Xây dựng môi trường học tập thân thiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo hứng thú văn chương cho học sinh lớp 5 qua phân môn tập đọc (Trang 69)

Môi trường học tập thân thiện là môi trường học tập mà ở đó ngoài việc được trang bị kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của chương trình học thì HS còn được quan tâm, tôn trọng, các em tự tin bày tỏ ý kiến cá nhân mà không có bất kỳ cản trở nào, hay có thể bày tỏ mọi cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và nhận được sự giúp đỡ một cách cởi mở khi cần, mọi sai sót của các em đều được chấp nhận như một phần tự nhiên của quá trình học tập. Đặc biệt, nơi đây các em có cơ hội được tham gia các hoạt động để phát triển toàn diện bản thân, phù hợp với sở thích và đặc tiểm tâm sinh lí, lứa tuổi của các em.

Trong dạy học nói chung và dạy học tập đọc nói riêng, bên cạnh việc tác động vào nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thì một môi trường học tập thân thiện, mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò hay giữa các trò cũng sẽ tạo hứng thú học tập cho HS, làm cho các em thêm yêu thích môn học và có tình cảm tích cực trước những tác phẩm văn học. Bởi thiết nghĩ, nếu GV chuẩn bị một tiết học có chu đáo đến mấy, vận dụng các hình thức dạy học hiện đại và PPDH có tích cực đến mấy nhưng nếu một bầu không khí lớp học căng thẳng, trầm lắng, HS thiếu tự tin, không dám bày tỏ quan điểm cá nhân, lo lắng vì sợ trả lời sai, bị GV phê bình hay bạn cười chê,…tiết học chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả mong muốn, do đó khả năng cảm thụ của HS bị hạn chế, và các em cũng không nảy sinh được cảm xúc tốt đẹp với những tác phẩm được học. Vì vậy, ngoài việc tổ chức hình thức dạy học hấp dẫn, PPDH phù hợp, thì một bầu không khí thân ái hữu nghị

trong giờ tập đọc sẽ góp phần quan trọng tạo ra sự hứng thú cho cả thầy và

trò, tạo cho HS có một cảm xúc đúng đắn đối với học tập, từ đó giúp các em

chủ động, tự tin chiếm lĩnh tri thức, cảm thụ được hết những giá trị của tác phẩm văn chương được học, để rồi thúc đẩy mạnh mẽ hứng thú với văn chương ở chính các em.

Môi trường học tập thân thiện không tự nhiên có mà nó phải trải qua quá trình tạo lập, phát triển và được duy trì, trong đó GV là người đóng vai trò quan trọng nhất của quá trình đó. Do đó, ngoài việc chú trọng giáo dục các kiến thức - kĩ năng cho HS, GV cần quan tâm đến việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện giữa thầy với trò và trò với trò.

Trong mỗi giờ học, hứng thú học tập của HS phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ và thái độ của thầy với trò. Thái độ, cảm xúc của GV có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cường độ cảm xúc cho HS trong các hoạt động học tập, vì vậy, GV cần quan tâm xây dựng mối quan hệ thầy trò tích cực. GV cần thực sự có đam mê, yêu thích với văn chương và say mê với nghề dạy học thì mới tạo ra được những giờ học vui, lớp học hạnh phúc, làm cho mỗi HS gần gũi với mình hơn, từ đó ảnh hưởng tốt tới hứng thú nhận thức của HS, thúc đẩy mạnh mẽ hứng thú học tập đọc của các HS. Bên cạnh đó, mỗi GV cần tập cho mình cách nhìn lạc quan rằng, HS tiểu học em nào cũng giỏi, cũng ngoan và cố gắng, chỉ có điều, em này giỏi, ngoan và cố gắng nhiều hơn em kia mà thôi. Từ đó, GV biết tự kiềm chế và có thái độ đồng cảm với HS, chú trọng vào mặt thành công của các em. Điều đó thể hiện ở việc GV biết cách tổ chức các HĐDH tập đọc một cách tự nhiên, thoải mái, không tạo áp lực và gây căng thẳng cho HS. Trước những sai sót và khó khăn mà các em mắc phải, GV cần bình tĩnh, nhẹ nhàng và có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Nhiều khi, GV cần phải tỏ ra ngạc nhiên, vui sướng và phải tôn trọng những sáng tạo của HS, dù rất nhỏ. “Đừng tỏ ra rằng thầy luôn luôn đúng, chỉ có thầy là người nắm chân lí. Thầy giáo cũng cần làm cho học sinh hiểu rằng

