Năng lực đọc hiểu là khả năng nhận biết và hiểu nghĩa của văn bản, trên cơ sở đó kết nối, đánh giá thông tin và vận dụng thông tin trong văn bản vào giải quyết một số vấn đề cụ thể trong học tập và đời sống. Dạy học tập đọc các tác phẩm văn học gắn liền với sự hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu ở HS chính là quá trình dạy học hướng tới hình thành và phát triển khả năng cảm thụ tác phẩm, hiểu được giá trị tác phẩm của HS, qua đó, các em có cách nhìn nhận về tác phẩm, về cuộc sống theo cách riêng của mình, đồng thời biết cách tự điều chỉnh suy nghĩ và hành vi cho phù hợp. Vì vậy, quá trình dạy học đó sẽ giúp các em làm chủ được tri thức và nảy sinh những cảm xúc tích cực với tác phẩm văn học, góp phần hình thành niềm hứng thú và đam mê với các áng văn chương.
HS lớp 5 khả năng đọc và vốn sống của các em còn hạn chế nên về cơ bản, việc dạy học tập đọc để hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu tuy có rất nhiều con đường, song dù theo cách nào thì cũng cần thực hiện theo trình tự từ dễ đến khó và trải qua các giai đoạn từ đọc đúng, đọc thông đến đọc hiểu, từ đọc để có thể tái hiện được nội dung tác phẩm sang đọc sáng tạo, đọc thẩm mĩ, khơi gợi được liên tưởng và tư duy. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về vấn đề này:
Ví dụ, khi dạy bài tập đọc Chuỗi ngọc lam [31, tr.134] để khái quát lên
nội dung bao trùm của bài, GV cần tổ chức hoạt động tìm hiểu giúp học HS đi từ việc hiểu nghĩa của từng bộ phận nhỏ đến hiểu nội dung và đích của toàn văn bản. GV phải định hướng cho HS nhận thấy được ý nghĩa của các chi tiết:
“Chiều hôm ấy; Pi-e gỡ mảnh giấy ghi giá tiền trên chuỗi ngọc; hai người
Gioan đã tìm kiếm quà tặng cho chị mình cả ngày trời và thời gian chiều đã càng bộc lộ rõ tình cảm chân thành mà cô bé dành cho người chị yêu quý của
mình. Hay chi tiết “Pi-e gỡ mảnh giấy ghi giá tiền trên chuỗi ngọc” không
phải là để giấu cô bé Gioan, mà Pi-e hiểu rằng, giá tiền với cô bé không còn
quan trọng, tự chuỗi ngọc đã có giá của nó rồi. Đặc biệt, chi tiết “hai người
đều im lặng” lại là một chi tiết biết nói, đó là sự đồng cảm, cả hai người lớn
đều hiểu tình cảm của bé Gioan là rất trong sáng và chân thành. Im lặng nhưng họ lại cùng gặp nhau ở sự đồng cảm. Như vậy, nhờ khai thác những chi tiết nhỏ trong tác phẩm, GV đã giúp HS tiếp cận với giá trị đích thực mà tác phẩm đó hướng tới.
Hay khi dạy bài tập đọc Phân xử tài tình [32, tr.46] GV cần chú ý đến
chi tiết ông quan tìm người lấy trộm tiền của nhà chùa bằng câu hỏi: Vì sao
ông không yêu cầu mọi người niệm Phật ở nơi khác mà phải chạy quanh đàn
để niệm Phật? Dựa vào vốn hiểu biết, HS sẽ suy luận ra được rằng chùa là nơi
linh thiêng, ở đó mọi người đều luôn tin vào sức màu nhiệm của đức Phật nên những kẻ gian có tật thường hay giật mình mà phải cúi đầu nhận tội. Chi tiết rất nhỏ nhưng đã giúp HS hiểu sâu sắc hơn về nghĩa hàm ẩn mà tác giả không viết ra, nếu khai thác được giá trị của nó càng làm nổi bật nội dung câu chuyện mà tác giả muốn truyền tải, đó là nhấn mạnh tài xử kiện thông minh của vị quan án. Do đó, việc khai thác giá trị nghệ thuật ở một vài chi tiết “chìa khóa” mà nhiều khi không để ý đến, nhưng đã góp phần bồi dưỡng được năng lực cảm thụ của HS, hình thành và phát triển cho các em thói quen nhìn nhận về giá trị của tác phẩm để hiểu hết giá trị mà tác phẩm đó đem lại. Hay nói cách khác, nhờ vậy mà việc dạy học tập đọc đã phát triển được năng lực đọc hiểu của HS, từ đó giúp các em thêm yêu thích môn học và có thái độ thiện cảm với tác phẩm văn học.
