Phối hợp các kĩ thuật, phương pháp và các hình thức dạy học linh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo hứng thú văn chương cho học sinh lớp 5 qua phân môn tập đọc (Trang 54 - 69)

hoạt

2.2.5.1. Nghệ thuật giới thiệu bài và khởi động bài học

Giới thiệu bài và khởi động là hoạt động diễn ra trước khi HS tiếp cận với văn bản đọc, và là hoạt động có vai trò quan trọng vì nó tác động đến cảm xúc, trí tuệ của HS trong suốt tiết học. Bởi vậy, nếu GV có cách giới thiệu bài hay, hấp dẫn và cách tổ chức hoạt động khởi động đa dạng, thú vị sẽ giúp cho HS không có cảm giác lo lắng, áp lực, mệt mỏi mà ngược lại các em sẽ cảm thấy thoải mái và sẵn sàng tâm thế vào bài học. PPDH truyền thống, trước khi bắt đầu bài học mới, GV thường kiểm tra bài cũ bằng cách kiểm tra HS đọc và nêu nội dung đoạn, bài đã học trước đó, rồi GV kết nối kiến thức bài cũ với

bài học mới. Tuy nhiên, với mục tiêu giáo dục giai đoạn hiện nay, dạy học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của người học thì việc dạy học không còn nặng nề về trang bị kiến thức mà hướng đến mục tiêu dạy cách học, cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, rèn luyện kĩ năng và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS. Theo PPDH đó, trước khi vào bài học mới GV thường tổ chức cho HS khởi động rồi mới dẫn dắt để giới thiệu vào bài mới. Tuy nhiên có nhiều cách để khởi động như GV có thể bắt đầu bằng một câu chuyện về hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, khởi động bằng một trò chơi, một bài hát, xem một đoạn clip ngắn, một bức tranh, hay sắm vai một tiểu phẩm ngắn,... GV có thể lựa chọn hình thức sao cho linh hoạt, phong phú, tạo được sự bất ngờ, thú vị và cần phải phù hợp với từng bài học.

Ở tiểu học nói chung và với phân môn Tập đọc lớp 5 nói riêng, hình thức khởi động bằng một bài hát là khá phổ biến và phù hợp. Đây là hình thức khởi động nhẹ nhàng với HS. Những giai điệu âm nhạc trong sáng, hồn nhiên, vui tươi sẽ là một cách thú vị để các em thăng bằng cảm xúc, tạo những rung động thẩm mĩ, lôi cuốn các em vào nội dung bài học. Từ đó, việc cảm thụ văn bản văn học của HS sẽ tự nhiên hơn, dễ dàng hơn. Song việc lựa chọn bài hát cũng đòi hỏi phải khéo léo, sao cho nội dung bài hát khởi động đó có nội dung liên quan đến chủ điểm của bài học thì hoạt động khởi động sẽ hiệu quả hơn, GV dễ dàng kết nối cảm xúc của HS vào bài học hơn.

Ví dụ: Khi dậy bài tập đọc Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà [31, tr.69] ở tuần 7, thuộc chủ điểm Con người với thiên nhiên, giáo viên có thể

cho HS khởi động bằng bài hát Ở trường cô dạy em thế, một bài hát thiếu nhi

Liên Xô được nhạc sĩ Phạm Tuyên dịch ra tiếng Việt. Sau khi cả lớp hát và vận động theo nhạc bài hát, GV có thể giới thiệu vào bài học: Các em vừa khởi động một bài hát với giai điệu vui nhộn và ca từ trong sáng, hồn nhiên. Đây là một bài hát thiếu nhi Liên Xô đã được tác giả Phạm Tuyên dịch ra lời Việt đấy các em ạ! Tình cảm hữu nghị Việt Nam – Liên Xô đã gắn bó từ rất

lâu, trong công cuộc xây dựng đất nước, chuyên gia Liên Xô đã giúp đỡ đất nước chúng ta xây dựng nhiều công trình lớn, trong đó có công trình nhà máy thủy điện sông Đà. Và một đêm trên công trường, tiếng đàn của một cô gái Nga ngân vang trong đêm trăng sáng đã làm rung động nhà thơ Quang Huy. Cô trò mình sẽ cùng học bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà để hiểu rõ hơn về điều đó nhé!

