Biện pháp 1 Tạo hứng thú cho HS khi giải quyết vấn đề hình học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua một số bài toán hình học có nội dung thực tế cho học sinh lớp 9 (Trang 35 - 38)

bài toán hình học có nội dung thực tế cho học sinh lớp 9

2.2.1. Biện pháp 1. Tạo hứng thú cho HS khi giải quyết vấn đề hình học học

Trong thực tế giảng dạy, một tiết học tốt, thành công nếu học sinh tích cực hợp tác với giáo viên, chủ động lĩnh hội kiến thức trong tiết dạy nên việc tạo hứng thú cho HS trong quá trình học là một nhiệm vụ cần thiết. Để tạo hứng thú cho HS trong môn Toán nói chung và dạy hình nói riêng, trong tiết học GV nên cho HS khởi động tiết học bằng một số trò chơi như truyền quà, lật mảnh ghép, hoặc ngôi sao may mắn, chiếc nón kì diệu...để cho HS vào tiết học với một tâm thế thoải mái nhất, không bị gò bó, gượng ép. Có khi GV lại cho HS nghe hoặc quan sát hình ảnh, hoặc tham gia tình huống hoạt động thực tế, có liên quan đến nội dung bài học để HS suy nghĩ tìm hướng giải quyết để dẫn vào bài, HS không cảm thấy tiết học khô khan, nhàm chán đồng thời các em sẽ nhận thức được tính thực tiễn của phân môn hình học.

Chẳng hạn như khi dạy bài "§1. Một số hệ thức về cạnh về đường cao trong tam giác vuông" GV tổ chức cho HS chơi trò chơi lật mảnh ghép. HS lật 4 mảnh ghép tương ứng với 4 câu hỏi để tìm bức tranh bị che "Ông là ai ?"

Mảnh ghép 1: Cho tam giác ABC vuông tại A như hình 3, tính độ dài cạnh BC?

Hình 3

Mảnh ghép 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Điền vào chỗ ...: ΔABC... HAC∆

Mảnh ghép 3: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Tính diện tích tam giác ABC bằng 2 cách?

Mảnh ghép 4: Trong tam giác vuông bình phương cạnh huyền bằng?

Lật 4 mảnh ghép là nhà bác học Pi-ta-go (hình 1.1), người được mệnh danh là cha đẻ của các con số. Pythagoras (tiếng Hy Lạp: Πυθαγόρας; sinh khoảng năm 580 đến 570 TCN - mất khoảng năm 500 đến 490 TCN) là một nhà triết học người Hy Lạp và là người sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pythagoras. Ông thường được biết đến như một nhà khoa học và toán học vĩ đại và đã có những đóng góp to lớn trong Toán học như Pythagoras đã thành công trong việc chứng minh tổng ba góc của một tam giác bằng 180° và nổi tiếng nhất nhờ định lý toán học mang tên ông "Định lý Pi-ta-go".

Với việc ôn lại kiến thức cũ và liên kết với kiến thức mới thông qua trò chơi sẽ làm cho tiết học trở lên nhẹ nhàng hơn, kích thích được sự hứng thú và tìm tòi của HS.

Còn đối với bài "§4. Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông "khi dạy GV nên cho HS tiếp cận từ một tình huống mang tính thực tế”

Tình huống thực tế

Một chiếc thang dài 3m . Cần để chân thang cách chân tường một

khoảng bao nhiêu để nó tạo được với mặt đất một góc "an toàn" 65°

(tức là thang đảm bảo khi sử dụng) [2, tr.85].

Với cách tiếp cận bài toán thực tế, tạo sự hứng thú tìm tòi của HS một cách tự nhiên không gò bó. HS sẽ sử dụng kiến thức đã học về tỉ số lượng giác của góc nhọn để giải quyết vấn đề đưa ra.

Mỗi bài có một đặc thù và phương pháp tiếp cận riêng, khi dạy Chương IV. "§4. Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ" GV có thể tiếp cận bằng cách cho HS quan sát hình ảnh sự tạo thành hình trụ tròn xoay bằng phần mềm vẽ hình "Geometer’s Sketchpad" chỉ ra cho HS các yếu tố tạo nên hình trụ giúp HS hứng thú và ghi nhớ nhanh các yếu tố tạo nên hình trụ để tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng hơn.

Hình 2.2: Sự tạo thành mặt trụ bằng phần mềm "Geometer’s Sketchpad"

Khi dạy hình không gian GV cần chỉ ra cho HS những hình ảnh thực tế như dạy hình hộp chữ nhật, chỉ cho HS các kích thước tạo thành trong không gian phòng học...Để tạo được hứng thú cho HS trong tiết học rõ ràng người giáo viên phải đầu tư thật kĩ cho tiết dạy, lựa chọn phương pháp phù hợp, nhẹ nhàng kích thích được tính tò mò của HS, xuất hiện được cho HS nhu cầu khám phá, chinh phục kiến thức mới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua một số bài toán hình học có nội dung thực tế cho học sinh lớp 9 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)