thầy cũng có thể sai và cần các em giúp đỡ.” [21, tr.31]. Hay đó chính là việc người GV cần biết cách tạo những “đồng tác giả” để từ đó kích thích tư duy của các em phát triển, nhờ vậy, đã đem lại cho các em niềm vui sướng, hạnh phúc và cảm thấy đầy tự hào khi được làm người đầu tiên tìm ra chân lí. Nhờ vậy mà các HĐDH trong giờ học tập đọc đã đạt được đến đích. Đó là hướng các em đến với tác phẩm một cách chủ động, tự nhiên như một nhu cầu của cá nhân và các em cảm thụ tác phẩm với tinh thần thoải mái, vui vẻ. Vì thế, hứng thú văn chương của các em sẽ dần nảy nở qua mỗi bài học.

Tiểu kết chương 2

Sau khi đưa ra các nguyên tắc để đề xuất biện pháp như: Bám sát mục tiêu chương trình dạy tiếng Việt và phân môn Tập đọc ở tiểu học; dựa vào đặc điểm tâm lí và trình độ tiếng mẹ đẻ của HS; dạy học nhằm phát huy tính tích cực và năng lực của HS, chương 2 đã trình bày 6 biện pháp nhằm tạo hứng thú văn chương cho HS thông qua các giờ dạy tập đọc lớp 5 sau: (1) Nâng cao về nhận thức cho GV (2) Khơi dậy những hiểu biết sẵn có và sở thích tìm tòi, khám phá kiến thức lịch sử, địa lý của HS. (3) Khám phá giá trị nghệ thuật của các bài tập đọc như: giúp HS khám phá vai trò của phương diện âm thanh, nhạc tính, phương diện từ vựng và các thủ pháp nghệ thuật trong bài tập đọc. (4) Phát triển năng lực đọc hiểu của HS tiểu học. (5) Phối hợp các kĩ thuật, phương pháp và các HTDH linh hoạt như: nghệ thuật giới thiệu bài và khởi động bài học; tạo ra các tình huống học tập; vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép; phát huy vai trò của các PTDH. (6) Xây dựng môi trường học tập thân thiện. Từng biện pháp đưa ra đều được phân tích, đánh giá và được minh họa bằng các ví dụ cụ thể. Tất cả các biện pháp này đều tập trung hướng tới mục tiêu giúp hình thành, phát triển và duy trì hứng thú văn chương của HS lớp 5 qua các giờ dạy tập đọc, góp phần nhằm nâng cao chất lượng dạy học tập đọc nói riêng và dạy học tiếng Việt trong nhà trường tiểu học nói chung; đồng thời góp phần đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Trong chương 2 của đề tài, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp nhằm tạo hứng thú văn chương cho học sinh thông qua dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 và thực nghiệm là khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chưa có điều kiện để tiến hành thực nghiệm trên quy mô rộng lớn, song mục đích chúng tôi mong muốn thông qua thực nghiệm sẽ làm rõ vấn đề đang nghiên cứu như sau:

- Kiểm chứng tính khả thi của việc vận dụng một số biện pháp vào dạy học phân môn Tập đọc nhằm tạo hứng thú văn chương cho HS đã nêu ở chương 2 của luận văn.

- So sánh kết quả học tập của lớp TN và lớp ĐC, phân tích và xử lý kết quả để kiểm nghiệm, đánh giá hiệu quả của việc dạy học phân môn Tập đọc khi sử dụng các biện pháp nhằm tạo hứng thú văn chương cho HS lớp 5.

Trên cơ sở đó, chúng tôi điều chỉnh và hoàn thiện các biện pháp đã được xây dựng trước khi tiến hành TN để có thể mạnh dạn vận dụng vào việc giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng và đạt hiệu quả cao nhất.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Để đạt được những mục đích TN đã nêu trên, chúng tôi tiến hành các nội dung TN sau :

- Thiết kế giáo án dạy thực nghiệm phân môn Tập đọc lớp 5, trong đó có sử dụng các phương pháp và HTDH nhằm tạo hứng thú văn chương cho HS.