Ngoài ra, trong dạy học tập đọc, tổ chức hoạt động khởi động bằng trò chơi cũng là một hình thức phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn, gây hứng thú học tập cho HS, giúp các em dễ tiếp thu kiến thức mới, nâng cao khả năng cảm thụ văn chương, đồng thời giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau. Trò chơi còn là hoạt động luôn được các em HS thích thú tham gia, nó giúp tăng cường sự thân thiện, hòa đồng giữa các HS, tạo hứng thú, xua tan căng thẳng mệt mỏi trong quá trình học tập và giúp cho việc học tập trở nên nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, hàn lâm, nhàm chán… Một số trò chơi có thể sử dụng trong hoạt động khởi động của giờ học tập đọc mà khả năng lôi kéo số đông HS trong lớp tham gia như:

+ Tổ chức cho học sinh trò chơi “Đọc truyền điện” để thi đua xem nhóm nào học thuộc được một đoạn văn xuôi, bài thơ ngắn đã học ở bài trước. Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc Phân xử tài tình [32, tr.46], trước khi vào bài học, GV có thể tổ chức cho HS khởi động bằng trò chơi “đọc truyền

điện”. Do tiết trước các em được học bài thơ “Cao Bằng” và yêu cầu về nhà

học thuộc lòng bài thơ này, nên ở tiết học này, thay vì việc mời 1, 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp để kiểm tra bài cũ thì GV sẽ tổ chức hoạt động

khởi động bằng trò chơi “đọc truyền điện”. GV chia mỗi dãy HS là một đội

chơi, GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi: Về nhà các em đã

có dịp được học thuộc lòng bài thơ “Cao Bằng” rồi! Trước khi vào bài học, cô trò chúng ta cùng khởi động trò chơi “đọc truyền điện”nhé! Mỗi dãy sẽ là một đội chơi, các em đứng thành vòng tròn quanh dãy bàn, hướng vào trong

vòng tròn. “Điện” sẽ truyền theo chiều kim đồng hồ, tức bạn đầu tiên sẽ đọc câu thơ đầu tiên, đến bạn tiếp theo đọc tiếp câu thơ thứ hai, cứ thế cho đến hết bài thơ. Mỗi em đọc thuộc câu thơ sẽ ghi điểm cho đội mình, nếu em nào đến lượt mà không thuộc câu thơ tiếp theo thì bạn kế tiếp có thể trợ giúp, tuy nhiên đội đó sẽ bị trừ điểm. Đội nào đọc thuộc lòng bài thơ nhanh nhất, ghi

nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng trong trò chơi. Sau đó, GV tổ chức cho HS

chơi thử, rồi chơi thật, lần lượt từng đội sẽ được “đọc truyền điện” bài thơ

Cao Bằng.

Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội chiến thắng đã có tinh thần học tập tốt và phối hợp nhịp nhàng qua trò chơi, GV có thể mời một HS đọc thuộc lòng lại cả bài thơ, nêu nội dung bài nếu còn thời gian. Và như thế, tất cả HS trong lớp đều được tham gia trò chơi một cách tập trung vì tâm lí các em lúc nào cũng mong muốn thắng cuộc.

+ Trò chơi “Ai nhanh hơn?”: HS sắp xếp từng câu rời của một đoạn văn trong bài đọc thành một đoạn văn hoàn chỉnh hoặc sắp xếp các câu trong một bài thơ thành bài thơ hoàn chỉnh. Ví dụ: Trước khi học bài Người gác

rừng tí hon GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”, GV chuẩn bị

sẵn các câu thơ trong bài thơ Hành trình của bầy ong sắp xếptheo thứ tự ngẫu nhiên và yêu cầu HS: Sắp xếp các câu thơ theo đúng thứ tự để thành bài thơ hoàn chỉnh. Nhóm nào sắp xếp đúng và nhanh nhất sẽ dành chiến thắng (GV hỗ trợ CNTT để HS thực hành trên máy tính).

+ Tổ chức cho từng nhóm HS trò chơi “Viết tiếp sức”: Mỗi em trong

nhóm viết một câu để cả nhóm hoàn thành một đoạn ngắn tóm tắt nội dung

chính của một bài đọc là văn bản truyện. Ví dụ GV tổ chức cho HS thi “Viết

tiếp sức”, các em nối tiếp nhau lên bảng viết từng câu thơ để hoàn thành bài

thơ Hạt gạo làng ta. Đội nào viết đúng và nhanh nhất sẽ dành chiến thắng.

