Kết luận chươn gI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua một số bài toán hình học có nội dung thực tế cho học sinh lớp 9 (Trang 27)

Trong quá trình hình thành và phát triển của Toán học thì toán học có liên hệ mật thiết với thực tiễn. Thực tiễn đã giúp cho Toán học nói chung và hình học nói riêng phát triển. Nhưng những bài hình học có trong chương trình học còn ít và chưa thực sự được quan tâm đúng mức trong chương trình lớp 9 hiện hành, cũng như ở giáo dục Việt Nam. Ở nước ngoài trong một số trường đã có những dự án kết nối toán học với đời sống. Từ năm 2000, chương trình đánh giá HS quốc tế (Programme for International Student Assessment, viết tắt là PISA) được tổ chức và được sự hưởng ứng của nhiều nước trên thế giới. Chương trình được tổ chức 3 năm một lần, đưa ra các bài Toán giải quyết các vấn đề ở các lĩnh vực Toán, Khoa học tự nhiên và đọc

hiểu, qua đó đánh giá được những năng lực cần thiết ở HS độ tuổi 15. Theo Trần Vui (2009)

Những câu hỏi của PISA sẽ đánh giá hiểu biết Toán học thông qua một sự kết hợp các loại câu hỏi: câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi nhiều lựa chọn. HS xâm nhập từ từ vào tình huống bài toán thông qua các câu hỏi tăng dần độ phức tạp. "Khoảng 66% câu hỏi khoa học của PISA yêu cầu HS liên hệ kiến thức học được với những tình huống thực tế trong cuộc sống"

Đánh giá OECD/PISA tập trung vào các bài toán thực tế, đặc biệt là những loại tình huống và vấn đề thường và hay gặp trong lớp học. HS phải đưa ra những kiến thức Toán học phù hợp và áp dụng chúng một cách hữu ích [20].

Ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình và đổi mới phương pháp dạy học, một số trường đại học đã đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá thông qua bài kiểm tra năng lực của HS như: Trường Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc Gia Hà Nội,... nhằm phát triển NLGQVĐ của người học. Qua các cơ sở lý luận và thực tiễn trong chương tôi có sự quyết tâm, tin tưởng vào đề tài luận văn của mình và cũng kì vọng về những đóng góp có giá trị ở những chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THÔNG QUA CÁC BÀI TOÁN HÌNH HỌC CÓ NỘI DUNG THỰC TẾ

CHO HỌC SINH LỚP 9. 2.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp

2.1.1. Nguyên tắc 1. Đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn tiễn

Trong Toán học nói chung hay trong hình học nói riêng phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nếu không đảm bảo nguyên tắc này trong giảng dạy thì chất lượng và hiệu quả không đạt yêu cầu.

Lý luận và thực tế bổ sung cho nhau "Thực tiễn mà không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông". Như Bác Hồ đã từng nói "Học phải đi đôi với hành" học phải toàn diện, không chỉ có tri thức phổ thông mà còn phải có đạo đức cách mạng, còn hành là vận dụng những điều đã học vào việc giải quyết vấn đề do thực tiễn đề ra. Việc học nội dung khái niệm, lý thuyết và thực hành có mối quan hệ mật thiết, do đó giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Để đảm bảo nguyên tắc này thì cần phải thực hiện dạy học trên 3 phương diện, nội dung; phương pháp và hình thức tổ chức như sau:

- Nội dung dạy học phải đảm bảo cho người học nắm vững được lý thuyết, thấy rõ được những giá trị và vai trò của kiến thức đối với thực tiễn, chỉ ra được phương hướng ứng dụng kiến thức khoa học vào hoàn cảnh cụ thể, phản ánh được tình hình thực tiễn vào nội dung bài dạy.

- Phương pháp dạy học cần giúp HS hiểu được vấn đề từ đó đặt ra những câu hỏi nhằm đi đến đích giải quyết được vấn đề, có thể dùng lý luận, có thể phải dùng đến các phương pháp khác nhau như thí nghiệm, điều tra, nghiên cứu các tài liệu thực tiễn nhằm giúp HS nắm nhanh và chắc những kiến thức lý thuyết và vận dụng những tri thức lý thuyết đó vào giải quyết các tình huống.

- Hình thức dạy học cần kết hợp nhiều phương pháp, nhiều hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực như: thực hành làm mô hình, quan sát hình ảnh; tham quan xoay quanh nội dung kiến thức khoa học.

2.1.2. Nguyên tắc 2. Đảm bảo nguyên tắc của sự phân hóa đối tượng

Theo mục tiêu xây dựng chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán đảm bảo yêu cầu phân hóa "Đối với tất cả các cấp học, môn Toán quán triệt tinh thần dạy học theo hướng cá thể hóa người học trên cơ sở đảm bảo đa số học sinh (trên tất cả các vùng miền của cả nước) đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình; đồng thời chú trọng đến các đối tượng chuyên biệt (học sinh giỏi, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn..." [19, tr.5]

Để đảm bảo nguyên tắc của sự phân hóa đối tượng ta phải hiểu được phân hóa là gì? Và dạy học phân hóa là như thế nào?

