7. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Biện pháp 1 Giáo viên khai thác, bổ sung bài tập sách giáo khoa, tạo
tình huống rèn luyện năng lực thực hiện các phép tính cho học sinh Tiểu học
Theo Từ điển tiếng Việt: Khai thác là tiến hành hoạt động để thu lấy nguồn lợi có sẵn; hay là sự phát hiện và sử dụng những cái có ích còn ẩn giấu hoặc chưa được tận dụng [21, tr.393].
Theo Từ điển tiếng Việt: Bổ sung là thêm vào cho đủ [21, tr.90].
Ở đây, chúng tôi xác định: GV khai thác, bổ sung bài tập SGK có nghĩa là GV khai thác, sử dụng các bài tập đã có trong SGK cũng như tìm tòi và chế biến thêm các bài tập khác nhằm đa dạng hóa hệ thống bài tập, tạo tình huống có vấn đề đối với HS; từ đó giúp cho GV có điều kiện thuận lợi khi rèn luyện NL thực hiện các phép tính cho các em.
2.3.2.2. Sự cần thiết và có thể
Trong quá trình dạy học môn Toán Tiểu học, mỗi bài học đều cần vận dụng nhiều bài tập, các bài thực hành nhằm khơi dậy, củng cố kiến thức, luyện kĩ năng, phát triện NL cho HS. Hệ thống bài tập trong các bộ SGK được thiết kế bởi các nhà khoa học đầu ngành, trong đó về cơ bản đáp ứng khá đầy đủ các dạng bài tập, giúp HS có thể phát triển kiến thức, tư duy, kỹ năng, NL. Tuy nhiên, đối với yếu tố TK, do thời lượng trong chương trình ngắn, số tiết ít; nên hệ thống bài tập mới cơ bản đáp ứng cho HS củng cố các kiến thức đã học. GV cần khai thác, bổ sung các bài tập SGK nhằm tăng cường rèn luyện NL thực hiện các phép tính cho các em.
Theo kết quả so sánh, phân tích, tổng hợp và kiểm định Bộ phiếu điều tra ở Chương 1 cho thấy biện pháp này có tác động tích cực tới hiệu quả rèn luyện NL thực hiện các phép tính cho HS Tiểu học.
Theo nhiều nhà giáo có kinh nghiệm dạy học toán Tiểu học thì GV có thể
khai thác, bổ sung bài tập đã có của SGK dựa theo các cách làm trong bảng sau:
Cách làm Nội dung Dụng ý Sư phạm
Thay đổi Thay đổi giả thiết, kết luận Nâng cao - Hạ thấp mục tiêu Chia nhỏ Chia một bài toán ra nhiều bài
toán nhỏ
Hạ thấp, thu hẹp mục tiêu Kết hợp Kết hợp nhiều bài toán nhỏ với Nâng cao, mở rộng mục tiêu
nhau
Chỉnh sửa Chỉnh sửa dữ liệu Nâng cao - Hạ thấp mục tiêu Loại bỏ Bỏ bớt giả thiết, kết luận, dữ
liệu
Nâng cao - Hạ thấp mục tiêu Thêm vào Thêm giả thiết, kết luận, dữ liệu Nâng cao - Hạ thấp mục tiêu Đảo ngược Bài toán ngược lại Nâng cao, mở rộng mục tiêu
2.3.1.3. Những nội dung chính
a) Khai thác, bổ sung bài tập TK ở SGK Toán 2 (Bộ sách Cánh diều) Một số bài tập yếu tố TK trong SGK (Cánh diều) như sau:
Chúng tôi xác định rằng đây là năm học đầu tiên HS Tiểu học được làm quen với một loại Toán mới. GV cũng là lần đầu dạy theo chương trình mới, sẽ có nhiều khó khăn, không nhất thiết quá chú trọng việc khai thác, bổ sung thêm bài tập (và cũng khó có điều kiện) mà cần tập trung chủ yếu cho việc dạy học đạt được các yêu cầu giúp HS: Làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng TK (trong một số tình huống đơn giản). Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh. Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh.
b) Khai thác, bổ sung bài tập TK ở SGK Toán 3
Ví dụ 25 (Bài 1, tr. 135, Toán 3): Bốn bạn Dũng, Hà, Hùng, Quân có chiều
cao theo thứ tự là: 129cm, 132cm, 125cm, 135cm.
