Khơi dậy những hiểu biết sẵn có và sở thích tìm tòi, khám phá kiến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo hứng thú văn chương cho học sinh lớp 5 qua phân môn tập đọc (Trang 41 - 46)

thức lịch sử, địa lý của học sinh

2.2.2.1. Dựa vào những hiểu biết và sở thích tìm tòi, khám phá kiến thức lịch sử của học sinh

Ở lứa tuổi HS tiểu học các em ít nhiều đã tích lũy được vốn kiến thức về lịch sử. Đặc biệt đối với HS lớp 5 là lớp học cuối cấp, ngoài những hiểu biết tích lũy được từ trải nghiệm thực tiễn cuộc sống các em còn được bồi dưỡng kiến thức lịch sử thông qua các hoạt động học tập các môn học. Hơn nữa từ lớp 4 các em đã bắt đầu được học môn Lịch sử nên sang đến lớp 5, các em đã có những kiến thức sâu sắc hơn về những nhân vật lịch sử và những

cống hiến của họ cho dân tộc. Từ đó, các em càng dễ dàng được bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về lịch sử dân tộc. Và cũng từ những hiểu biết vốn có ấy càng khơi dậy ở các em nhu cầu muốn tìm tòi, khám phá nhiều hơn nữa những kiến thức lịch sử trong kho tàng lịch sử dân tộc. Trong chương trình phân môn Tập đọc lớp 5, một số văn bản văn học sử dụng trong chương trình không những giúp HS rèn các kỹ năng đọc hiểu, mà qua đó, các em còn được bồi dưỡng kiến thức lịch sử như bài thơ Ê-mi-li, con… [31, tr.49], trích đoạn kịch Người công dân số Một [32, tr.4, tr.10], Thái sư Trần

Thủ Độ [32, tr.15], Trí dũng song toàn [32, tr.25],… Vì vậy, người GV cần

phải biết cách tổ chức các HĐDH, thiết kế nội dung bài giảng đảm bảo vừa khai thác vốn hiểu biết của HS vừa đáp ứng nhu cầu khám phá kiến thức lịch sử của các em thông qua mỗi bài học, từ đó mới hình thành ở các em sự hứng thú với bài học và hứng thú với tác phẩm văn chương mà các em được học.

Ví dụ: Bài thơ Ê - mi - li, con… [31, tr.49] của nhà thơ Tố Hữu viết năm 1965 thể hiện nỗi xúc động trước hành động anh hùng của Mo-ri-xơn – một công dân nước Mĩ: Buổi tối ngày 02-11-1965, tại Washingtơn, ngay trước cửa Lầu Năm Góc, tòa nhà của Bộ Quốc phòng Mĩ, anh Mo-ri-xơn, 31 tuổi, ôm chặt con gái Ê-mi-li mới 18 tháng tuổi vào ngực, sau khi hôn con lần cuối cùng, anh tẩm xăng vào người mình, châm lửa tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam. Đó là một sự kiện lịch sử đã gây xúc động hàng triệu trái tim người Mĩ và người dân trên toàn thế giới. Hành động của anh đã khơi dậy làn sóng phản đối mạnh mẽ cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mĩ ở Việt Nam. Để khơi dậy sở thích tìm tòi vốn kiến thức lịch sử

của HS, GV có thể nêu câu hỏi như đang trò chuyện với các em HS: Em biết

gì về cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ ở Việt Nam? Khi đó, các em

sẽ cảm thấy khá hứng thú và muốn được nói lên những hiểu biết của mình biết về cuộc chiến tranh của đế quốc Mĩ ở Việt Nam. Chẳng hạn đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mĩ; Đế quốc Mĩ gây ra cuộc chiến tranh này và đã giết chết rất nhiều người dân vô tội ở cả Việt Nam và Mĩ; Rất nhiều

người dân trên thế giới lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ ở Việt Nam. Từ những sự hiểu biết ấy của học trò, giáo viên có thể dẫn dắt các