+ Tổ chức trò chơi “Mảnh ghép bí mật”: GV cần chuẩn bị các mảnh

lớn có nội dung liên quan đến tác phẩm (có thể là một địa danh, một nhân vật…). Muốn mở được một mảnh ghép bí mật, HS mỗi đội phải trả lời được một câu hỏi của GV. Đội nào mở được mỗi mảnh ghép sẽ ghi điểm về cho đội mình. Đội nào đoán được đúng nội dung bức hình lớn thì đội đó sẽ giành chiến thắng.

Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc Phong cảnh đền Hùng [32, tr.68], GV tổ

chức cho HS khởi động trước giờ học bằng trò chơi “mảnh ghép bí mật”. GV

sẽ chuẩn bị 6 mảnh ghép có đánh số thứ tự từ 1 đến 6 cùng với 6 câu hỏi tương ứng với mỗi mảnh ghép và những hiệu ứng trên powerpoit, mỗi mảnh ghép là một phần của bức ảnh chụp cảnh đền Hùng. GV phổ biến cho HS cách chơi, luật chơi: Mỗi dãy là một đội chơi, lần đầu đại diện các đội chơi sẽ bốc thăm giành quyền chơi trước, rồi sau đó sẽ theo thứ tự. Mỗi đội chơi được quyền chọn mảnh ghép và trả lời câu hỏi. Nếu đội đó không trả lời được thì các đội còn lại sẽ giơ tay giành quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng sẽ ghi 10 điểm cho đội mình và miếng ghép bí mật đó sẽ được mở ra. Sau đó đội tiếp theo có quyền chọn miếng ghép. Đội nào đoán đúng được “Bức ảnh chụp địa

danh nào?” sẽ ghi được 100 điểm và giành chiến thắng. Ví dụ các câu hỏi

tương ứng với 6 mảnh ghép:

+ Mảnh ghép 1: Em hãy đọc một câu ca dao nói về ngày giỗ Tổ Hùng

Vương? (Đáp án: Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng

ba)

+ Mảnh ghép 2: Công chúa Mị Nương là con gái của vị vua nào? (Đáp

án: Vua Hùng Vương thứ 18)

+ Mảnh ghép 3: Đỉnh núi Ba Vì nơi công chúa Mị Nương theo Sơn Tinh

về trấn giữ núi cao thuộc tỉnh nào? (Đáp án: Tỉnh Phú Thọ)

+ Mảnh ghép 4: Ngày nào được chọn là ngày giỗ Tổ Hùng Vương?

+ Mảnh ghép 5: Hình ảnh chàng trai làng Phù Đổng cưỡi ngựa sắt

đánh giặc Ân xâm lược gợi cho em nhớ đến truyền thuyết nào? (Đáp án:

Truyền thuyết Thánh Gióng)

+ Mảnh ghép 6: Công chúa Mị Nương là nhân vật trong truyền thuyết

nào? (Đáp án: Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh)

Đáp án của mảnh ghép lớn: Cảnh chụp “Đền Hùng”.

Với trò chơi này sẽ thu hút được số lượng lớn HS tham gia, phát huy được ở các em tinh thần đoàn kết và thay đổi không khí lớp học, giúp các em bớt căng thẳng và tinh thần được thư giãn. Hơn nữa, nội dung các câu hỏi của trò chơi cũng thú vị, vì xoay quanh những hiểu biết khá quen thuộc với các em và không những thế, những nội dung đó còn có tính kết nối trực tiếp với nội dung tác phẩm văn học mà các em sẽ được học. Do đó, việc khởi động bằng trò chơi này đã tạo cho HS tình cảm ban đầu khá tích cực với tác phẩm, giúp hình thành ở các em hứng thú với tác phẩm văn chương.

+ Hay cách tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt tác phẩm”: GV chuẩn bị

những bức hình khác nhau, mỗi hình có những điểm gợi ý. Trong khoảng thời gian nhất định, HS nhìn vào hình để đoán tên tác phẩm. Ai đoán nhanh và

đoán đúng sẽ nhận được một phần quà.Ví dụ GV chuẩn bị và đưa ra từng bức

tranh minh họa cho các bài tập đọc: Thư gửi các học sinh, Quang cảnh làng

mạc ngày mùa, Sắc màu em yêu, Lòng dân, Những con sếu bằng giấy, Bài ca

về trái đất. Trong thời gian 15 giây, HS quan sát và đoán nhanh tên bài tập

đọc.