Phân hóa là một hoạt động mà ở đó cần phân loại và chia các đối tượng từ đó tổ chức, vận dụng các nội dung, phương pháp và hình thức cho phù hợp với đối tượng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Theo Tomlinson, dạy học phân hoá là "sắp xếp" những gì diễn ra trên lớp để HS có nhiều cơ hội lựa chọn cho mình cách chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng và thái độ diễn đạt những gì mà họ học được; nghĩa là dạy học phân hoá sẽ cung cấp cho HS những con đường khác nhau để lĩnh hội nội dung dạy học. Thông qua đó, HS đạt hiệu quả học tập cao hơn.

Dạy học phân hóa là GV sẽ tổ chức hoạt động cho HS theo tùy đối tượng, nhằm đảm bảo yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, khả năng, nhu cầu, hứng thú của từng HS nhằm phát huy tối đa những năng lực, khả năng vốn có của HS.

Vì sao trong dạy học lại phải phân hóa đối tượng?

- Thứ nhất, mỗi HS là một cá nhân có những năng lực, nhận thức, điều kiện và hoàn cảnh học tập khác nhau, không ai giống ai nên khi dạy học GV cần trang bị cho HS những kiến thức phổ thông cốt lõi đồng thời giúp HS phát huy năng lực cá nhân .

- Thứ hai, phân hóa đối tượng sẽ giúp phân luồng tốt được HS đáp ứng được yêu cầu phân công lao động xã hội.

Dạy học phân hóa như thế nào?

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 "tích hợp cao ở các lớp học dưới, và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn" Chương trình GDPT mới thể hiện yêu cầu phân hóa trên hai bình diện lớn.

Phân hóa trong (vi mô) tiếp tục được quán triệt ở tất cả các cấp, lớp học, tất cả các môn học/hoạt động giáo dục. Để thực hiện hướng phân hóa này, việc thiết kế yêu cầu cần đạt (chuẩn) của chương trình và đặc biệt cách biên soạn sách giáo khoa cần chú ý đến các yêu cầu mức độ khác nhau của cùng một vấn đề/đề tài. Ngoài ra để phân hóa trong có hiệu quả cần đề cao phương pháp dạy học của giáo viên và cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

Phân hóa ngoài (vĩ mô) được thể hiện ở các cấp theo hai hình thức:

- Thứ nhất: Xây dựng môn học theo các học phần (mô-đun) và các chủ đề khác nhau để học sinh tự chọn cho phù hợp với năng lực bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường

- Thứ hai: Phân hóa bằng dạy học tự chọn ở trung học phổ thông (giai đoạn định hướng nghề nghiệp) theo hướng, học sinh học một số môn học bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, hoạt động trải nghiệm; còn lại sẽ được tự chọn trong 3 nhóm môn (mỗi nhóm ít nhất 1 môn) gồm: Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân); Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); Công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, tin học, Nghệ thuật)

Đối với phần hình học có nội dung thực tế thì việc dạy học phân hóa đối tượng rất quan trọng và được quán triệt trong dạy học, nó góp phần phân chia đối tượng HS phù hợp với năng lực cá nhân và nhu cầu phân công lao động trong xã hội.

2.1.3. Nguyên tắc 3. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò định hướng của GV và tính tích cực, tự giác, tính sáng tạo độc lập của HS GV và tính tích cực, tự giác, tính sáng tạo độc lập của HS

Để đảm bảo mục tiêu đổi mới và phát triển NLGQVĐ trong quá trình dạy học cần phải đảm bảo mối quan hệ thống nhất giữa vai trò định hướng của giáo viên và tính tích cực, tự giác của HS. Theo định hướng về phương pháp giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018

Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển [18, tr.32]

Tính tích cực của HS được hiểu là HS chủ động, có thái độ nghiêm túc, biểu hiện sự tương tác của HS với GV, của HS với HS trong quá trình học tập, nghiên cứu thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức cao các chức năng tâm lí (như hứng thú, chú ý, ý chí...) nhằm đạt được mục đích đặt ra với mức độ cao nhất. Để phát huy tính tích cực của HS, giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực sau:

- Phương pháp dạy học theo nhóm: HS trong một lớp được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn mỗi nhóm tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công hợp tác làm việc. Kết quả của nhóm sẽ được một bạn trong nhóm trình bày và đánh giá trước lớp.

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: GV sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết trên những trường hợp xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để chứng minh cho một vấn đề hoặc một số vấn đề. Nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video, không phải văn bản viết

- Phương pháp GQVĐ: GV đặt ra cho HS các vấn đề chứa đựng mâu thuẫn giữa cái chưa biết và các đã biết, tạo cho HS chủ động và có nhu cầu giải quyết vấn đề đó.