Dựa vào dãy số liệu trên hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Hùng cao bao nhiêu xăng – ti – mét? Dũng cao bao nhiêu xăng – ti – mét? Hà cao bao nhiêu xăng – ti – mét?
b) Dũng cao hơn Hùng bao nhiêu xăng – ti – mét? Hà thấp hơn Quân bao nhiêu xăng – ti – mét? Hùng và Hà, ai cao hơn? Dũng và Quân, ai thấp hơn?
GV có thể bổ sung thêm câu hỏi, chẳng hạn: Hãy xếp tên các bạn theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất.
Mục tiêu: Rèn luyện NL3.
Thời lượng - Thời điểm: 3 – 5 phút. Sau khi hướng dẫn HS hoàn thành bài 1.
Câu trả lời mong đợi: Hùng, Dũng, Hà, Quân.
Nhận xét: Có thể cần dùng các bảng sau để hướng dẫn HS. Sắp xếp theo đề bài (ban đầu):
Tên Chiều cao
Dũng 129cm
Hà 132cm
Hùng 125cm
Quân 135cm
Sắp xếp theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất:
Tên Chiều cao
Hùng 125cm
Dũng 129cm
Hà 132cm
Quân 135cm
Ví dụ 26 (Bài 2, tr. 135, Toán 3): Cho dãy số liệu sau: 5, 10, 15, 20, 25, 30,
35, 40, 45.
Nhìn vào dãy số trên trả lời các câu hỏi sau:
a) Dãy số trên có tất cả bao nhiêu số? Số 25 là số thứ mấy trong dãy? b) Số thứ ba trong dãy là số nào? Số này lớn hơn số thứ nhất trong dãy bao nhiêu đơn vị?
c) Số thứ hai lớn hơn số thứ mấy trong dãy số?
GV có thể bổ sung thêm câu hỏi: Dãy số trên có gì đặc biệt?
Thời lượng - Thời điểm: 05 phút, tại lớp.
Câu trả lời mong đợi: - Các số đều chia hết cho 5.
- Mỗi số, từ số thứ hai trở đi bằng số kề trước cộng với 5. - Lại có: 5 + 45 = 10 + 40 = 15 + 35 = 20 + 30.
Nhận xét:
Ví dụ 27 (Bài 3, tr. 135, Toán 3): Dãy các chủ nhật của tháng 2 năm 2004 là
các ngày: 1, 8, 15, 22, 29. Nhìn vào dãy trên, hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Tháng 2 năm 2004 có mấy chủ nhật?
b) Chủ nhật đầu tiên là ngày nào?
c) Ngày 22 là ngày chủ nhật thứ mấy trong tháng?
Ví dụ 28 (Bài 4, tr. 135, Toán 3): Số kilogam gạo trong mỗi bao được ghi
dưới đây?
Hãy viết dãy số kilogam gạo của 5 bao gạo trên: a) Theo thứ tự từ bé đến lớn
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé
GV có thể bổ sung thêm bài tập, chẳng hạn: Số kilogam gạo trong mỗi bao được ghi dưới đây?
a) Điền vào các ô còn trống theo mẫu
Loại bao 35kg 40kg 45kg 50kg 60kg
Có mấy bao 2 2 … … 4
b) Tất cả có bao nhiêu bao gạo? c) Tất cả có bao nhiêu kg gạo?
Mục tiêu: Rèn luyện NL1, NL3.
Thời lượng - Thời điểm: Bài làm ở nhà.
Câu trả lời mong đợi:
a) Điền vào các ô còn trống theo mẫu
Loại bao 35kg 40kg 45kg 50kg 60kg Có mấy bao 2 2 2 4 4 b) Tất cả có 2 + 2 + 2 + 4 + 4 = 14 (bao). c) Tất cả có: 35 + 35 + 40 + 40 + 45 + 45 + 50 + 50 + 50 + 50 + 60 + 60 + 60 +60 = 680kg.
