Khám phá giá trị nghệ thuật của các bài tập đọc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo hứng thú văn chương cho học sinh lớp 5 qua phân môn tập đọc (Trang 46 - 51)

2.2.3.1. Giúp học sinh khám phá giá trị biểu đạt của phương diện âm thanh, nhạc tính

Mỗi tác phẩm văn học đều được đặc trưng bởi nghệ thuật ngôn từ. Đặc biệt trong các tác phẩm thơ, phương tiện ngôn ngữ được nhà thơ sử dụng theo các biện pháp tu từ độc đáo và giàu sức tạo hình, biểu cảm. Khác với văn xuôi, ngôn ngữ trong thơ rất giàu tính nhạc. Dưới ngòi bút của nhà thơ, các tiếng, các từ, các câu thơ được xếp đặt theo quy luật riêng tạo nên âm điệu, vần điệu, tiết tấu và giàu âm hưởng. Tính nhạc của ngôn từ trong thơ xuất phát sâu xa từ nhạc điệu bên trong tâm hồn của thi sĩ. Có thể nói, ngôn từ trong thơ mang vẻ đẹp toàn bích bởi tính tạo hình, biểu cảm và tính âm nhạc của nó. Do đó, phương diện âm thanh, nhạc tính góp phần tạo ra giọng văn, giọng thơ giúp HS có hứng thú khi đọc và cảm thụ các tác phẩm văn văn học. Vì vậy, trong dạy học các bài tập đọc, việc khám phá phương diện âm thanh, nhạc tính có vai trò quan trọng, giúp học sinh nâng cao khả năng cảm xúc thẩm mĩ và kích thích các em khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương. Từ đó, tâm hồn của các em nảy sinh thêm hứng thú tìm tòi, khám phá giá trị nghệ thuật ngôn từ và ngọn lửa đam mê với các tác phẩm văn chương cũng vì thế mà bùng cháy.

Ví dụ: Ở tuần 27, chủ điểm Nhớ nguồn, khi tổ chức dạy bài tập đọc Đất

nước [32, tr.94] GV cần chú ý đến giọng điệu cơ bản của bài đọc, yêu cầu đọc

bài thơ với giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước. Hai khổ thơ đầu giọng đọc thiết tha, bâng khuâng, đến khổ thơ 3, 4 chuyển nhịp nhanh hơn, giọng vui tươi, tràn đầy tự hào. Khổ 5 giọng đọc chậm rãi, trầm lắng,

chứa chan tình cảm, sự thành kính. Từ giọng cơ bản và âm hưởng bài đọc có thể gợi ra sẽ giúp các em tiếp cận văn bản nghệ thuật được tốt hơn. Bởi vậy, GV cần chú trọng điều này để góp phần kích thích hứng thú học tập cho HS trong giờ tập đọc. Bên cạnh đó, việc ngắt nhịp trong từng dòng thơ dường như đem đến một cảm xúc bao trùm khi đọc tác phẩm, giúp HS cảm thụ tác phẩm được dễ hơn, vậy nên GV sẽ là người định hướng cho các em cách ngắt nhịp, đặc biệt ở những câu thơ có giá trị nghệ thuật cao. Chẳng hạn, GV hướng dẫn HS cách ngắt nhịp trong khổ thơ thứ 2 của bài thơ như sau:

Sáng chớm lạnh/ trong lòng Hà Nội Những phố dài/ xao xác hơi may Người ra đi/ đầu không ngoảnh lại Sau lưng/ thềm nắng/ lá rơi đầy.

