Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo hứng thú văn chương cho học sinh lớp 5 qua phân môn tập đọc (Trang 76 - 119)

3.5.1. Kết quả học tập của học sinh

Chúng tôi đã tiến hành dạy TN trên đối tượng HS của 3 lớp 5, với 3 bài TN đều là phân môn Tập đọc lớp 5. Kết quả thu được như sau:

Bài thực nghiệm 1: Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo) (SGK TV5, tập 1, trang 29). Chi tiết giáo án thực nghiệm thể hiện ở phụ lục 6.

Câu hỏi kiểm tra trong thời gian 10 phút như sau:

Câu 1: Em cảm nhận điều gì sau khi học xong bài tập đọc Lòng dân? Câu 2: Trong bài tập đọc em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

Sau khi kiểm tra, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả bài thực nghiệm 1

Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % TN 109 72 66,1 34 31,2 3 2,7 ĐC 108 63 58,3 40 37,1 5 4,6

Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả bài TN 1, chúng tôi thấy: Về kết quả

HS đạt mức Hoàn thành, tỉ lệ lớp TN là 31,2% còn lớp ĐC là 37,1%. Ở lớp

TN, tỉ lệ HS có kết quả Hoàn thành tốt (66,1%) cao hơn lớp ĐC (58,3%). Kết quả HS Chưa hoàn thành ở lớp TN là 2,7%, trong khi đó, lớp ĐC tỉ lệ HS Chưa hoàn thành là 4,6%, cao hơn lớp TN. Từ các số liệu đó cho thấy, kết quả học tập của các lớp TN cao hơn kết quả học tập của các lớp ĐC.

Bài thực nghiệm 2: Tập đọc: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

(SGK TV5, tập 1, trang 69). Chi tiết giáo án thực nghiệm thể hiện ở phụ lục 6.

Câu hỏi kiểm tra trong thời gian 10 ph út như sau:

Câu 1: Bài thơ nói lên điều gì?

Câu 2: Trong bài thơ có những hình ảnh so sánh và nhân hóa nào?

Qua kiểm tra, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp kết quả bài thực nghiệm 2

Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % TN 109 78 71,6 30 27,5 1 0,9 ĐC 108 65 60,2 40 37,0 3 2,8

Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm 2, chúng tôi thấy ở lớp TN, tỉ lệ HS đạt mức Hoàn thành tốt cao (71.6%), trong khi đó HS đạt mức Chưa hoàn thành chiếm tỉ lệ thấp (0,9%). Ở lớp ĐC, tỉ lệ HS đạt mưa Hoàn thành tốt thấp hơn (60,2%), ngược lại, tỉ lệ HS ở mức Chưa hoàn thành cao hơn lớp TN (2,8%). Kết quả HS đạt mức Hoàn thành ở lớp TN là 27,5%, ở lớp ĐC là 37,0%.

Bài thực nghiệm 3: Tập đọc: Mùa thảo quả (SGK TV5, tập 1, trang 113). Chi tiết giáo án thực nghiệm thể hiện ở phụ lục 6.

Câu hỏi kiểm tra trong thời gian 10 phút như sau:

Câu 1:Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn 1 có gì đặc biệt ?

Câu 2: Bài tập đọc giúp em cảm nhận được nội dung gì ?

Sau khi kiểm tra, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp kết quả bài thực nghiệm 3

Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % TN 109 79 72,5 29 26,6 1 0,9 ĐC 108 65 60,2 40 37,0 3 2,8

Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm 3, chúng tôi thấy mức Hoàn thành tốt ở lớp thực nghiệm chiếm tỉ lệ cao (72,5%). Trong khi đó, HS đạt mức Chưa hoàn thành ở lớp TN có tỉ lệ thấp (0,9%), ngược lại, lớp ĐC có tỉ lệ HS ở mức Chưa hoàn thành cao hơn (2,8%).

Từ việc phân tích các kết quả thực nghiệm trên, chúng tôi khẳng định kết quả học tập ở lớp TN cao hơn kết quả học tập của lớp ĐC. Như vậy, bước đầu có thể khẳng định một số biện pháp vận dụng vào dạy học tập đọc các tác

phẩm văn học ở lớp 5, nhằm tạo hứng thú văn chương cho HS mà luận văn đưa ra ở lớp TN có ưu thế và khả quan hơn lớp ĐC.

