Sau khi gặp gỡ trao đổi với 12 giáo viên môn Toán trong 3 trường bàn và các biện pháp đề xuất trong luận văn ở chương 2 các giáo viên đề cho rằng biện pháp có tính mới và khả thi. Dựa trên những biện pháp đó GV thấy được cần phải thay đổi trong phương pháp giảng dạy và cách tiếp cận vấn đề để mang lại hiệu quả học tập cao. Sau tiết TNSP thu lại được kết quả tích cực, học sinh của lớp TNSP phát triển được năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác nhằm giải quyết được vấn đề đặt ra trong các bài toán hình gắn với thực tiễn hơn lớp đối chứng. Kết quả TNSP đã chứng tỏ tính khả thi, hiệu quả và nhân rộng của việc triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua các bài toán thực tế cho HS lớp 9.
KẾT LUẬN
Năng lực giải quyết vấn đề là một năng lực quan trọng của người học, đó là mục tiêu phát triển của nền giáo dục hiện đại. Toán học nói chung và hình học nói riêng cần phải được tăng cường thêm khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng toán học vào giải quyết vấn đề thực tiễn nảy sinh trong cuộc sống, GV là người định hướng, hướng dẫn và giúp đỡ cho HS thấy được tầm quan trọng của Toán học trong thực tế và thấy được có thể giải quyết được vấn đề khi áp dụng vào Toán. Tuy nhiên nhiều thầy cô chưa thực sự quan tâm nhiều đến vai trò thực tiễn của Toán học trong giảng dạy. Để góp phần phục vụ mục tiêu chung của giáo dục và sự phát triển chất lượng chung của nhà trường, tôi hi vọng những biện pháp của tôi sẽ giúp cho GV môn Toán giải đáp được câu hỏi làm thế nào để HS có thể giải quyết tốt vấn đề và hứng thú với phân môn Toán hình. Gắn thực tế vào bài học phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện của nền giáo dục. Tôi đề xuất 4 biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua các bài toán có nội dung thực tế cho HS lớp 9 như sau:
Biện pháp 1: Tạo hứng thú cho HS khi giải quyết vấn đề hình học
Biện pháp 2: Hệ thống hóa các bài toán về hình học có nội dung thực tế nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
Biện pháp 3: Rèn kĩ năng giải quyết vấn đề cho HS thông qua một số bài toán hình học có nội dung thực tế.
Biện pháp 4: Rèn luyện cho HS tự giải quyết vấn đề về hình học trong một số bài toán thực tiễn.
Kết quả TNSP đã phần nào chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp được đề xuất. Luận văn có những đóng góp sau:
Về lý luận
Trên cơ sở nghiên cứu phân tích nhưng khái niệm, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn chỉ ra sự cần thiết của hình học với thực tiễn mà HS có nhu cầu giải quyết vấn đề thúc đẩy sự phát triển năng lực của HS.
Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua các bài toán hình học có nội dung thực tế được sử dụng trong chương trình hình học lớp 9.
Về thực tiễn
Thấy được thực trạng của việc học phân môn hình học của học sinh, áp dụng giải pháp nhằm tạo hứng thú cho HS khi học hình, HS thấy được vai trò của hình học trong thực tiễn mà đến với phân môn hình học theo một nhu cầu tự nguyện của cá nhân, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS lớp 9.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hoàng Chúng (1997), PPDH Toán ở trường phổ thông trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2]. Phan Đức Chính (Tổng chủ biên, 2006), Sách giáo khoa Toán 9 tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[3]. Phan Đức Chính (Tổng chủ biên, 2006), Sách giáo khoa Toán 9 tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4]. G. Polya (1997), Sáng tạo toán học, NXB Giáo dục.
[5]. G. Polya (1997), Giải một bài toán như thế nào, NXB Giáo dục. [6]. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[7]. Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học môn toán, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[8]. Bùi Văn Nghị (1996), Giáo trình phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[9]. Lê Thống Nhất (2001), Rèn luyện kĩ năng giải toán THCS, NXB Giáo dục.
[10]. Hoàng Phê (2001), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
[11]. Quốc Hội (2014), Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, 28/11/2014, Hà Nội.
[12]. Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lý học, NXB Giáo dục.
[13]. PGS.PTS.NGUT. Đoàn Phan Tân (1999), Thông báo khoa học ĐHVH Toán học và thực tiễn đời sống.
[14]. Tôn Thân (Chủ biên, 2006), Sách bài tập Toán 9 tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[15]. Tôn Thân (Chủ biên, 2006), Sách bài tập Toán 9 tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[16]. Vũ Hữu Tuyên (2016), Thiết kế bài toán hình học gắn với dạy học thực tiễn trong hình học ở trường THPT, luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội.