em vào bài học: “Chiến tranh ở Việt Nam đã kết thúc được hơn bốn thập kỉ,

nhưng những câu chuyện lên án và phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mĩ ở Việt Nam vẫn còn mãi. Đặc biệt, có những con người với hành động cao cả, dám hi sinh bản thân mình để bảo vệ chính nghĩa. Vậy câu

chuyện xúc động đó ca ngợi ai? Bài tập đọc hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng

tìm hiểu điều đó qua bài thơ Ê - mi - li, con… của nhà thơ Tố Hữu.” Lúc này,

các em sẽ chủ động tập trung vào bài học, tập trung vào đọc hiểu tác phẩm với mong muốn khai thác, chiếm lĩnh những kiến thức lịch sử bổ ích vì sở thích của bản thân. Nhờ vậy, rõ ràng các em đã được khơi dậy cảm hứng với tác phẩm văn chương được tiếp cận, có cảm xúc tích cực về cái hay, cái đẹp

mà tác phẩm đó đem lại. Ở hoạt động tìm hiểu nội dung bài GV cần tập trung

làm rõ kiến thức ở câu hỏi 2 trong bài: Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc

chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ? HS đọc thầm khổ thơ 2 trong bài

và dựa vốn hiểu biết để nêu ý trả lời: Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ vì đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nhân đạo. GV nêu câu hỏi để học sinh tiếp tục đọc hiểu và khai thác nội dung bài:

Bạn nào có thể giúp cô tìm chi tiết trong bài cho thấy tội ác của đế quốc Mĩ

và làm rõ cuộc chiến tranh phi nghĩa đó? Các em sẽ tìm hiểu qua khổ thơ 2

để nêu được: đế quốc Mĩ mang B52, napan, hơi độc đến Việt Nam, đốt nhà thương, trường học, giết trẻ em, giết những cánh đồng xanh, giết những dòng

sông của thơ ca nhạc họa. Như vậy, từ việc hiểu rõ nhu cầu khám phá, chiếm

lĩnh kiến thức lịch sử của HS mà GV đưa ra được các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài phù hợp, khiến các em không hề có sự xao nhãng, mà ngược lại rất hứng thú và tích cực đọc hiểu tác phẩm để tiếp tục lĩnh hội tri thức từ bài học. Hay nói cách khác, GV đã tạo cho các em niềm say mê, yêu thích tác phẩm văn chương mà mình được học. Từ đó, góp phần giúp các em hiểu sâu sắc nội

dung câu chuyện và giáo dục cho các em lòng yêu nước, tự hào về lịch sử dân tộc mình.

2.2.2.2. Dựa vào những hiểu biết và sở thích tìm tòi, khám phá kiến thức địa lý của học sinh

Bên cạnh những kiến thức về lịch sử, học sinh lớp 5 cũng có vốn kiến thức nhất định về địa lí giúp hỗ trợ cho HS rất nhiều khi học những tác phẩm văn học. Trong một giờ học tập đọc lại được bồi dưỡng kiến thức địa lí sẽ tạo ra cho các em hứng thú không hề nhỏ với giờ học đó. Các em hứng thú vì được tìm tòi, khám phá để hiểu sâu sắc về kiến thức địa lí thông qua nội dung bài tập đọc từ đó thúc đẩy quá trình nhận thức của HS và nâng cao hiệu quả dạy học. Chương trình Tập đọc lớp 5 có rất nhiều bài có nội dung viết về thiên nhiên, cuộc sống của con người ở các vùng, miền, địa phương với

những nét đặc trưng riêng như tác phẩm Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

[31, tr.69], Đất Cà Mau [31, tr.89], Mùa thảo quả [31, tr.113], Cao Bằng [32, tr.41], …

