Nội dung, mục tiêu dạy học môn Toán lớp 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thiết kế và tổ chức một số tình huống dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong môn toán lớp 2 (Trang 28 - 42)

Nội dung Yêu cầu cần đạt

SỐ VÀ PHÉP TÍNH Số tự nhiên Số tự nhiên Số và cấu tạo thập phân của một số

- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 1000. - Nhận biết được số tròn trăm.

- Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số.

- Thực hiện được việc viết số thành tổng của trăm, chục, đơn vị.

- Nhận biết được tia số và viết được số thích hợp trên tia số.

So sánh các số - Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm vi

18

- Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000). - Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000).

Ước lượng số đồ vật

Làm quen với việc ước lượng số đồ vật theo các nhóm 1 chục. Các phép tính với số tự nhiên Phép cộng, phép trừ

- Nhận biết được các thành phần của phép cộng, phép trừ.

- Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ, có nhớ không quá một lượt) các số trong phạm vi 1000.

- Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).

Phép nhân, phép chia

- Nhận biết được ý nghĩa của phép nhân, phép chia. - Nhận biết được các thành phần của phép nhân, phép chia.

- Vận dụng được bảng nhân 2 và bảng nhân 5 trong thực hành tính.

- Vận dụng được bảng chia 2 và bảng chia 5 trong thực hành tính.

Tính nhẩm

- Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20.

- Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm trong phạm vi 1000.

19

quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học

trừ, nhân, chia) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính (ví dụ: bài toán về thêm, bớt một số đơn vị; bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị). HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG Hình học trực quan Hình phẳng và hình khối Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng của một số hình phẳng và hình khối đơn giản

- Nhận biết được điểm, đoạn thẳng, đường cong, đường thẳng, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan.

- Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. - Nhận dạng được khối trụ, khối cầu thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học

- Thực hiện được việc vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

- Nhận biết và thực hiện được việc gấp, cắt, ghép, xếp và tạo hình gắn với việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến hình phẳng và hình khối đã học.

Đo lường

Đo lường

Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại

- Nhận biết được về “nặng hơn”, “nhẹ hơn”.

- Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: kg (ki-lô- gam); đọc và viết được số đo khối lượng trong

20

lượng phạm vi 1000kg.

- Nhận biết được đơn vị đo dung tích: l (lít); đọc và viết được số đo dung tích trong phạm vi 1000 lít. - Nhận biết được các đơn vị đo độ dài dm (đề-xi- mét), m (mét), km (ki-lô-mét) và quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học.

- Nhận biết được một ngày có 24 giờ; một giờ có 60 phút.

- Nhận biết được số ngày trong tháng, ngày trong tháng (ví dụ: tháng Ba có 31 ngày; sinh nhật Bác Hồ là ngày 19 tháng 5).

- Nhận biết được tiền Việt Nam thông qua hình ảnh một số tờ tiền.

Thực hành đo đại lượng

- Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng (một số loại cân thông dụng, thước thẳng có chia vạch đến xăng-ti-mét,...) để thực hành cân, đo, đong, đếm. - Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6.

Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng

- Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo độ dài, khối lượng, dung tích đã học. - Thực hiện được việc ước lượng các số đo trong một số trường hợp đơn giản (ví dụ: cột cờ trường em cao khoảng 6m, cửa ra vào của lớp học cao khoảng 2m, ...).

- Tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài các cạnh.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo lường các đại lượng đã học.

21

MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

Một số yếu tố thống kê Một số yếu tố thống kê Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu

Làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê (trong một số tình huống đơn giản).

Đọc biểu đồ

tranh Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh. Nhận xét về các

số liệu trên biểu đồ tranh

Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh. Một số yếu tố xác suất Một số yếu tố xác suất Làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện

Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể, thông qua một vài thí nghiệm, trò chơi, hoặc xuất phát từ thực tiễn.

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác tuỳ vào điều kiện cụ thể.

Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn, chẳng

hạn:

- Thực hành tính toán, đo lường và ước lượng độ dài, khối lượng, dung tích một số đồ vật trong thực tiễn; thực hành đọc giờ trên đồng hồ, xem lịch; thực hành sắp xếp thời gian biểu học tập và sinh hoạt của cá nhân hằng ngày, trong tuần, ....

22 trong trường, lớp.

Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá (ví dụ: trò chơi học

toán hoặc các hoạt động “Học vui - Vui học”, …) liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức cơ bản.

1.3. Phát triển năng lực Toán học cho học sinh lớp 2 thông qua THDH 1.3.1. Khái niệm năng lực

Khái niệm về năng lực có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, mỗi cách hiểu đều có những thuật ngữ tương ứng. Theo quan điểm của chúng tôi năng lực hiểu theo nghĩa chung nhất là các kĩ năng, khả năng mà cá nhân đó thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định nào đó. Ví dụ như, kĩ năng giao tiếp, khả năng giải toán, khả năng nói tiếng Anh,… thường được đánh giá bằng các trắc nghiệm trí tuệ. Có thể thấy rằng, năng lực là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ hay một hành động cụ thể nào đó, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên những hiểu biết về kĩ năng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động, người học có năng lực hành động về một loại lĩnh vực hoạt động nào đó cần phải hội tụ đủ các dấu hiệu cơ bản sau đây:

- Có kiến thức chuyên sâu về một loại lĩnh vực hoạt động nào đó.

- Biết cách xác định và tiến hành hoạt động hiệu quả nhằm đạt kết quả phù hợp với mục đích bao gồm: Xác định mục đích cụ thể, phương pháp thực hiện hành động, lựa chọn được các giải pháp phù hợp,... và cả các điều kiện, phương tiện để đạt mục đích đã đề ra.

- Hành động phải có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiện, tình huống mới, chưa quen thuộc.

- Dựa trên những khái niệm phân tích ở trên, chúng tôi hiểu năng lực là

khả năng huy động, tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như sự hứng thú, niềm tin, ý chí,... để thực hiện thành công một công việc nào đó trong một tình huống nhất định.

23

- Năng lực của cá nhân được thể hiện và đánh giá thông qua các phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Có thể xem xét riêng một cách tương đối phẩm chất và năng lực, nhưng năng lực hiểu theo nghĩa rộng (năng lực người) bao gồm cả phẩm chất và các năng lực hiểu theo nghĩa hẹp.

1.3.2. Năng lực của người học

Năng lực của người học là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ,... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. Có ba dấu hiệu quan trọng cần lưu ý về năng lực của người học:

- Năng lực không chỉ là khả năng tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức, kĩ năng học được,... mà quan trọng là khả năng hành động, ứng dụng/vận dụng tri thức, kĩ năng học được để giải quyết những vấn đề của cuộc sống đáng đặt ra với các em.

- Năng lực không chỉ là vốn kiến thức, kĩ năng, thái độ sống phù hợp với lứa tuổi mà là sự kết hợp hài hòa của cả ba yếu tố này, thể hiện ở khả năng hành động (thực hiện) hiệu quả, muốn hành động và sẵn sàng hành động đạt mục đích đề ra (gồm động cơ, ý chí, sự tự tin và trách nhiệm xã hội,...).

Năng lực được hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trong lớp học và ở ngoài lớp học. Trường học là một trong những môi trường giáo dục chính thống để giúp học sinh hình thành các năng lực chung, năng lực đặc thù và năng lực chuyên biệt phù hợp với lứa tuổi. Bên cạnh đó, những môi trường khác như gia đình, xã hội cũng góp phần bổ sung hoàn thiện và phát triển năng lực cho các em.

24

1.3.3. Năng lực toán học cần hình thành, rèn luyện và phát triển cho học sinh lớp 2 sinh lớp 2

Môn Toán học góp phần hình thành và phát triển cho HS năm năng lực toán học cốt lõi: NL tư duy và lập luận; NL mô hình hoá; NL giải quyết vấn đề; NL giao tiếp toán học; NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Trong đó:

- NL tư duy và lập luận toán học: Học sinh thực hiện được thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa, tương tự, qui nạp, diễn dịch. Ở bậc tiểu học, nhờ có năng lực này mà HS có thể tìm kiếm được sự tương đồng và những khác biệt trong những tình huống quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa, HS có thể chỉ ra được những chứng cứ, lí lẽ và biết suy luận một cách hợp lí trước khi đưa ra các kết luận. Từ đó các em giải thích hoặc điều chỉnh được cách thức GQVĐ toán học nói chung và các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống nói riêng.