[17]. Nguyễn Anh Tuấn (2016), Giáo trình logic toán và Lịch sử toán học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
[18]. Thông tư số 32/2018/TT - BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
[19]. Trần Vui (2009), Đánh giá hiểu biết của học sinh 15 tuổi, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[20]. Trần Vui (2014), Giải quyết vấn đề thực tiễn trong dạy học Toán, NXB Đại học Huế.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu tham khảo ý kiến học sinh sau tiết TNSP
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước phương án mà em chọn là đúng.
Câu 1. Trong phân môn Đại Số và Hình học được học trong chương trình
môn Toán em thích?
A. Đại số. B.Hình học. C. Cả hai. D. Không thích. Câu 2. Các tiết học Hình học trước TNSP có tạo hứng thú học cho em không?
A. Rất hứng thú. B. Bình thường. C. Không D. Hứng thú. Câu 3. Em có thích các giờ học thực nghiệm sư phạm hay không?
A. Rất thích. B. Thích. C. Bình thường. D. Không thích. Câu 4. Thông thường em làm được các bài toán Hình học ở mức độ nào?
A. Dưới 40%. B. Từ 40% đến 60% . C. Trên 70% đến 80%. D. Trên 80%.
Câu 5. Em tự đánh giá làm được các bài toán trong các tiết TNSP ở mức độ? A. Dưới 40%. B. Từ 40% đến 60% .
C. Trên 70% đến 80%. D. Trên 80%.
Câu 6. Em có thích phương pháp dạy học hình học của thầy cô trong các giờ
TNSP hay không?
A. Rất thích. B. Thích. C. Bình thường. D. Không thích. Câu 7. Em có thấy được ý nghĩa thực tiễn của các kiến thức Hình học trong
các bài TNSP hay không?
A. Không. B. Bình thường. C. Không biết. D. Có. Câu 8. Em hiểu bài ở mức độ nào?
A. Rất hiểu. B. Bình thường. C. Hiểu ít. D. Không hiểu. Câu 9. Em có muốn thầy cô thay đổi phương pháp dạy học Hình học như các
giờ TNSP hay không?
A. Có. B. Không.
Câu 10. Em thấy mức độ đề kiểm tra 45 phút sau TNSP như thế nào? A. Dễ. B. Vừa. C.Khó. D. Quá khó.
Phụ lục 2. Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên về tiết dạy TNSP
Xin quý thầy cô cho biết ý kiến bằng cách khoanh tròn vào chữ cái phương án mà thầy cô lựa chọn.
Câu 1. Trong 2 phân môn Đại số và Hình học thì đa số HS khó khăn học
trong phân môn nào nhất?
A. Đại số. B. Hình học. C. Như nhau. D. Tùy đối tượng. Câu 2. Dạy tiết học hình học trước thực nghiệm sư phạm thầy cô có gặp khó
khăn gì không?
A. Có. B. Bình thường. C. Không. D. Tùy theo từng bài. Câu 3. Dự giờ thầy (cô) có thích các giờ học TNSP không?
A. Rất thích. B. Thích. C. Bình thường. D. Không thích.
Câu 4. Thông thường HS khi học hình xong làm được các bài toán Hình học
ở mức độ nào?
A. Dưới 40%. B. Từ 40% đến 60% . C. Trên 70% đến 80%. D. Trên 80%.
Câu 5. Theo thầy (cô) HS làm được các bài toán trong các tiết thực nghiệm
sư phạm ở mức độ nào?
A. Dưới 40%. B. Từ 40% đến 60% . C. Trên 70% đến 80%. D. Trên 80%.
Câu 6. Thầy cô có thích phương pháp dạy học hình học trong các giờ thực
nghiệm sư phạm hay không?
A. Không thích. B. Bình thường. C. Thích. D. Rất thích.
Câu 7. Thầy (cô) có thấy được ý nghĩa thực tiễn của các kiến thức Hình học
trong các bài thực nghiệm sư phạm hay không?
A. Có. B. Bình thường. C. Không. Câu 8. Thầy (cô) đánh giá HS lớp TNSP hiểu bài ở mức độ nào?
A. Rất hiểu. B. Bình thường. C. Hiểu ít. D. Không hiểu. Câu 9. Thầy (cô) có muốn thay đổi phương pháp dạy như tiết TNSP?
Câu 10. Thầy (cô) đánh giá mức độ đề kiểm tra 45 phút sau thực nghiệm sư
phạm như thế nào?