- Tiến hành dạy học TN phân môn Tập đọc lớp 5 theo các biện pháp đã đề xuất trong chương 2 của đề tài trên 3 tiết học trong chương trình SGK Tiếng Việt lớp 5 – tập 1 với các thể loại thơ, văn xuôi, kịch, cụ thể các bài sau:

Tuần 3: Lòng dân (tiếp theo) (kịch) [31, tr.29]

Tuần 7: Tiếng đàn ba - la - lai - ca trên sông Đà (thơ) [31, tr.69] Tuần 12: Mùa thảo quả (văn xuôi) [31, tr.113]

(Xin xem phụ lục 5: Giáo án)

- Tổ chức theo dõi việc dạy học thực nghiệm theo tài liệu đã biên soạn và giáo án đã thiết kế.

- Tổng hợp, phân tích và xử lý kết quả để rút ra kết luận về hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp đã đề xuất trong đề tài.

3.3. Đối tượng thực nghiệm

Do hạn chế về thời gian và để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn đối tượng TN là HS lớp 5A3 của trường Tiểu học Mỹ Đồng, HS lớp 5A1 của trường Tiểu học Thiên Hương và HS lớp 5A5 trường Tiểu học Thủy Đường, cùng thuộc huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng để dạy theo các biện pháp đề xuất và chọn 3 lớp 5 làm ĐC và tiến hành dạy bình thường theo đúng quy trình các bước lên lớp gồm các lớp: 5A2 trường Tiểu học Mỹ Đồng ; 5A6 trường Tiểu học Thiên Hương và lớp 5A4 của trường Tiểu học Thủy Đường.

Việc lựa chọn lớp TN và lớp ĐC cơ bản đảm bảo những tiêu chuẩn sau: HS có điều kiện học tập không khác nhau, có sự đồng đều về sĩ số, giới tính, học lực và kết quả học tập chênh lệch không đáng kể; GV có trình độ chuyên môn Đại học và có thâm niên công tác ít nhất 5 năm, khả năng dạy không chênh lệch nhiều.

Thời gian thực nghiệm diễn ra theo thời khóa biểu và tuần học của học sinh, đối tượng thực nghiệm cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Mô tả khái quát đối tượng thực nghiệm

GVCN Lớp

TN Sĩ số GVCN

Lớp

ĐC Sĩ số

Bùi Thị Vân Nhung 5A3 33 Nguyễn Thị Bích Thủy 5A1 36

Nguyễn Thị Thúy 5A1 39 Nguyễn Đăng Sử 5A6 36

Nguyễn Thị Thúy Hằng 5A5 37 Cao Thị Thúy Liễu 5A4 36

3.4. Tổ chức thực nghiệm

Trước khi tổ chức dạy thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đầu vào của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để làm cơ sở đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất trong đề tài.

Tổ chức cho GV dạy thực nghiệm theo giáo án chúng tôi đã thiết kế, còn

ở những lớp đối chứng, GV tiến hành dạy bình thường. Trong quá trình thực

nghiệm, chúng tôi đã tham gia dự giờ ở các lớp TN và lớp ĐC.

Sau mỗi bài dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá trên cả hai lớp thử nghiệm và lớp đối chứng theo cùng yêu cầu kiểm tra như nhau. Nội dung kiểm tra, đánh giá gồm:

- Mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh.

- Mức độ hoạt động học tập của học sinh.

- Mức độ hứng thú học tập, hứng thú với tác phẩm văn chương của HS.

Việc đánh giá kết quả TN thể hiện qua các mức độ cụ thể như sau:

Cơ sở để đánh giá, chúng tôi căn cứ theo Thông tư 22/BGD&ĐT – Ngày 22/9/2016 về đánh giá HS tiểu học, để đánh giá HS theo 3 mức sau:

- Hoàn thành tốt: HS đạt điểm 9; 10: HS thực hiện tốt các yêu cầu học

tập của môn học như: Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản, hiểu được nội dung chính của văn bản, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra từ văn bản; biết nhận xét được các nhân vật, sự việc trong văn bản; nhận biết được nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, tác dụng của những biện pháp tu từ,…

- Hoàn thành: HS đạt điểm 5; 6; 7; 8: HS thực hiện được các yêu cầu

học tập của môn học như: Đọc đúng, trôi chảy và bước đầu biết cách đọc diễn cảm; hiểu được nội dung chính của văn bản, ….