Ngắt nhịp hợp lí không chỉ có nghĩa trong việc giúp HS đọc lưu loát, không vấp và thiếu hơi mà còn có ý nghĩa làm tăng hiệu quả trong diễn tả nội dung và cảm xúc của bài đọc. Như trong khổ thơ trên, với cách ngắt nhịp và giọng đọc thiết tha tạo nên nhạc điệu trầm lắng, lơ lửng làm cho bài thơ càng thêm gợi cảm. Các em có thể cảm nhận được chút thoáng heo may se se là một tiết trời dễ khiến lòng người xao xuyến. Các dãy phố như dài thêm và đượm vẻ trầm u đặc biệt, tạo nên một bối cảnh xao xác. Người ra đi ở đây là ai, tác giả không nói rõ cụ thể chỉ biết rằng người ấy rời Hà Nội yêu dấu với rất nhiều quyết tâm, đã lên đường là đi một mạch chẳng ngoảnh đầu trở lại. Ở đây, GV cần chú ý cách ngắt nhịp 2/2/3 ở câu thơ cuối khổ 2, bởi câu thơ như muốn diễn tả vẻ ngập ngừng rơi của lá vàng khô, cùng niềm lưu luyến ủ kín trong lòng người đã quyết chia tay Hà Nội để lên chiến khu cách mạng. Bề ngoài, họ quyết tâm bước đi, nhưng trong thâm tâm, từng chiếc lá rơi đều gieo vào lòng họ một nỗi bâng khuâng dìu dặt. Hay trong khổ thơ 3:

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha.

Nhạc điệu thơ thay đổi bởi những câu thơ ngắn, năm chữ với âm điệu

dứt khoát: “Mùa thu nay khác rồi”, “Trời thu thay áo mới” tạo nên một sự

rộn ràng. Hình ảnh thơ trong trẻo, tươi sáng lạ thường, tạo cảm giác như trời xanh hơn, cao hơn, âm thanh như cũng vang xa hơn. Rồi điệu thơ chuyển

ngập ngừng và xúc động khôn xiết với câu “Trong biếc nói cười thiết tha”….

Xuyên suốt bài thơ, tính nhạc điệu của ngôn từ trong thơ bộc lộ giá trị nghệ thuật sâu sắc, âm hưởng của bài thơ gợi cảm, giàu sức tạo hình. Chính vì vậy, giúp HS khai thác, khám phá được vai trò của phương diện âm thanh, nhạc tính trong mỗi tác phẩm sẽ giúp cho các em nâng cao khả năng cảm thụ và tự tạo ra cho mình niềm say mê với nghệ thuật ngôn từ, say mê với các tác phẩm văn chương.

2.2.3.2. Giúp học sinh khám phávai trò của phương diện từ vựng

Ngoài phương diện âm thanh, nhạc tính góp phần tăng tính biểu cảm độc đáo cho tác phẩm văn học, phương diện từ vựng tức những từ ngữ trong tác phẩm cũng giàu tính gợi tả, gợi cảm làm cho ý của từng câu văn trong tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn, kích thích khả năng tiếp nhận văn bản của

HS. Bởi vậy, trong dạy học tập đọc các tác phẩm văn học, GV cần quan tâm

khai thác cách dùng từ ngữ trong tác phẩm để HS cảm nhận được sức hấp dẫn, sinh động của nghệ thuật ngôn từ. Từ đó, tạo cho các em hứng thú, yêu thích các tác phẩm văn chương.

Chẳng hạn, bài tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa [31, tr.11] ở tuần 1, chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em của nhà văn Tô Hoài là một tác phẩm văn học với nghệ thuật miêu tả đặc sắc, sinh động, giàu tính tạo hình,

ngôn ngữ chính xác. Khi tổ chức dạy học bài tập đọc này, vai trò của phương diện từ vựng bộc lộ rất rõ trong nghệ thuật miêu tả của tác giả, nên GV cần giúp HS khám phá giá trị của lớp ngôn từ trong tác phẩm để thấy được bức tranh làng quê vào ngày mùa với vẻ đẹp đặc sắc, sống động của cảnh vật và con người. Khi tìm hiểu nội dung, GV cần chỉ ra được rằng, trong bài văn, tác giả đã dùng những từ ngữ gợi cảm kết hợp với sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế để miêu tả những màu vàng rất khác nhau của làng quê giữa ngày mùa. Đó là những sắc vàng đặc trưng: Màu trời “vàng hơn thường khi”, màu lúa chín “vàng xuộm”, nắng nhạt “vàng hoe”, quả xoan “vàng lịm”, chiếc lá mít “vàng ối”. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo “vàng tươi”, chuối đốm quả “chín vàng”, tàu lá chuối “vàng ối”, bụi mía “vàng xọng”, rơm và thóc “vàng

giòn”, con gà và con chó “vàng mượt”, mái nhà phủ rơm “vàng mới”. Mỗi

từ chỉ màu vàng đều gợi những cảm giác khác nhau: “vàng giòn” – gợi cảm

giác thóc và rơm đã phơi khô, săn lại, “vàng mượt” – gợi lên bộ lông mượt mà, béo tốt của con gà, con chó…

