan tâm của GV đến hứng thú văn chương của HS trong quá trình giảng dạy. Kết quả là 100% GV cho rằng HS có hứng thú văn chương biểu hiện ở lòng say mê, yêu thích các tác phẩm thơ ca, biểu hiện cảm xúc chăm chú lắng nghe, bị lôi cuốn khi học các tác phẩm văn chương, hứng thú trao đổi với bạn trong giờ học, hay biểu hiện thích đọc, ghi chép và ghi nhớ những câu văn, câu thơ mà mình yêu thích và một số những biểu hiện khác. Bên cạnh đó, 87.5% GV cho rằng HS có hứng thú văn chương biểu hiện các em ham mê đọc sách báo và thích nghe kể chuyện. Một kết quả khảo sát khác lại cho thấy 100% GV xác định được vai trò của việc dạy học tạo hứng thú văn chương cho HS như giúp các em yêu thích, say mê đọc các tác phẩm văn chương và thấy được cái hay, cái đẹp trong mỗi tác phẩm văn chương, qua đó giáo dục cho các em
những cảm xúc, tình cảm tốt đẹp, hơn nữa còn giúp các em có động lực tìm tòi, tiếp cận nhiều tác phẩm văn chương ngoài SGK…
Về phương pháp giảng dạy, hầu hết GV đều nắm vững mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt, dạy học bám sát nội dung, chương trình SGK, và ít nhiều cũng đã đầu tư cho việc nghiên cứu nội dung, lựa chọn PPDH và chuẩn bị PTDH cho mỗi bài dạy khi lên lớp. Kết quả khảo sát cho thấy, trên 75% GV đã nhận thức được các phương pháp hữu hiệu, tích cực có thể sử dụng để dạy học tập đọc nhằm tạo hứng thú văn chương cho HS lớp 5 như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp hợp tác nhóm, phương pháp luyện tập theo mẫu,... Ngoài ra, một số GV còn vận dụng các phương pháp dạy học tập đọc khác giúp khơi dậy và nuôi dưỡng lòng đam mê, yêu thích văn chương của HS nhưng số lượng chưa nhiều (37.5%). Việc khảo sát còn giúp chúng tôi nhận thấy, 100% cán bộ quản lý, GV nhận thức đúng về mục đích, nội dung, PPDH tập đọc nhằm tạo hứng thú văn chương cho HS và 100% GV cho rằng đều nhận được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của nhà trường đối với các hoạt động dạy học.
Về hạn chế: Một số GV vẫn còn chưa thực sự hiểu rõ về nội dung của
phân môn Tập đọc, chưa thực sự quan tâm, đầu tư giảng dạy để tạo hứng thú văn chương cho HS. Kết quả khảo sát cho thấy, trong dạy học tập đọc cho HS lớp 5, 100% GV có sử dụng các PTDH như giáo án điện tử, tranh ảnh, video clip, phiếu học tập… nhưng chưa thường xuyên. Đặc biệt, 100% GV đều gặp khó khăn trong dạy học tập đọc khi chưa có nhiều thời gian để đầu tư cho bài giảng để đạt hiệu quả cao nhất, chưa dành nhiều thời gian tìm tòi, lựa chọn PPDH phù hợp để lôi cuốn HS yêu thích, đam mê với các tác phẩm văn chương. Đa số các GV còn lệ thuộc vào hướng dẫn trong sách thiết kế bài giảng, sách giáo viên, hay những giáo án có sẵn, chỉ một số ít GV thực sự đầu tư cho bài giảng của mình, 100% GV cho rằng một số phương tiện, tài liệu tham khảo chưa đầy đủ để phục vụ việc dạy học tập đọc đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, 50% GV cho rằng việc dạy học tập đọc còn gặp hạn chế do thiếu sự
quan tâm, phối hợp từ phía phụ huynh học sinh. 87.5% GV cho rằng họ chưa được cập nhật bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên nên phương pháp dạy học còn chưa phong phú. Ngoài ra, 43.7% GV cho rằng sĩ số HS trong lớp khá đông gây khó khăn trong việc tổ chức dạy học và 63% GV nhận thấy HS thiếu hứng thú học tập phân môn Tập đọc,… Điều đó dẫn đến nhiều hạn chế cho GV trong việc khai thác nội dung mỗi tác phẩm văn chương, khai thác những thông điệp mà các tác giả muốn lan tỏa. Những câu văn, câu thơ hay và nghệ thuật ngôn từ thể hiện qua các câu văn, câu thơ đó cũng gần như chỉ được khai thác ở mức nhận diện, liệt kê mà chưa đi sâu khai thác để chạm tới cảm xúc của HS nên gần như chưa có sức lôi cuốn các em đến với tình yêu văn chương.