+ Tổ chức cho HS chơi trò “Thử làm diễn viên”: HS đóng vai một nhân vật nào đó trong câu chuyện đã đọc, thể hiện lại một vài lời thoại hoặc

làm một hoặc vài động tác để thể hiện đặc điểm của nhân vật đó. Ví dụ trước

khi dạy bài Lòng dân (tiếp theo) GV cho HS khởi động bằng trò chơi “Thử

làm diễn viên”với yêu cầu: Em hãy chọn một nhân vật trong vở kịch Lòng

HS sẽ được thể hiện năng lực sắm vai của mình và tạo không khí lớp học vui vẻ.

Như vậy có thể thấy, nếu bài học nào GV cũng sử dụng cách kiểm tra bài cũ truyền thống sẽ tạo cho HS cảm giác nhàm chán, áp lực trước giờ học, nên việc thay đổi bằng hoạt động khởi động một trò chơi học tập chắc chắn sẽ tạo ra sự hứng thú và tâm lí thoải mái cho các em trước giờ học. Một bầu không khí lớp học vui vẻ sẽ góp phần không hề nhỏ vào thành công của tiết học, và cũng nhờ vậy mà cảm xúc thẩm mĩ văn chương của các em được nảy nở, tình yêu văn chương của các em được lớn dần lên mỗi ngày.

2.2.5.2. Tạo các tình huống học tập

Dạy học tạo tình huống học tập có vấn đề cho HS chính là đặc trưng cơ bản của PPDH nêu vấn đề. Và xây dựng tình huống học tập trong giờ học tập đọc là nhằm tạo động cơ, tạo hứng thú học tập cho HS, giúp HS chiếm lĩnh tri thức một cách tự nguyện, tự giác và say mê tìm tòi, khám phá với các tác phẩm văn chương. Tình huống trong dạy học tác phẩm văn học không chỉ là việc tạo ra thách thức bởi mức độ tri thức tăng dần, tạo sự hiếu kỳ trong nhận thức, tạo sự tranh đua, hợp tác mà quan trọng hơn là tạo sự tưởng tượng, rung động xúc cảm và hình thành năng lực cảm thụ cái hay, cái đẹp trong văn chương.

Tình huống trong dạy học tập đọc có thể có nhiều dạng, tuy nhiên việc lựa chọn tình huống nào trong mỗi bài học phụ thuộc nhiều vào khả năng sư phạm, nội dung kiến thức, ý đồ giảng dạy, mức độ nhận thức của người học và môi trường lớp học. Khi đưa ra các câu hỏi tình huống, GV cần bình tĩnh, nhẹ nhàng, dành thời gian để HS có được câu trả lời đủ ý. GV cần tôn trọng và chấp nhận tất cả các ý kiến của HS và kịp thời động viên tinh thần trả lời của các em, sau đó mới uốn nắn, bổ sung với những ý kiến chưa đầy đủ và đúng đắn. Bên cạnh đó, cần khích lệ và tạo thói quen cho HS vừa trả lời vừa đặt câu hỏi còn băn khoăn, thắc mắc muốn chia sẻ với GV một cách đúng

đắn. Khi đưa HS vào những tình huống có vấn đề, các em phải đọc kĩ tác phẩm, tranh luận để hiểu sâu sắc tác phẩm, nắm được từng chi tiết để có thể trình bày ý kiến riêng của mình trước những tình huống có vấn đề. Do đó, mỗi tác phẩm sẽ giúp các em nâng cao khả năng nhận thức, đồng thời nâng cao hơn nữa năng lực cảm thụ, và cảm hứng với tác phẩm.

Ví dụ: Ở tuần 26, khi dạy bài tập đọc Nghĩa thầy trò [32, tr.79], chủ

điểm Nhớ nguồn, GV có thể tạo tình huống dạy học có vấn đề qua các câu hỏi

sau:

+ Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?

Đây là dạng câu hỏi tái hiện, HS có thể trả lời: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để mừng thọ thầy, biểu hiện tấm lòng biết ơn, kính trọng thầy.

+ Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?

HS nêu những chi tiết: Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy; Dâng biếu thầy những cuốn sách quý; Khi nghe thầy nói cùng theo thầy “tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng” thì họ “đồng thanh dạ ran” và đi sau thầy.

+ Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vở lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?

HS trả lời: Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng là rất tôn kính và biết ơn. Những chi tiết biểu hiện sự tôn kính, biết ơn đó là: Thầy mời tất cả các môn sinh đến thăm một người mà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo hứng thú văn chương cho học sinh lớp 5 qua phân môn tập đọc (Trang 54 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)