- Phương pháp đóng vai: Tổ chức cho HS làm thử một tình huống giả định, giúp HS suy nghĩ về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà HS và thực hiện hoặc quan sát được, từ đó thảo luận, đưa ra ý kiến và dẫn đến thống nhất.

- Phương pháp trò chơi: Tổ chức cho HS tìm hiểu về một vấn đề, hay thể nghiệm những hành động, việc làm thông qua một trò chơi.

- Phương pháp dạy học theo dự án: GV cho HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành, thường được thực hành theo nhóm. Sản phẩm có thể là bài thu hoạch, có thể sử dụng công bố giới thiệu.

- Phương pháp bàn tay nặn bột: Dựa trên các thí nghiệm, nghiên cứu, điều tra, HS tìm ra những câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống. Phương pháp tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của HS.

- Phương pháp dạy học theo góc: Tổ chức hoạt động học mà người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể của không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách khác nhau.

Tính tự giác của HS là một hình thức rèn luyện có chọn lọc, tạo nên thói quen tích cực trong cách nghĩ, cách hành động, nhằm mục đích nâng cao bản thân hướng tới thành công. Đó là quá trình nỗ lực không ngừng, tự khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Tính tự giác không phải tự nhiên mà có mà nó cần được rèn luyện từ trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Tính tự giác trong học tập được hình thành từ thói quen tốt trong học tập như sử dụng giờ giấc, sắp xếp thời gian biểu khoa học, biết có trách nhiệm với công việc, ý chí muốn đạt được kết quả cao.

HS tự giác học tập được thể hiện nghiên cứu bài học trước và sau khi lên lớp, tham gia tích cực các hoạt động ngoại, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, đúng hẹn trong các hoạt động.

Tính sáng tạo độc lập của HS được hiểu là sự độc lập trong giải quyết vấn đề, tìm tòi và giải quyết được cái mới khi chưa được học, chưa được biết đến nó nhưng vẫn đạt kết quả cao. Sáng tạo được thể hiện thông qua 4 mức độ của nhận thức: Biết, hiểu, vận dụng, vận dụng cao (sáng tạo) được thể hiện:

• HS dám mạnh dạn đề xuất cái mới. • Biết tìm ra vấn đề, tự giải quyết.

• Biết trả lời nhanh chính xác câu hỏi của giáo viên. Biết phát hiện vấn đề mấu chốt, cốt lõi, phát hiện vấn đề một cách nhanh chóng.

• Biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa tư duy sáng tạo và phán đoán để đưa ra kết quả chính xác.

• Biết linh hoạt trong các tình huống và phương án giải quyết.

• Biết vận dụng kiến thức khoa học để giải quyết thực tế và ngược lại vận dụng thực tế để giải quyết vấn đề khoa học.

Để đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò định hướng của GV và tính tích cực, tự giác và độc lập sáng tạo của HS trong quá trình dạy học cần phải quan tâm đúng mức đến việc giáo dục cho người học ý thức đầy đủ và sâu sắc mục đích và nhiệm vụ học tập bộ môn Toán nói chung và phần hình học nói riêng để HS xác định đúng động cơ và thái độ học tập. GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, nêu và giải quyết vấn đề, khuyến khích HS trình bày ý kiến, ý tưởng thắc mắc, phát triển khả năng phán đoán, tác phong độc lập suy nghĩ. GV phối hợp nhiều hình thức tổ chức học tập cho HS tạo sự hứng thú cho tiết học. Hình thành cho người học những thao tác tư duy, những hành động thực hành, tạo điều kiện cho HS có cơ hội thể hiện khả năng hoạt động sáng tạo trong quá trình học tập. Khuyến khích động viên kết hợp tính tự giác, tích cực học tập và độc lập sáng tạo của HS để giải quyết vấn đề nảy sinh trong hoạt động học tập.

2.2. Các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua các bài toán hình học có nội dung thực tế cho học sinh lớp 9 bài toán hình học có nội dung thực tế cho học sinh lớp 9

2.2.1. Biện pháp 1. Tạo hứng thú cho HS khi giải quyết vấn đề hình học học

Trong thực tế giảng dạy, một tiết học tốt, thành công nếu học sinh tích cực hợp tác với giáo viên, chủ động lĩnh hội kiến thức trong tiết dạy nên việc tạo hứng thú cho HS trong quá trình học là một nhiệm vụ cần thiết. Để tạo hứng thú cho HS trong môn Toán nói chung và dạy hình nói riêng, trong tiết học GV nên cho HS khởi động tiết học bằng một số trò chơi như truyền quà, lật mảnh ghép, hoặc ngôi sao may mắn, chiếc nón kì diệu...để cho HS vào tiết học với một tâm thế thoải mái nhất, không bị gò bó, gượng ép. Có khi GV lại cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua một số bài toán hình học có nội dung thực tế cho học sinh lớp 9 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)