- Chưa hoàn thành: HS đạt điểm dưới 5: HS chưa thực hiện được một số

yêu cầu học tập của môn học: đọc còn chưa mạch lạc, chưa hiểu đúng nội dung ý nghĩa văn bản; bài đọc chưa diễn cảm, chưa có sự sáng tạo,…

Đánh giá về mặt năng lực, phẩm chất theo các mức sau:

- Tốt: HS đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.

- Đạt: HS đáp ứng được yêu cầu giáo dục, nhưng biểu hiện chưa thường

xuyên.

- Cần cố gắng: HS chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.

Về mức độ hoạt động học tập của học sinh:

- Mức độ 1: HS chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu, tích cực

tương tác hiệu quả trong giờ học, mạnh dạn, tự tin bộc lộ cảm xúc cá nhân, tích cực tham gia hợp tác nhóm, không làm việc riêng trong giờ học và giải quyết tốt các mục tiêu hoạt động đã đề ra.

- Mức độ 2: HS lắng nghe giảng bài, tham gia vào quá trình hoạt động

nhưng chưa đưa ra được ý kiến phát biểu, chưa tự tin bày tỏ cảm xúc cá nhân, tham gia hợp tác nhóm chưa sôi nổi.

- Mức độ 3: HS không chú ý nghe giảng hoặc thụ động theo dõi người khác hoạt động; không hứng thú tham gia xây dựng bài, không hợp tác vào các hoạt động học tập hoặc còn làm việc riêng trong giờ học.

Về mức độ hứng thú với tác phẩm văn học của học sinh:

Chúng tôi tiến hành thử tác động theo ba bước.

- Bước 1: Đo mức độ hứng thú văn chương của học sinh ở cả hai nhóm

thực nghiệm và đối chứng. Chúng tôi sử dụng phiếu phỏng vấn gồm 5 câu hỏi nhằm đánh giá mức độ hứng thú văn chương của học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở cả 3 mặt: Nhận thức, thái độ, hành vi.

- Bước 2: Tiến hành thực nghiệm các biện pháp đề xuất để tạo hứng thú

văn chương của học sinh thông qua các giáo án Tập đọc lớp 5 được dạy ở các lớp thực nghiệm. Đối với các lớp đối chứng không có sự tác động.

- Bước 3: Đo lại mức độ hứng thú văn chương của học sinh ở cả hai

nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng phiếu phỏng vấn ở bước 1. Trên cơ sở đó đánh giá tính khả thi của các biện pháp chúng tôi đề xuất.

3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm

3.5.1. Kết quả học tập của học sinh

Chúng tôi đã tiến hành dạy TN trên đối tượng HS của 3 lớp 5, với 3 bài TN đều là phân môn Tập đọc lớp 5. Kết quả thu được như sau:

Bài thực nghiệm 1: Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo) (SGK TV5, tập 1, trang 29). Chi tiết giáo án thực nghiệm thể hiện ở phụ lục 6.

Câu hỏi kiểm tra trong thời gian 10 phút như sau:

Câu 1: Em cảm nhận điều gì sau khi học xong bài tập đọc Lòng dân? Câu 2: Trong bài tập đọc em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

Sau khi kiểm tra, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả bài thực nghiệm 1

Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % TN 109 72 66,1 34 31,2 3 2,7 ĐC 108 63 58,3 40 37,1 5 4,6

Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả bài TN 1, chúng tôi thấy: Về kết quả

HS đạt mức Hoàn thành, tỉ lệ lớp TN là 31,2% còn lớp ĐC là 37,1%. Ở lớp

TN, tỉ lệ HS có kết quả Hoàn thành tốt (66,1%) cao hơn lớp ĐC (58,3%). Kết quả HS Chưa hoàn thành ở lớp TN là 2,7%, trong khi đó, lớp ĐC tỉ lệ HS Chưa hoàn thành là 4,6%, cao hơn lớp TN. Từ các số liệu đó cho thấy, kết quả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo hứng thú văn chương cho học sinh lớp 5 qua phân môn tập đọc (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)