Quá trình thiết kế bộ phiếu hỏi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ dạy học các yếu tố thống kê rèn luyện năng lực thực hiện phép tính cho học sinh tiểu học (Trang 37 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Quá trình thiết kế bộ phiếu hỏi

Để tìm kiếm, xây dựng và đề xuất các các BPSP trong dạy học các yếu tố TK nhằm rèn luyện NL thực hiện các phép tính cho HS Tiểu học, chúng tôi đã tiến hành thực hiện bộ phiếu hỏi theo 9 bước như sau:

Bước 1.

- Xác định các dữ liệu cần thu thập: Sau khi xin ý kiến chuyên gia về một số BPSP có thể sử dụng trong dạy học các yếu tố TK nhằm rèn luyện NL thực hiện các phép tính cho HS Tiểu học; chúng tôi cần thu thập ý kiến đánh giá về mức tác động của các BPSP đó tới mục tiêu dạy học như thế nào (1, 2, 3, 4, 5).

- Phương pháp gửi phiếu hỏi (phát phiếu + gửi email).

Bước 2. Xác định nội dung bảng câu hỏi. Chọn dạng câu hỏi.

(xin xem phiếu hỏi).

Bước 3. Xác định cấu trúc. Xác định từ ngữ thích hợp.

(xin xem phiếu hỏi).

Bước 4. Thiết kế và trình bày phiếu

(xin xem phiếu hỏi).

Bước 5. Khảo sát thử (chúng tôi đã không có đủ điều kiện làm bước này). Bước 6. Chỉnh sửa hoàn thành phiếu hỏi; cụ thể như sau:

BỘ PHIẾU HỎI

- Kính thưa quý thầy cô, nhóm giáo viên Toán chúng tôi đang tiến hành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học Dạy học các yếu tố TK nhằm rèn luyện NL thực hiện các phép tính cho HS Tiểu học.

- Xin quý thầy, cô vui lòng cho biết mức độ tác động của các tiêu chí

bằng cách đánh dấu X vào ô mà quý thầy, cô cho là phù hợp (thông tin của quý thầy, cô sẽ được bảo mật).

Các mức độ tác động: 1 - Rất yếu, 2 - Yếu, 3 - Bình thường, 4 - Mạnh, 5 - Rất mạnh. Tiêu chí Ý kiến của thầy, cô 1 2 3 4 5 B À I T Ậ P

BT1. Bổ sung câu hỏi, bài tập về thu thập số liệu TK

BT2. Bổ sung câu hỏi, bài tập liên quan tới nhận xét số liệu TK BT3. Bổ sung câu hỏi, bài tập liên quan tới số TBC

BT4. Bổ sung câu hỏi, bài tập liên quan đến biểu đồ BT5. Bổ sung câu hỏi, bài tập có nội dung tổng hợp

T À I L IỆ U TL1. HS có đủ SGK TL2. HS có đủ Sách bài tập TL3. HS có Sách bài tập nâng cao TL4. HS các liệu tham khảo từ Internet TL5. HS có Bộ đề thi thử C Á C H G IẢ I CG1. Sử dụng kiến thức về Số và chữ số CG2. Sử dụng kiến thức Hình học

CG3. Sử dụng kiến thức về cấu tạo số tự nhiên CG4. Sử dụng sơ đồ CG5. Sử dụng MTCT T ÍC H H Ợ P

TH1. Tích hợp trong nội bộ môn Toán

TH2. Tích hợp với các nội dung liên quan đến Tiếng Việt TH3. Tích hợp với các nội dung liên quan đến Lịch sử TH4. Tích hợp với các nội dung liên quan đến Địa lý TH5. Tích hợp với tình huống có nội dung thực tiễn KL Mức tác động chung

Ghi chú:

BÀI TẬP = GV khai thác, bổ sung bài tập SGK, tạo tình huống rèn luyện NL thực hiện các phép tính cho HS Tiểu học.

TÀI LIỆU = GV sử dụng nhiều tài liệu học tập nhằm rèn luyện NL thực hiện các phép tính cho HS Tiểu học.

CÁCH GIẢI = GV giúp HS tìm tòi nhiều cách giải bài tập TK nhằm rèn luyện NL thực hiện các phép tính của HS Tiểu học.

TÍCH HỢP = GV dạy học các yếu tố TK theo định hướng tích hợp nhằm rèn luyện NL thực hiện các phép tính cho HS Tiểu học.

Bước 7. Số phiếu cần thiết: Phát khoảng 120 phiếu, thu về 114, loại bỏ

9 phiếu không hợp lệ, còn n = 105 phiếu.

Giải thích: Xác định cỡ mẫu, quá trình phân tích SPSS áp dụng nhiều công thức. Trong đó có công thức xác định cỡ mẫu tối thiểu để nghiên cứu đạt được độ tin cậy. Có hai công thức bắt buộc phải thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1) Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và hồi quy đa biến: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998); kích thước mẫu tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến quan sát: n = 5m (m là số lượng câu hỏi). Ở đây n = 5.20 = 100.

2) Đối với phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt là n = 50 + 8m (m: số biến độc lập), (Tabachnick và Fidell, 1996). Ở đây n = 82

Chúng tôi đã có n = 105 phiếu, thỏa mãn cả hai công thức.

Bước 8. Thu thập dữ liệu

(xin xem ví dụ về 1 phiếu thu được và một phần bảng tổng hợp)

Bảng 1.1. Một phần bảng tổng hợp kết quả đã thu được. Bước 9. Phân tích kết quả – Kết luận (xin xem ở 1.2.2. sau).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ dạy học các yếu tố thống kê rèn luyện năng lực thực hiện phép tính cho học sinh tiểu học (Trang 37 - 41)