Bên cạnh cách dùng các từ đồng nghĩa để chỉ màu vàng với những sắc thái rất khác nhau để miêu tả cảnh vật, các chi tiết miêu tả về thời tiết đan xen với con người cũng góp phần làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động. Thời tiết “ngày không nắng không mưa”. Bà con nông dân “hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, chỉ mải miết đi gặt, kéo đá… Ai cũng

vậy cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay”. Với nghệ

thuật miêu tả tinh tế và tài hoa, cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh, nhà văn Tô Hoài đã vẽ lên một bức tranh làng quê đẹp bình dị mà rực rỡ, có sự kết hợp hài hòa giữa cảnh vật và con người, qua đó thể hiện tình yêu thiết tha, nồng ấm của tác giả đối với cảnh vật và con người quê hương.

Như vậy, chỉ khai thác một vài từ thôi nhưng GV lại có thể giúp các em HS đọng lại những ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp làng quê bình dị mà rực rỡ, tươi vui để từ đó tăng cường năng lực nhận thức về giá trị từ vựng trong bài

đọc. Vậy nên, việc giúp HS khám phá vai trò của phương diện từ vựng trong giờ tập đọc các tác phẩm văn chương sẽ là một trong những biện pháp hiệu quả giúp nảy sinh và hình thành hứng thú văn chương cho các em HS.

2.2.3.3. Giúp học sinh phát hiện ra các thủ pháp nghệ thuật trong bài tập đọc

Hứng thú văn chương của HS cũng có thể được khơi dậy từ việc chỉ ra được cái hay, cái đặc sắc của tác phẩm nhờ phát hiện ra các thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm đó. Hơn nữa, việc khai thác các thủ pháp nghệ thuật trong văn bản văn chương giúp người đọc thấy rõ ẩn ý của tác giả, nhờ đó mới thấy hết được giá trị nghệ thuật ngôn từ của tác phẩm. Trong chương trình phân môn Tập đọc lớp 5, GV cũng có thể giúp HS phát hiện ra cái hay, thú vị trong những văn bản văn học nhằm khơi gợi hứng thú văn chương cho các em. Chẳng hạn:

Khi dạy bài tập đọc Mùa thảo quả [31, tr.113], GV cần giúp HS phát

hiện ra cách lặp cấu trúc cú pháp “Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm” kết

hợp với lặp từ “thơm” trong bài nhằm nhấn mạnh hương thơm đặc biệt của thảo quả.

Hay trong bài Tiếng rao đêm [32, tr.30], GV giúp HS thấy được nghệ

thuật viết truyện đặc sắc bằng cách tạo ra liên tiếp các tình tiết bất ngờ lôi

cuốn người đọc, người nghe: Khi cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ người ta phát hiện ra anh có một cái chân gỗ; Kiểm tra giấy tờ mới biết anh là một thương binh; Để ý tới chiếc xe đạp nằm lăn ở góc đường và những chiếc bánh giò tung tóe biết thêm anh chính là người bán bánh giò vẫn đi rao hằng đêm. Việc khai thác nghệ thuật viết truyện của tác giả đã góp phần làm nổi bật nội dung câu chuyện: Ca ngợi hành động cao thượng của anh thương binh bán bán bánh giò. Qua đó, càng làm tăng thêm tính hấp dẫn, cuốn hút HS tìm tòi, khám phá.

Việc khai thác, phát hiện ra các thủ pháp nghệ thuật trong văn chương tạo cho các em những điều bất ngờ, thú vị mà bình thường các em chưa nhận ra được. Vì thế, hứng thú văn chương của các em được khơi gợi và nảy nở.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo hứng thú văn chương cho học sinh lớp 5 qua phân môn tập đọc (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)