Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo hứng thú văn chương cho học sinh lớp 5 qua phân môn tập đọc (Trang 74 - 76)

Trước khi tổ chức dạy thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đầu vào của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để làm cơ sở đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất trong đề tài.

Tổ chức cho GV dạy thực nghiệm theo giáo án chúng tôi đã thiết kế, còn

ở những lớp đối chứng, GV tiến hành dạy bình thường. Trong quá trình thực

nghiệm, chúng tôi đã tham gia dự giờ ở các lớp TN và lớp ĐC.

Sau mỗi bài dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá trên cả hai lớp thử nghiệm và lớp đối chứng theo cùng yêu cầu kiểm tra như nhau. Nội dung kiểm tra, đánh giá gồm:

- Mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh.

- Mức độ hoạt động học tập của học sinh.

- Mức độ hứng thú học tập, hứng thú với tác phẩm văn chương của HS.

Việc đánh giá kết quả TN thể hiện qua các mức độ cụ thể như sau:

Cơ sở để đánh giá, chúng tôi căn cứ theo Thông tư 22/BGD&ĐT – Ngày 22/9/2016 về đánh giá HS tiểu học, để đánh giá HS theo 3 mức sau:

- Hoàn thành tốt: HS đạt điểm 9; 10: HS thực hiện tốt các yêu cầu học

tập của môn học như: Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản, hiểu được nội dung chính của văn bản, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra từ văn bản; biết nhận xét được các nhân vật, sự việc trong văn bản; nhận biết được nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, tác dụng của những biện pháp tu từ,…

- Hoàn thành: HS đạt điểm 5; 6; 7; 8: HS thực hiện được các yêu cầu

học tập của môn học như: Đọc đúng, trôi chảy và bước đầu biết cách đọc diễn cảm; hiểu được nội dung chính của văn bản, ….

- Chưa hoàn thành: HS đạt điểm dưới 5: HS chưa thực hiện được một số

yêu cầu học tập của môn học: đọc còn chưa mạch lạc, chưa hiểu đúng nội dung ý nghĩa văn bản; bài đọc chưa diễn cảm, chưa có sự sáng tạo,…

Đánh giá về mặt năng lực, phẩm chất theo các mức sau:

- Tốt: HS đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.

- Đạt: HS đáp ứng được yêu cầu giáo dục, nhưng biểu hiện chưa thường

xuyên.

- Cần cố gắng: HS chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.

Về mức độ hoạt động học tập của học sinh:

- Mức độ 1: HS chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu, tích cực

tương tác hiệu quả trong giờ học, mạnh dạn, tự tin bộc lộ cảm xúc cá nhân, tích cực tham gia hợp tác nhóm, không làm việc riêng trong giờ học và giải quyết tốt các mục tiêu hoạt động đã đề ra.

- Mức độ 2: HS lắng nghe giảng bài, tham gia vào quá trình hoạt động

nhưng chưa đưa ra được ý kiến phát biểu, chưa tự tin bày tỏ cảm xúc cá nhân, tham gia hợp tác nhóm chưa sôi nổi.

- Mức độ 3: HS không chú ý nghe giảng hoặc thụ động theo dõi người khác hoạt động; không hứng thú tham gia xây dựng bài, không hợp tác vào các hoạt động học tập hoặc còn làm việc riêng trong giờ học.

Về mức độ hứng thú với tác phẩm văn học của học sinh:

Chúng tôi tiến hành thử tác động theo ba bước.

- Bước 1: Đo mức độ hứng thú văn chương của học sinh ở cả hai nhóm

thực nghiệm và đối chứng. Chúng tôi sử dụng phiếu phỏng vấn gồm 5 câu hỏi nhằm đánh giá mức độ hứng thú văn chương của học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở cả 3 mặt: Nhận thức, thái độ, hành vi.

- Bước 2: Tiến hành thực nghiệm các biện pháp đề xuất để tạo hứng thú

văn chương của học sinh thông qua các giáo án Tập đọc lớp 5 được dạy ở các lớp thực nghiệm. Đối với các lớp đối chứng không có sự tác động.

- Bước 3: Đo lại mức độ hứng thú văn chương của học sinh ở cả hai

nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng phiếu phỏng vấn ở bước 1. Trên cơ sở đó đánh giá tính khả thi của các biện pháp chúng tôi đề xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo hứng thú văn chương cho học sinh lớp 5 qua phân môn tập đọc (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)