3.5.2. Về mức độ hoạt động của học sinh trong giờ học

Mức độ hoạt động của HS trong giờ học là một tiêu chí quan trọng cần đạt được trong quá trình TN. Qua quá trình TN, chúng tôi thấy mức độ hoạt động của HS trong giờ học được thể hiện ở các lớp TN và lớp ĐC như sau:

- Đối với lớp thực nghiệm: Qua dự giờ và quan sát, chúng tôi thấy GV

đóng vai trò là người tổ chức, điều hành các hoạt động học tập, HS luôn chủ động tham gia các hoạt động học tập một cách thoải mái, hào hứng. Các em tích cực, tự giác tìm tòi, khám phá tri thức trong suốt thời gian giờ học diễn ra mà không có biểu hiện của sự mệt mỏi, chán nản.

Nội dung bài dạy TN được thể hiện cụ thể, chi tiết trong giáo án do chúng tôi thiết kế. Kiến thức các bài học truyền tải tới các em một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Các hoạt động dạy học được thiết kế nhằm lấy HS làm trung tâm, không áp đặt, không để HS tiếp thu kiến thức thụ động, một chiều từ phía thầy cô. Các PPDH và HTDH tích cực được tích hợp trong mỗi bài dạy cùng với sự hỗ trợ hiệu quả của các phương tiện dạy học giúp cho các giờ học diễn ra sinh động, nhịp nhàng và trong bầu không khí vui vẻ, thoải mái. HS hăng hái, tự tin tham gia các hoạt động học tập và tích cực tương tác trong suốt giờ học.

- Đối với lớp đối chứng: GV ở lớp ĐC dạy theo các giáo án do GV tự

thiết kế. Qua dự giờ và quan sát, chúng tôi thấy các giờ dạy tập đọc được tổ chức một cách đơn điệu. GV thường truyền thụ kiến thức một chiều cho HS mà thiếu sự tương tác từ phía HS. Do đo, HS ít được chủ động tham gia vào các hoạt động học tập mà chỉ thụ động tiếp nhận kiến thức. Vì vậy, giờ học diễn ra chưa sôi nổi, HS chỉ thỉnh thoảng tham gia đọc bài và trả lời một số câu hỏi của GV trong bầu không khí trầm lắng. Bên cạnh đó, qua quan sát, chúng tôi thấy các em có những biểu hiện chưa hứng thú trong học tập, các

em còn tỏ ra mệt mỏi và không tập trung vào bài giảng của GV. Các câu trả lời của các em chưa thật sự đầy đủ, khi được mời đọc bài, các em còn thiếu tự tin và không cảm thấy thích thú. Nhìn chung ở các lớp ĐC, số HS yêu thích phân môn Tập đọc chưa nhiều. Và chúng tôi cũng chưa nhận thấy ở các em những biểu hiện của sự yêu thích và niềm say mê với các tác phẩm văn chương mà các em được học. Ngược lại, không ít HS còn có biểu hiện chán nản và làm việc riêng trong giờ học, do các em ít có cơ hội tham gia vào các hoạt động học tập phong phú. Chính vì vậy, sau mỗi giờ học, khả năng ghi nhớ nội dung bài của các em còn hạn chế.

Qua kết quả TN thu được, chúng tôi thấy ở các lớp TN có kết quả học tập và mức độ hoạt động học tập của HS trong giờ học cao hơn các lớp ĐC. Điều đó chứng tỏ các biện pháp chúng tôi đề xuất đã đem lại hiệu quả trong dạy học Tập đọc lớp 5, tạo điều kiện cho các em yêu thích môn học, có niềm say mê với văn chương, từ đó tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.