Nhận xét: Từng bước giúp HS làm quen dần với bảng tần số và chuẩn bị cho việc tìm số TBC sau này.
Ví dụ 29 (Bài 1, tr. 136, Toán 3): Đây là bảng TK số HS giỏi của các lớp 3 ở
một trường Tiểu học:
Lớp 3A 3B 3C 3D
Số HS giỏi 18 13 25 15
Dựa vào bảng trên hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Lớp 3B có bao nhiêu HS giỏi? Lớp 3D có bao nhiêu HS giỏi? b) Lớp 3C nhiều hơn lớp 3A bao nhiêu HS giỏi?
c) Lớp nào có nhiều HS giỏi nhất? Lớp nào có ít HS giỏi nhất?
GV có thể khai thác thêm, chẳng hạn: d) Tất cả có bao nhiêu HS giỏi?
e) Vẽ các hình chữ nhật nhỏ thẳng đứng để mô tả số HS giỏi của các lớp 3?
Hình thức dạy học: Yêu cầu HS tự làm ở lớp d), ở nhà e).
Kết quả mong đợi:
d) Tất cả có: 18 + 13 + 25 + 15 = 71 (HS giỏi) e)
GV cũng có thể bổ sung thêm bài tập, chẳng hạn:
Đây là bảng TK số HS giỏi của các lớp 3 ở một trường Tiểu học:
Lớp 3A 3B 3C 3D
Số HS giỏi 18 13 25 15
Số HS còn lại 17 21 13 20
Cộng
Dựa vào bảng trên hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Mỗi lớp có bao nhiêu HS? Điền số HS mỗi lớp vào dòng cuối của bảng. b) Lớp nào nhiều HS nhất? Lớp nào ít HS nhất? Có mấy lớp có 35 HS?
Mục tiêu: Rèn luyện NL2, NL3.
Hình thức dạy học: Yêu cầu HS tự làm ở nhà.
Kết quả mong đợi:
Lớp 3A 3B 3C 3D
Số HS giỏi 18 13 25 15
Số HS còn lại 17 21 13 20
Cộng 35 34 38 35
Lớp 3C nhiều HS nhất, lớp 3B ít HS nhất, 2 lớp có 35 HS.
Bàn luận: Vừa bám sát Chương trình 2000 vừa định hướng Chương trình 2018.
Ví dụ 30 (Bài 3, tr. 137, Toán 3): Dưới đây là bảng TK số mét vải của một
cửa hàng đã bán được trong ba tháng đầu năm:
1 8 1 3 2 5 1 5 3 A 3 B 3 C 3 D
Tháng
Vải 1 2 3
Trắng 1240m 1040m 1475m
Hoa 1875m 1140m 1575m
Nhìn vào bảng trên hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Tháng 2 cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải mỗi loại?
b) Trong tháng 3, vải hoa bán được nhiều hơn vải trắng bao nhiêu mét? c) Mỗi tháng cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải hoa?
GV có thể khai thác (thay đổi kết luận), chẳng hạn:
a) Cả ba tháng cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải mỗi loại? Loại nào bán được nhiều hơn, nhiều hơn bao nhiêu mét?
Mục tiêu: Rèn luyện NL2, NL3.
Hình thức dạy học: Yêu cầu HS tự làm ở nhà hoặc dành cho HS khá giỏi tại lớp.
Kết quả mong đợi: Tháng
Vải 1 2 3 Cộng
Trắng 1240m 1040m 1475m 3755m
Hoa 1875m 1140m 1575m 4590m
Cửa hàng bán được vải hoa nhiều hơn, số mét nhiều hơn: 4590-3755 = 835m
GV cũng có thể bổ sung, chẳng hạn:
1) Dưới đây là bảng TK số mét vải của một cửa hàng đã bán được trong ba tháng đầu năm:
Tháng
Vải 1 2 3 Cộng
Trắng 1240m 1040m 1475m x
Hoa 1875m x 1575m 4590m
Hai ô có dấu x là bị mờ không biết là bao nhiêu mét. Hãy tìm cách điền số mét vải vào các ô đó.