1.5.2. Khảo sát hứng thú văn chương của học sinh lớp 5 qua giờ học tập đọc
a, Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng học tập của HS để hiểu rõ hơn khả năng hiểu biết về việc học tập đọc của HS lớp 5; thấy được những biểu hiện của HS về sự hứng thú với các tác phẩm văn chương; những thuận lợi và khó khăn của HS trong việc tiếp nhận kiến thức về các tác phẩm văn học. Qua ý kiến phản hồi
của HS, nắm bắt thêm phương pháp giảng dạy các giờ tập đọc của GV. Kết
quả khảo sát làm cơ sở giúp chúng tôi đề xuất các biện pháp dạy học tập đọc nhằm tạo hứng thú văn chương cho HS lớp 5 giúp nâng cao hiệu quả dạy học các giờ tập đọc.
b, Đối tượng khảo sát
Do hạn chế về thời gian, luận văn mới chỉ lựa chọn được 540 HS khối 5, trường Tiểu học Mỹ Đồng, trường Tiểu học Thiên Hương và trường Tiểu học Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng làm đối tượng khảo sát.
Chúng tôi tiến hành khảo sát theo 3 nội dung:
- Khảo sát về sự yêu thích, đam mê những tác phẩm văn chương của HS.
- Khả năng hiểu và cảm thụ những tác phẩm văn chương ở lớp 5.
- Khảo sát thông tin phản hồi của HS về PPDH tập đọc của toàn bộ GV giảng dạy khối lớp 5, trường Tiểu học Mỹ Đồng, Tiểu học Thiên Hương và Tiểu học Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Các nội dung trên được chúng tôi thực hiện bằng phiếu điều tra (xin xem phụ lục 2) kết hợp với phỏng vấn trực tiếp HS lớp 5, trường Tiểu học Mỹ Đồng, Tiểu học Thiên Hương và Tiểu học Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.
d, Kết quả khảo sát
Kết quả khảo sát được chúng tôi tổng hợp bằng bảng sau:
Bảng 1.2. Tổng hợp ý kiến phản hồi của học sinh lớp 5 về mức độ hứng thú với các tác phẩm văn chương (Xin xem phụ lục 4)
Từ kết quả khảo sát trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:
Mặt mạnh: Đa số HS thích học phân môn Tập đọc, cụ thể là 56.1% HS
thích và rất thích học tập đọc, 38.9% HS tỏ ra không ghét cũng không yêu thích phân môn này. Trong các thể loại bài tập đọc, đa phần các em thích đọc các thể loại thơ, văn xuôi, kịch, cụ thể: văn xuôi 29.1%, thơ 23%, kịch 10.4%, cả bốn thể loại trên là 20.7%, chỉ có 4.8% HS thích các thể loại khác. Trong đó, 55.5% HS có cảm xúc hào hứng, vui sướng khi được học bài tập đọc là một văn bản nghệ thuật. 85.4% HS cho rằng những bài đọc trong SGK hiện nay có nội dung gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc. Điều đó chứng tỏ đa số các em rất hứng thú đối với các giờ học tập đọc, đặc biệt là những bài đọc là văn bản nghệ thuật.
Mặt hạn chế: Kết quả khảo sát còn cho thấy, hiện nay vẫn còn 44.5%
thích thú với phân môn này nên còn 14.6% HS cho rằng nội dung bài đọc chưa thật gần gũi và một số bài có nội dung quá dài; 60.4% HS còn cảm thấy gặp khó khăn khi học tập đọc, với các nguyên nhân: vì cảm thấy áp lực khi trả lời các câu hỏi đọc hiểu; vì giờ học căng thẳng, nhàm chán; vì kĩ năng đọc còn chưa tốt hoặc khó khăn vì những lí do khác. Trong những giờ học tập đọc tác phầm văn chương, 64.3% HS phát biểu xây dụng bài song mức độ thỉnh thoảng hoặc rất hiếm khi. Bên cạnh đó, nhiều HS cho rằng, trong giờ học tập đọc, thầy cô cũng đã cố gắng tạo không khí giờ học vui vẻ và giúp các em cảm thấy hứng thú với các tác phẩm văn chương, nhưng không ít HS cho rằng, các giờ học diễn ra một cách dập khuôn và nhàm chán khi GV chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp được lặp đi lặp lại từ bài học này sang bài học khác để dạy cho HS. Một kết quả khảo sát khác cho thấy, khi dạy học những tác phẩm văn học trong phân môn Tập đọc, 35.2% GV chỉ sử dụng SGK làm PTDH hoặc rất hiếm khi sử dụng các PTDH như giáo án điện tử, tranh ảnh, video clip, phiếu học tập, 31.5% GV có sử dụng kết hợp nhiều PTDH như giáo án điện tử, tranh ảnh, video clip, phiếu học tập…nhưng chưa thường xuyên. Còn HS trong quá trình học chỉ tập trung trả lời các câu hỏi có trong SGK mà ít quan tâm đến các giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật hay nhiều điều thú vị khác mà mỗi tác phẩm văn chương đem lại, nên rất khó có thể khơi dậy và nuôi dưỡng đam mê văn chương ở các em.