3.5.3. Về mức độ hứng thú học tập của học sinh

Hứng thú học tập có vai trò vô cùng quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả học tập của HS, giúp các em giảm căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy quá trình học tập. Hứng thú là phương tiện để nâng cao chất lượng giảng dạy của GV. Do vậy, sau các tiết dạy TN, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của HS về bài học để đánh giá mức độ hứng thú học tập của các em, kết quả như sau:

Bảng 3.5. Mức độ hứng thú học tập của HS lớp TN và lớp ĐC Nhóm lớp Tổng số HS Mức độ hứng thú Rất thích Thích Không thích Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Thực nghiệm 109 89 81,7 19 17,4 1 0,9 Đối chứng 108 73 67,6 32 29,6 3 2,8

Từ kết quả trên, chúng tôi biểu diễn bằng biểu đồ cột để thấy sự khác nhau về mức độ hứng thú của lớp TN và lớp ĐC:

Biểu đồ: 3.1. So sánh mức độ hứng thú học tập của HS lớp TN và lớp ĐC

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, mức độ hứng thú đối với bài học của HS nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC có sự khác nhau rõ rệt. Ở nhóm lớp TN, HS rất thích và thích học bài chiếm tỉ lệ rất cao (rất thích 81,7%, thích 17,4%). Hầu hết các em đều phấn khởi, hào hứng, tự tin sau bài học, số HS không thích bài học chiếm tỉ lệ rất ít (0,9%). Trong khi đó, tỉ lệ HS rất thích và thích của nhóm lớp ĐC lại thấp hơn (rất thích 67,6%, thích 29,6%); số HS tỏ ra không hứng thú với bài học chiếm tỉ lệ cao hơn (2,8%).

Qua quan sát các tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy các em thể hiện rõ thái độ hào hứng, nét mặt vui tươi, phấn khởi khi được tham gia vào các hoạt động học tập sinh động do GV tổ chức dưới nhiều hình thức dạy học tích cực, phong phú nhằm chiếm lĩnh kiến thức như: Khởi động bài học, Trò chơi học tập, Thảo luận và hợp tác nhóm, xem các video clip, hình ảnh minh họa... Nhiều khi HS được đặt vào tình huống học tập có vấn đề, các em tỏ ra tập trung để tìm cách giải quyết vấn đề và cảm thấy vui sướng khi tự mình giải quyết được vấn đề đó. Và các em cảm thấy hãnh diện và thích thú khi nhận được lời động viên, khen ngợi từ bạn bè, thầy cô.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Rất thích Thích Không thích Lớp TN Lớp ĐC

Cùng một bài học với điều kiện và thời điểm học tập như nhau nhưng ở các lớp ĐC, không khí học tập kém sôi nổi hơn các lớp TN. HS lớp ĐC chưa hứng thú học tập do các em cảm thấy giờ học nhàm chán, dập khuôn quen thuộc. Hoạt động nhóm chưa thật hiệu quả vì cách tổ chức hoạt động nhómcòn mang tính hình thức khiến HS cảm thấy áp lực. Ở một số tiết ĐC, chúng tôi quan sát thấy nhiều em không giơ tay phát biểu, có em còn tỏ ra thờ ơ, không tập trung khi nghe thầy cô giảng bài. Cách thức một số thầy cô giảng dạy chưa thật sự lôi cuốn, hấp dẫn, các phương pháp và HTDH còn đơn điệu, chưa linh hoạt và phong phú, GV chưa thực sự quan tâm đến việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tạo động lực học tập cho HS. Việc sử dụng các PTDH ở các tiết ĐC còn chưa hiệu quả do một số GV chưa đầu tư khai thác tranh ảnh, video clip hay thiết kế các bài giảng điện tử để giúp HS cảm thấy giờ học thú vị hơn. Ngoài ra, để đảm bảo thời lượng tiết học, một số GV còn chỉ tập trung chú ý đến những em khá, giỏi mà chưa bao quát hết các đối tượng HS trong lớp học.

Kết quả trên cho thấy, để mang lại kết quả học tập tốt trong mỗi giờ dạy tập đọc, GV phải khéo léo tổ chức các tiết học thật sôi nổi, hào hứng nhằm lôi cuốn các em. GV cần vận dụng mềm dẻo, sáng tạo các phương pháp và HTDH một cách phong phú và hiệu quả, cho HS được chủ động tham gia các hoạt động học tập, lôi cuốn các em vào việc giải quyết vấn đề. GV cần động viên, khích lệ và khen thưởng kịp thời giúp HS mạnh dạn tự tin chiếm lĩnh tri thức, qua đó nhằm tạo hứng thú học tập cho HS trong mỗi giờ học.

3.6. Nhận xét chung

Mặc dù quá trình thực nghiệm chỉ qua 3 bài dạy trong SGK nhưng qua phân tích và đánh giá các kết quả thực nghiệm, có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Thứ nhất, nhìn chung, số HS lớp 5 có hứng thú với tác phẩm văn

chương chưa nhiều, HS còn cảm thấy gặp khó khăn và căng thẳng khi học tập đọc.