- NL mô hình hóa toán học được thể hiện qua ba bước: (i) Xác định và thiết lập được mô hình toán học; (ii) GQVĐ toán học trong mô hình vừa thiết lập; (iii) Thể hiện và đánh giá được lời giải trong ngữ cảnh thực tiễn.

- Năng lực GQVĐ toán học từ trên sách vở đến hiện thực cuộc sống. NL này được phát triển theo bốn bước: (i) Nhận biết, phát hiện vấn đề; (ii) Lựa chọn, đề xuất cách GQVĐ; (iii) Vận dụng các công cụ sẵn có để GQVĐ đó; (iv) Đánh giá giải pháp đề ra và khái quát các vấn đề tương tự.

- NL giao tiếp toán học biểu hiện cụ thể thông qua các nội dung như: Chuyển được các thông tin toán học thành tri thức văn bản hoặc lời nói; HS trình bày, diễn đạt được các nội dung ý tưởng, giải pháp toán học; Thể hiện sự tự tin khi trình bày, giải thích, đánh giá (tranh luận).

- NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ, tính trong học tập; sử dụng được máy tính cầm tay với những chức năng tính toán đơn giản trong học tập và trong cuộc sống. Hiện nay, việc sử dụng những công cụ, phương tiện phục vụ cho việc học Toán ngày càng phổ biến. Từ những chiếc máy tính bỏ túi đơn giản đến các loại máy thông minh như: Casio

25

FX 570VN Plus, Casio FX 570ES Plus, Vinacal 570EX Plus II,… Mỗi loại máy đều có những ưu nhược điểm riêng, tùy theo mục đích sử dụng và nhu cầu, HS lựa chọn loại máy phù hợp.

Với học sinh lớp 2, biểu hiện cụ thể của năng lực toán học được thể hiện qua việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, phát triển các năng lực như:

- Tìm kiếm sự tương đồng, diễn đạt ở mức độ đơn giản.

- Năng lực tư duy logic, hình thành năng lực nhận biết, phân biệt, so sánh, khái quát và trừu tượng hóa các đối tượng hình học. Phát triển trí tưởng tượng không gian, biết phân tích tổng hợp khi xếp, ghép các hình.

- Năng lực mô hình hóa và giao tiếp toán học, tư duy và lập luận toán học thông qua các bài tập vận dụng Toán học vào cuộc sống.

- Năng lực quan sát, ghi nhớ có chủ định, và kĩ năng định hướng thời gian,...

1.3.4. Phát triển năng lực Toán học cho học sinh lớp 2 thông qua THDH

Toán học có vai trò quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, hiểu biết về toán giúp chúng ta có thể tính toán, ước lượng,... và đặc biệt là có phương pháp tư duy, phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận lôgic,... trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh, trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.

Vấn đề giải toán liên quan đến việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp, kiến thức, kĩ năng cơ bản, khám phá về các con số, xây dựng mô hình, giải thích số liệu, trao đổi các ý tưởng liên quan,... Người giỏi toán đòi hỏi phải có óc sáng tạo, tư duy hệ thống. Học và giải toán giúp HS tự tin, kiên nhẫn, bền bỉ, biết cách làm việc có phương pháp,... Do đó, có thể xem đó là cơ sở cho những phát minh, sáng kiến khoa học. Ngoài ra, kiến thức toán học còn được áp dụng, phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu các môn học khác. Chính vì thế, có thể xem môn Toán là một môn học quan trọng ở các bậc học. Ở bậc tiểu học, môn Toán giúp cho học sinh hình thành và phát triển các năng lực chung, năng lực đặc thù của môn Toán như: Năng lực tính toán, năng lực tư duy, năng lực

26

giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin,...

Ngoài phát triển năng lực môn Toán HS có thể phát triển liên môn, tích hợp các môn học cũng như kĩ năng của bản thân như:

- Hình thành và phát triển năng lực tư duy (tư duy lôgic, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, khả năng suy diễn, suy luận toán học). Phát triển trí tưởng tượng không gian và trực giác toán học.

- Vận dụng được các kiến thức để học toán một cách hiệu quả, học tập các bộ môn khác đồng thời giải thích, giải quyết một số hiện tượng, tình huống xảy ra trong thực tiễn (phù hợp với trình độ). Qua đó, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực mô hình hoá toán học.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thiết kế và tổ chức một số tình huống dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong môn toán lớp 2 (Trang 28 - 42)