Ngoài ra, dạy học tạo kết nối cũng là một phương pháp dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực HS. Tạo kết nối ở đây có thể là từ một
câu chuyện đang học các em phải liên hệ được với tình huống thực tế trong cuộc sống. Trên cơ sở những dẫn dắt của GV và bằng năng lực cảm thụ của mình, HS có cách nhìn nhận riêng về tác phẩm văn học mà mình được tiếp cận, rồi từ đó cũng có cái nhìn nhận về cuộc sống thực tiễn theo cách riêng của chính các em. Nhờ cách thức dạy học tạo kết nối, các em cảm nhận được giá trị của tác phẩm từ đó biết cách điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình một cách phù hợp. Điều đó cũng góp phần giúp HS thấy được lợi ích của việc đọc hiểu và sự thú vị mà các tác phẩm văn chương mang lại.
Ví dụ: Bài tập đọc Một vụ đắm tàu [32, tr.108] ở tuần 29, chủ điểm Nam
và nữ là một câu chuyện có kết thúc mở. Sau khi HS tìm hiểu nội dung câu
chuyện, GV có thể nêu yêu cầu cho HS: Câu chuyện đã hết nhưng cô trò mình đều chưa biết kết thúc của câu chuyện ra sao? Các em hãy tập làm nhà
văn và suy nghĩ để viết tiếp một kết thúc vui cho câu chuyện nhé! Với yêu cầu
này HS sẽ có cơ hội phát triển năng lực cảm thụ, phát huy trí tuệ, khả năng tưởng tượng của mình để kết nối kiến thức bài học với kiến thức văn học vốn có, kinh nghiệm sống thực tiễn của bản thân, rồi từ đó sáng tạo ra được một kết thúc vui cho câu chuyện.
Dạy học tập đọc nhằm hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu cho HS còn được thể hiện qua kĩ thuật đặt câu hỏi. Ngoài những câu hỏi có sẵn trong SGK, GV cần đặt thêm những câu hỏi phù hợp với năng lực HS, giúp các em hiểu sâu sắc hơn về bài đọc, đồng thời giúp hoạt động đọc được mở rộng hơn. Và để có được câu trả lời cho những câu hỏi phát triển năng lực, nhiều khi đòi hỏi các em phải tìm kiếm thông tin, kiến thức qua những văn bản khác, những cuốn sách khác,... Bên cạnh đó, khi đặt câu hỏi, GV đôi khi cần đặt mình vào vị trí “ngang hàng” với HS, hoặc đóng vai trò là người đang có nhu cầu tìm hiểu, cần sự trợ giúp và học hỏi từ HS. Muốn vậy, các câu hỏi của GV có thể
bắt đầu như: Cô thắc mắc không hiểu tại sao...?/ Cô chưa hiểu...?/ Cô băn
Như vậy sẽ tạo cho các em tự tin và hứng thú trong việc trả lời câu hỏi. Vậy nên, việc đọc hiểu lại trở nên thú vị vì kích thích được ở các em ham muốn tìm tòi tác phẩm và lòng yêu thích tác phẩm.
Chẳng hạn, khi dạy bài tập đọc Người gác rừng tí hon [31, tr.124] thuộc
chủ điểm Giữ lấy màu xanh, GV có thể nêu câu hỏi như:
- Những việc làm nào cho thấy bạn nhỏ là người thông minh?
- Cô rất muốn biết, vì sao chi tiết đó cho thấy bạn nhỏ là người thông minh?
Hay cuối bài, GV có thể nêu câu hỏi:
- Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện? - Em còn điều gì chưa hiểu không?
Có thể thấy, đọc hiểu là một hành trình tìm kiếm giá trị của văn bản.Tạo
hứng thú văn chương cho HS luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu của HS. Cho nên, dạy học đọc hiểu tốt sẽ góp phần bồi dưỡng cảm hứng văn chương cho HS tốt hơn.