- Thứ hai, việc vận dụng các biện pháp đúng đắn vào dạy học tập đọc lớp 5 đã tạo được hứng thú văn chương cho HS, các em tích cực học tập, nhiều em còn cảm nhận tốt về giá trị nghệ thuật trong tác phẩm.

- Thứ ba, dạy học tập đọc lớp 5 cần phối hợp linh hoạt các biện pháp

tạo hứng thú văn chương cho HS, tùy thuộc vào từng bài học và đối tượng HS mà GV lựa chọn các biện pháp dạy học tập đọc phù hợp.

- Thứ tư, sau quá trình tác động các biện pháp tạo hứng thú văn chương

cho HS lớp 5, chất lượng học tập và hứng thú văn chương của HS được nâng cao. Qua đó khẳng định tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Như vậy, TN sư phạm cho thấy việc đề ra các biện pháp dạy học tập đọc lớp 5 nhằm tạo hứng thú văn chương cho HS là một việc làm có hiệu quả.

Tiểu kết chương 3

Để kiểm chứng, đánh giá mức độ khả thi và hiệu quả của các biện pháp nhằm tạo hứng thú văn chương cho HS lớp 5 qua phân môn Tập đọc như đã được đề xuất ở chương 2, luận văn tiếp tục tiến hành hoạt động thực nghiệm sư phạm một cách trực tiếp với HS lớp 5 của các trường Tiểu học Mỹ Đồng, Tiểu học Thiên Hương, Tiểu học Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Trong quá trình dạy học, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch TN một cách cụ thể, chi tiết và trao đổi thống nhất về phương pháp, quy trình tiến hành TN với các đồng chí GV của các nhà trường đã giúp chúng tôi làm TN.

Chúng tôi tiến hành hệ thống hóa, tổng hợp thành các bảng số liệu sau đó tiến hành lập biểu đồ so sánh và phân tích cụ thể về kết quả thu được sau hoạt động TN. Kết quả TN ở các lớp TN trong so sánh tương quan với các lớp ĐC đã cho thấy rằng: việc vận dụng đa dạng và linh hoạt các PP, KTDH tích cực đã góp phần tạo HTVC cho HS, đồng thời giúp HS có biểu hiện yêu thích các tác phẩm văn chương, tích cực tìm hiểu cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Điều này cho thấy, các biện pháp mà chúng tôi đề xuất hoàn toàn có thể sử dụng trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 trên phạm vi rộng, nhằm tạo HTVC cho HS.

KẾT LUẬN

Đề tài “Tạo hứng thú văn chương cho học sinh lớp 5 qua phân môn

Tập đọc” với mục đích tìm ra các biện pháp dạy học tập đọc lớp 5 nhằm tạo

hứng thú văn chương cho HS và đưa ra những định hướng cụ thể giúp GV có thể vận dụng vào thực tiễn giảng dạy tập đọc lớp 5, làm cho quá trình dạy học trở nên hiệu quả hơn.

Sau quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu được một số kết quả sau:

1, Đề tài đã khái quát hóa được một số vấn đề lí thuyết có liên quan đến dạy học tạo hứng thú như: khái niệm về hứng thú, vai trò, cấu trúc và sự hình thành hứng thú; cùng với các vấn đề về tác phẩm văn chương và đặc điểm của tác phẩm văn chương trong chương trình tiểu học,... nhằm xác lập cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu.

2, Khảo sát, đánh giá được thực trạng tạo hứng thú văn chương cho học sinh lớp 5 qua các giờ dạy tập đọc ; đánh giá được mặt mạnh và mặt hạn chế của giáo viên và học sinh khi dạy và học tập đọc nhằm tạo hứng thú văn chương. Xác định đúng nguyên nhân của thực trạng, lấy đó làm căn cứ thực tiễn để đề xuất các biện pháp trong giảng dạy.

3, Căn cứ vào những cơ sở lí luận và thực tiễn đã phân tích, làm rõ, luận văn đã xác định được ba nguyên tắc và đề xuất sáu biện pháp nhằm tạo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo hứng thú văn chương cho học sinh lớp 5 qua phân môn tập đọc (Trang 76 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)