2) Em hãy điền vào bảng TK số tiền (nghìn đồng) của gia đình em đã chi trong 6 tháng cho mua hàng (gạo, thịt, thức ăn khác)
Tháng Hàng 1 2 3 4 5 6 Cộng Gạo Thịt Khác
3) Em hãy lập bảng TK số tiền (nghìn đồng) của gia đình em đã chi trong 6 tháng cho mua hàng (gạo, thịt, thực phẩm khác).
Mục tiêu: Rèn luyện NL3.
Hình thức dạy học: Yêu cầu HS tự làm ở nhà
Kết quả mong đợi: HS điền đầy đủ và đúng vào các ô như ở bảng trên.
Bàn luận: Mức độ yêu cầu NL3 ở 3) cao hơn ở 2).
Ví dụ 31 (Bài 1, tr. 138, Toán 3): Số thóc gia đình chị Út thu hoạch được
trong 3 năm như sau:
Năm 2001: 4200kg; Năm 2002: 3500kg; Năm 2003: 5400kg. Hãy điền số liệu thích hợp vào ô trống trong bảng sau:
Năm 2001 2002 2003
Số thóc
GV có thể khai thác (thay đổi kết luận), chẳng hạn:
Số thóc gia đình chị Út thu hoạch trong cả 3 năm là bao nhiêu kg, tấn, tạ, yến? Xếp theo thứ tự số thóc từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
Mục tiêu: Rèn luyện NL1, NL2.
Hình thức dạy học – Thời lượng: Củng cố tại lớp, 04 phút.
Kết quả mong đợi:
Số thóc gia đình chị Út thu hoạch trong cả 3 năm là:
Ví dụ 32 (Bài 2, tr. 138, Toán 3): Dưới đây là bảng TK số cây của bản Na đã
trồng được trong 4 năm: Năm
2000 2001 2002 2003
Thông 1875 cây 2167 cây 1980 cây 2540 cây
Bạch đàn 1745 cây 2040 cây 2165 cây 2515 cây Dựa vào bảng trên hãy trả lời các câu hỏi dưới đây (theo mẫu):
a) Năm 2002 bản Na trồng được nhiều hơn năm 2000 bao nhiêu cây bạch đàn?
Mẫu: Số cây bạch đàn bản Na trồng năm 2002 nhiều hơn năm 2000 là: 2165 – 1745 = 420 (cây)
b) Năm 2003 bản Na trồng được tất cả bao nhiêu cây thông và cây bạch đàn?
GV có thể bổ sung thêm kết luận: Ở bài tập này có 2 yêu cầu, yêu cầu a đã được làm mẫu. Vậy chỉ còn yêu cầu b. GV nên thêm câu hỏi, chẳng hạn: c) Năm 2001 bản Na trồng được ít hơn năm 2003 bao nhiêu cây thông?
- Mục tiêu: Việc thêm kết luận ở phần (c) để các em được luyện tập thực hành, từ đó rèn cho HS NL làm tính số học, NL làm tính có lời văn và NL làm tính có tình huống thực tiễn từ việc viết lời văn sau đó làm phép tính trừ để biết số cây thông năm 2001 bản Na trồng được ít hơn năm 2003 bao nhiêu cây.
- Thời gian: GV thực hiện giảng dạy trên lớp với thời gian từ 8-10 phút. - Phương tiện: Bảng con, Giáo án điện tử, SGK.
- Hình thức, tiến trình:
GV yêu cầu HS đọc bài 2 trên màn hình (giống SGK, chưa thêm kết luận)
HS đọc to lại mẫu trên màn hình:
Số cây bạch đàn bản Na trồng năm 2002 nhiều hơn năm 2000 là: 2165 – 1745 = 420 (cây)
Yêu cầu HS làm bảng con phần b vào bảng (theo mẫu). GV quan sát kết quả. 1 HS chia sẻ bài trước lớp, HS khác nhận xét. GV chốt đáp án.