1.5.3. Nguyên nhân của thực trạng
- Về nội dung chương trình: Chương trình và SGK hiện nay chưa phải
là chương trình mở nên chưa tạo điều kiện cho GV và HS lựa chọn văn bản. GV có khi phải dạy nhưng văn bản mà họ không thích, thậm chí không hiểu. Còn HS thì phải học một số văn bản mà các em cho là ít có ý nghĩa với cuộc sống của mình. Vì vậy, hiệu quả dạy tập đọc các văn bản văn học chưa cao. Bên cạnh đó một số bài tập, câu hỏi trong SGK hiện nay chưa phù hợp, chưa giúp HS hứng thú nói những gì các em nhìn thấy, cảm nhận, suy nghĩ, đánh
giá; chưa kích thích khả năng suy luận, liên tưởng, liên hệ nội dung của tác phẩm với kiến thức, trải nghiệm cá nhân; chưa giúp các em biết chia sẻ những thay đổi về quan điểm đối với cuộc sống....
- Bộ, Sở, Phòng ban và Nhà trường đã chú ý đến việc tập huấn cho GV
hàng năm, nhưng chủ yếu tập trung nhiều đến chương trình GDPT 2018 đối với các khối lớp thực hiện thay SGK mới, mà ít quan tâm bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên cho khối 5, nên việc làm thế nào hình thành và nuôi dưỡng hứng thú văn chương của HS thông qua các giờ học tập đọc cũng có nhiều hạn chế.
- Về đội ngũ giáo viên: GV là một trong những nhân tố quyết định sự
thành công trong quá trình dạy học. Thực tế khảo sát cho thấy việc dạy tập đọc lớp 5 ở trường tiểu học trong thời gian vừa qua đã có nhiều đổi mới và đảm bảo được chuẩn kiến thức, kĩ năng. Tuy nhiên, vẫn có một số GV ngại đổi mới, các biện pháp, các kĩ thuật dạy học tích cực chủ yếu được thực hiện trong các kì thi GV giỏi, các tiết học chuyên đề,... Mặt khác, CSVC, các PTDH hiện nay ở một số trường chưa hỗ trợ cho việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt. Chính vì vậy, HS chưa thực sự hứng thú với mỗi giờ học, các em chưa mạnh dạn, tự tin, thích thú khi tham gia các hoạt động học tập trong phân môn Tập đọc.
- Nguyên nhân khác: Do điều kiện hoàn cảnh gia đình mà một số HS
chưa thực sự được sự quan tâm của cha mẹ nên việc học tập ở nhà còn hạn chế. Các sách, báo, truyện,…giúp các em đọc mở rộng rất ít, gần như không có, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu và đam mê văn chương của các em.
Tiểu kết chương 1
Tạo hứng thú văn chương cho học sinh thông qua các giờ dạy tập đọc là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giáo dục nhất là trong giai đoạn hiện nay, giáo dục đòi hỏi hình thành nên những nhân cách phát triển toàn diện hướng con người đến sự tổng hòa của Chân - Thiện - Mĩ. Trên cơ sở hệ thống những kiến thức về lí luận dạy học tạo hứng thú như: khái niệm hứng thú, sự hình thành hứng thú, vai trò của hứng thú, dạy học tạo hứng thú văn chương,…Chương 1 đã phân tích, đánh giá được khả năng nhận thức và thực trạng dạy học tập đọc tạo hứng thú văn chương cho học sinh lớp 5 của GV, đánh giá được sự hứng thú và khả năng hình thành hứng thú văn chương của