Các biện pháp sư phạm bám sát và gắn bó hữu cơ với mục tiêu dạy học toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ dạy học các yếu tố thống kê rèn luyện năng lực thực hiện phép tính cho học sinh tiểu học (Trang 58 - 61)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Các biện pháp sư phạm bám sát và gắn bó hữu cơ với mục tiêu dạy học toán

toán Tiểu học

2.2.2.1. Mục tiêu dạy Toán ở Tiểu học

Chương trình năm 2000 Chương trình năm 2018

Môn Toán ở cấp Tiểu học nhằm giúp HS:

Môn Toán cấp Tiểu học nhằm giúp HS đạt các mục tiêu chủ yếu sau:

1. Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và TK đơn giản. a) Góp phần hình thành và phát triển NL Toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa chọn được các phép Toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ Toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung Toán học ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện học

Toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập Toán đơn giản.

2. Hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bài Toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.

Có những kiến thức và kĩ năng Toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về:

- Số và phép tính: Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó. - Hình học và Đo lường: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm (ở mức độ trực quan) của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn; tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính Toán một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng).

- TK và Xác suất: Một số yếu tố TK và xác suất đơn giản; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố TK và xác suất.

3. Bước đầu phát triển NL tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; chăm học và hứng thú học tập Toán; hình thành bước đầu phương

c) Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm,… góp phần giúp HS có những hiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp trong xã hội.

pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. 2.2.2.2. Nhận xét a) Sự tương tự

Cả hai Chương trình Toán Tiểu học đều đặt ra những mục tiêu quan trọng: - Kiến tạo kiến thức, rèn luyện kĩ năng, bồi dưỡng thái độ học tập cho HS; - Phát triển tư duy và khả năng suy luận cho HS.

b) Những điểm mới trong mục tiêu Chương trình Toán Tiểu học năm 2018

Mục tiêu Chương trình Toán Tiểu học năm 2018 thể hiện sự chú trọng

hơn đối với một số nội dung sau:

- Chuyển từ chủ yếu tiếp cận kiến thức sang tiếp cận NL (so sánh 3. Của Chương trình 2000 với a) của Chương trình 2018). Vì vậy, dạy học theo hướng phát triển NL HS là chuyển đổi từ yêu cầu HS cần phải biết gì sang yêu cầu HS phải biết và có thể làm được gì trong các tình huống và bối cảnh khác nhau. Do đó dạy học theo hướng phát triển NL HS cần chú trọng lấy HS làm trung tâm; GV là người hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ các em chủ động trong việc đạt được NL theo yêu cầu đặt ra, phù hợp với đặc điểm cá nhân.

- Các chủ đề kiến thức cần kiến tạo cho HS được mở rộng và nâng cao hơn. Đặc biệt là yếu tố TK – XS.

- Vận dụng, thực hành Toán học đặt ra yêu cầu và mục tiêu sâu hơn, rộng hơn. Chúng ta đều biết:

- Năm học 2020-2021, HS lớp 1 đã học SGK mới theo Chương trình 2018. - Năm học 2021-2022, HS lớp 2 đã học SGK theo mới Chương trình 2018. - Năm học 2022-2023, HS lớp 3 sẽ học SGK theo mới Chương trình 2018. - Năm học 2023-2024, HS lớp 4 sẽ học SGK theo mới Chương trình 2018. - Năm học 2024-2025, HS lớp 5 sẽ học SGK theo mới Chương trình 2018.

Vì vậy khi dạy học các yếu tố TK nhằm rèn luyện NL thực hiện các phép tính cho HS; chúng tôi cho rằng:

- Người thầy giáo trực tiếp đứng lớp không thể chỉ gói gọn, đơn độc ở nội dung, phương pháp dạy học TK đơn thuần lại càng không thể chỉ là hướng tới mục tiêu duy nhất là rèn luyện NL thực hiện các phép tính mà rất cần có sự liên hệ, tích hợp với những mục tiêu, nội dung, phương pháp về các chủ đề khác có liên quan; như: Số tự nhiên, Phân số, Số thập phân, Đo đại lượng, Hình học, XS, …

- Những sự liên hệ, tích hợp nói trên sẽ được cấu trúc như thế nào, thời lượng bao nhiêu, mức độ đến đâu, …là cả một vấn đề cần xem xét, nghiên cứu. Tùy vào từng đối tượng HS, yêu cầu cần đạt của từng khối lớp, NL Toán học của mỗi HS mà thiết kế bài dạy và tổ chức dạy học để đạt được hiệu quả tốt nhất có thể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ dạy học các yếu tố thống kê rèn luyện năng lực thực hiện phép tính cho học sinh tiểu học (Trang 58 - 61)