Ví dụ: Khi học bài tập đọc Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà [31, tr.69], các em HS dường như được theo chân nhà thơ Quang Huy đến thăm dòng sông Đà, tỉnh Hòa Bình để thấy được vẻ đẹp thiên nhiên kì vĩ của sông Đà, của ánh trăng; đồng thời cảm nhận được sự hòa quyện, gắn bó của thiên nhiên với con người. Qua bài học, các em được tìm hiểu rõ hơn về vị trí địa lí của sông Đà, của công trình thủy điện Hòa Bình, và hình ảnh chiếc đập thủy điện Hòa Bình giúp các em thấy được sức mạnh của con người chinh phục thiên thiên và thiên nhiên phục vụ con người. Từ đó, các em được tích lũy thêm cho mình vốn kiến thức địa lí, và cảm thấy tự tin, hứng thú hơn với quá trình học tập, do đó giúp các em nảy sinh hứng thú với tác phẩm thơ mà mình được học.

Vậy làm thế nào để đạt được mục tiêu đó của bài học? Trước hết GV cần chuẩn bị chu đáo cho bài học, ngoài việc thiết kế các HĐDH, GV cần sưu

tầm tư liệu ảnh và video ngắn về dòng sông Đà, chiếc đập thủy điện Hòa Bình và công trình thủy điện Hòa Bình. Ngay sau phần khởi động bài học (có thể là một bài hát), giáo viên đưa lên màn hình bức ảnh về chiếc đập thủy điện Hòa

Bình cho học sinh quan sát rồi hỏi: “Các em có biết bức ảnh chụp cảnh gì và

ở đâu không?” HS có thể trả lời được hoặc không tùy vào vốn hiểu biết địa lí

của các em. Nhưng điều đó đã phần nào khai thác ở HS những hiểu biết vốn có, đồng thời kích thích ham muốn tìm tòi, khám phá tri thức mới của chính

các em. Dựa vào nội dung bức ảnh, GV sẽ giới thiệu nội dung bài học: “Đây

chính là hình ảnh chiếc đập thủy điện Hòa Bình – một công trình kì vĩ được

xây dựng trên dòng sông Đà, tỉnh Hòa Bình với sự giúp đỡ của chuyên gia

Liên Xô. Bài học hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng theo chân nhà thơ Quang Huy, đến thăm công trình thủy điện Hòa Bình để tìm hiểu vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những con người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó hòa quyện giữa con người với thiên nhiên, qua tìm hiểu bài thơ Tiếng

đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.” Từ đó, GV đã tạo ra cho HS sự hứng thú với

tác phẩm văn chương mà mình sẽ được học; đồng thời, đưa HS đến với các

hoạt động học tập với một tâm lí thoải mái, bởi lúc này việc tiếp cận với tác

phẩm văn chương đã chuyển thành nhu cầu của chính các em. Sau khi học sinh được tìm hiểu nội dung bài qua hệ thống câu hỏi của GV, các em sẽ khái quát lên được nội dung của bài học.

Do đó, qua bài tập đọc tác phẩm văn học, các em khám phá được những kiến thức địa lí bổ ích, nhờ vậy sẽ dần hình thành và nảy nở ở các em hứng thú văn chương, niềm say mê với nghệ thuật ngôn từ và tình yêu tiếng Việt.

Vì vậy, trong quá trình dạy những bài tập đọc có nội dung về kiến thức lịch sử hay địa lí, GV cần biết cách khai thác triệt để vốn hiểu biết nền tảng và ham muốn tìm tòi, khám phá những kiến thức đó ở HS, để không những làm nổi bật giá trị của các tác phẩm văn học mà còn khơi dậy niềm đam mê học

tập, hứng thú với các tác phẩm văn chương của các em. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, nhu cầu khám phá và vốn hiểu biết của HS là khác nhau nên người GV cần chú ý có những cách thức khác nhau sao cho phù hợp với từng đối tượng HS để việc dạy học đạt được mục tiêu và hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo hứng thú văn chương cho học sinh lớp 5 qua phân môn tập đọc (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)