Phát triển năng lực Toán học cho học sinh lớp 2 thông qua THDH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thiết kế và tổ chức một số tình huống dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong môn toán lớp 2 (Trang 36 - 39)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Phát triển năng lực Toán học cho học sinh lớp 2 thông qua THDH

Toán học có vai trò quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, hiểu biết về toán giúp chúng ta có thể tính toán, ước lượng,... và đặc biệt là có phương pháp tư duy, phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận lôgic,... trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh, trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.

Vấn đề giải toán liên quan đến việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp, kiến thức, kĩ năng cơ bản, khám phá về các con số, xây dựng mô hình, giải thích số liệu, trao đổi các ý tưởng liên quan,... Người giỏi toán đòi hỏi phải có óc sáng tạo, tư duy hệ thống. Học và giải toán giúp HS tự tin, kiên nhẫn, bền bỉ, biết cách làm việc có phương pháp,... Do đó, có thể xem đó là cơ sở cho những phát minh, sáng kiến khoa học. Ngoài ra, kiến thức toán học còn được áp dụng, phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu các môn học khác. Chính vì thế, có thể xem môn Toán là một môn học quan trọng ở các bậc học. Ở bậc tiểu học, môn Toán giúp cho học sinh hình thành và phát triển các năng lực chung, năng lực đặc thù của môn Toán như: Năng lực tính toán, năng lực tư duy, năng lực

26

giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin,...

Ngoài phát triển năng lực môn Toán HS có thể phát triển liên môn, tích hợp các môn học cũng như kĩ năng của bản thân như:

- Hình thành và phát triển năng lực tư duy (tư duy lôgic, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, khả năng suy diễn, suy luận toán học). Phát triển trí tưởng tượng không gian và trực giác toán học.

- Vận dụng được các kiến thức để học toán một cách hiệu quả, học tập các bộ môn khác đồng thời giải thích, giải quyết một số hiện tượng, tình huống xảy ra trong thực tiễn (phù hợp với trình độ). Qua đó, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực mô hình hoá toán học.

- Phát triển năng lực giao tiếp, vốn ngôn ngữ (ngôn ngữ toán và ngôn ngữ thông thường trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau) trong giao tiếp và giao tiếp một cách hiệu quả.

- Góp phần cùng các bộ môn khác hình thành thế giới quan khoa học, hiểu được nguồn gốc thực tiễn và khả năng ứng dụng rộng rãi của toán học trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Biết cách làm việc có kế hoạch, cẩn thận, chính xác, có thói quen tò mò, thích tìm hiểu, khám phá; biết cách học độc lập với phương pháp thích hợp cùng những kỹ năng cần thiết, trong sự hợp tác có kết quả với người khác.

Vấn đề phát triển năng lực cho HS, đòi hỏi người GV phải chú ý đến khả năng hành động, giải quyết vấn đề của học sinh trong những tình huống khác nhau và xem kết quả này là tổng lượng thông tin mà HS lĩnh hội được. Ở bậc tiểu học nói chung và đối với lớp 2 nói riêng, chúng tôi xác định năm định hướng chính để thực hiện dạy học môn Toán phát triển năng lực cho học sinh như sau:

a) Hướng thứ nhất: Hình thành và phát triển các năng lực then chốt mang

đặc tính bộ môn (năng lực đặc thù) cho HS. Ví dụ các năng lực then chốt: Năng lực tư duy (suy luận, lập luận, tưởng tượng không gian, dự đoán, tìm tòi, trực

27

giác toán học, ....); Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực mô hình hóa toán học; Năng lực sử dụng có hiệu quả ngôn ngữ và các biểu diễn toán học (chữ, kí hiệu, biểu đồ, các liên kết logic) kết hợp với ngôn ngữ thông thường.

b) Hướng thứ hai: Tập trung quan tâm đến việc hình thành và phát triển

kĩ năng mô phỏng, mô hình hóa toán học theo những đặc trưng riêng của bộ môn.

c) Hướng thứ ba: Để thực hiện tính ứng dụng của giáo dục toán trong nhà

trường thì người giáo viên phải bảo đảm một cách hài hòa và thích hợp giữa nội dung giáo dục toán học với đời sống thực tiễn xã hội của học sinh và phải phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học và đời sống xã hội.

d) Hướng thứ tư: Đổi mới nội dung dạy học toán cần gắn bó mật thiết với

việc góp phần hình thành, phát triển, rèn luyện và làm chủ các kĩ năng cho học sinh. Cách tiếp cận này đề cập đến một phạm vi đa dạng của các kĩ năng mà con người hiện đại sử dụng trong cuộc sống và trong công việc, tránh xu hướng cực đoan khi nhấn mạnh cách tiếp cận năng lực, bởi lẽ mục tiêu then chốt của giáo dục toán học vẫn là góp phần hình thành và phát triển nhân cách người học. Do đó, cùng với việc phát triển năng lực chung thì người học phải được hình thành những phẩm chất tốt đẹp qua việc học toán như: Tính cần cù, chăm chỉ, sự kiên trì, cẩn thận trong công việc, ...

e) Hướng thứ năm: GV cần tạo các tình huống để học sinh vận dụng kiến

thức, kĩ năng toán học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, lao động, sản xuất.

Căn cứ vào nội dung, cấu trúc bài học trong Chương trình GDPT 2018, các biểu hiện năng lực cốt lõi và định hướng phát triển năng lực cho HS nói trên. Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn định hướng thứ năm là thiết kế và tổ chức các tình huống dạy học trong môn Toán lớp 2 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và vận dụng toán học vào thực tiễn cuộc sống.

28

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thiết kế và tổ chức một số tình huống dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong môn toán lớp 2 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)