Tương tự hãy làm phần c (GV bắn phần c lên màn), HS đọc và làm vào bảng con.
GV nhận xét bài làm của HS, tuyên dương HS.
Ví dụ 33 (Bài 3, tr. 138, Toán 3): Nhìn vào dãy số liệu sau, hãy khoanh vào
chữ đặt trước câu trả lời đúng: 90; 80; 70; 60; 50; 40; 30; 20; 10. a) Dãy trên có tất cả là: A. 9 số B. 18 số C. 10 số D. 81 số b) Số thứ tư trong dãy là: A. 4 B. 0 C. 60 D. 40
GV có thể bổ sung tình huống, chẳng hạn:
Nhìn vào dãy số liệu sau 70; 60; 50; 40; 30; 20; 10; 50; 40; 30; 20; 80; 70; 60; 50; 40; 30; 20; 10; 50 hãy điền vào các ô trông theo mẫu
Số 10 20 30 40 50 60 70 80
Có mấy số
2 3
Mục tiêu: Rèn luyện NL1, NL2.
Hình thức dạy học: Yêu cầu HS tự làm bài ở nhà.
Kết quả mong đợi:
Số 10 20 30 40 50 60 70 80
Có mấy số
2 3 3 3 4 2 2 1
Bàn luận: Cho HS làm quen dần với bảng tần số.
Ví dụ 34 (Bài 4, tr. 139, Toán 3): Trong các cuộc thi chào mừng ngày Nhà
giáo Việt Nam, các bạn khối lớp 3 đã đạt được các giải sau đây: Văn nghệ: 3 giải nhất và 2 giải ba.
Kể chuyện: 2 giải nhất, 1 giải nhì và 4 giải ba. Cờ vua: 1 giải nhất và 2 giải nhì.
Môn
Giải Văn nghệ Kể chuyện Cờ vua
Nhất 3
Nhì 0
Ba 2
GV có thể bổ sung tình huống, chẳng hạn: Tìm tổng số giải của các bạn.
Mục tiêu: Rèn luyện NL1, NL2.
Hình thức dạy học – Thời lượng: Tại lớp – 03 phút.
Kết quả mong đợi: Môn
Giải Văn nghệ Kể chuyện Cờ vua
Nhất 3 2 1 Nhì 0 1 2 Ba 2 4 0 Cộng 5 7 3 Tất cả có: 5 + 7 + 3 = 15 (giải). Đáp số: 15 giải.
Ví dụ 35 (Bài 4, tr. 159, Toán 3): Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu).
Tổng số tiền Số các tờ giấy bạc 10 000 đồng 20 000 đồng 50 000 đồng 80 000 đồng 1 1 1 90 000 đồng 100 000 đồng 70 000 đồng
GV có thể thay đổi kết luận cho bài Toán, chẳng hạn:
Với các tờ giấy bạc đã cho, em hãy tổng hợp sao cho bằng tổng số tiền tương ứng (theo mẫu). Có bao nhiêu cách để tổng hợp?
Tổng số tiền Số các tờ giấy bạc 5 000 đồng 10 000 đồng 20 000 đồng 50 000 đồng 80 000 đồng 0 1 1 1 2 0 1 1 ... ... ... ... 90 000 đồng 100 000 đồng 70 000 đồng Mục tiêu: Rèn luyện NL2, NL3.
Thời gian: GV thực hiện giảng dạy trên lớp 8-10 phút.
Phương tiện: Giáo án điện tử, máy soi, SGK.
Tiến trình dạy học:
- HS đọc yêu cầu (GV đưa bảng và yêu cầu đã thay đổi lên màn hình) và làm bài cá nhân vào SGK.
- HS báo cáo bài, GV dùng máy soi bài HS trước lớp.
- GV hỏi: Ngoài cách bạn đã trình bày, em còn có những cách để tổng hợp các tờ giấy bạc thành tổng số tiền đã cho?
- GV chốt đáp án, tuyên dương HS có kết quả tốt.
- Liên hệ: HS về tự thực hiện tổng số tiền bố mẹ cho trong 2 ngày hoặc