6. Cấu trúc luận văn
1.4.4. Kết quả khảo sát
1.4.4.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tầm quan trọng của việc thiết kế THDH
Kết quả khảo sát về tính cần thiết của việc thiết kế và tổ chức tình huống dạy học trong môn toán lớp 2 theo định hướng tiếp cận năng lực thực hiện trong Bảng 1.2. Trong đó: 90,15% giáo viên đánh giá tổ chức các THDH này là rất cần thiết để phát triển năng lực thực hiện cho học sinh lớp 2; 9.85% cho ý kiến cần thiết, 0% đánh giá không cần thiết.
Kết quả khảo sát cho thấy tính cần thiết và tầm quan trọng của việc thiết kế và tổ chức tình huống dạy học trong môn toán lớp 2 theo định hướng tiếp cận năng lực thực hiện trong bối cảnh hiện nay.
Bảng 1. 2. Kết quả khảo sát của giáo viên về sự cần thiết của việc thiết kế tổ chức THDH môn Toán lớp 2
Câu trả lời Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Số lượng 35 3 0
Tỷ lệ (%) 92.105 7.895 0.0
1.4.4.2. Khảo sát ý kiến giáo viên về các khó khăn khi thiết kế tổ chức THDH Toán lớp 2 theo Chương trình GDPT 2018
Kết quả khảo sát về các khó khăn gặp phải trong quá trình tổ chức THDH Toán lớp 2, Bảng 1.3. Kết quả cho thấy, đa số giáo viên có ý kiến khó khăn nhất là Thiếu tài liệu tham khảo để tổ chức dạy học toán theo hình thức này.
Thực tế cho thấy, rất nhiều GV chưa biết nên tổ chức theo hình thức, hoạt động như thế nào cho phù hợp, đúng chương trình, đảm bảo yêu cầu cần đạt của tiết học, và phát triển năng lực cho học sinh.
Những khó khăn tiếp theo mà GV gặp phải khi thiết kế, tổ chức các hoạt động này gồm nội dung dạy học, tiêu chí đánh giá HS, kinh phí. Qua đây, chúng tôi nhận thấy, nếu có thể giải quyết các vấn đề về tài liệu hướng dẫn tham khảo cách thức tổ chức, cách đánh giá HS trong quá trình thiết kế THDH qua đó lồng
30
ghép kiến thức toán sẽ thành công và đạt kết quả cao trong việc phát triển năng lực cho học sinh.
Bảng 1. 3.Bảng xếp thứ tự các khó khăn mà GV gặp phải khi tổ chức THDH trong môn Toán cho HS lớp 2
STT Ý kiến Số
lượng
Tỷ lệ (%)
1 Thiếu tài liệu tham khảo, lựa chọn nội dung học tập
để tổ chức THDH 34 89.47
3 Khó khăn trong việc tổ chức, quản lý học sinh 27 71.05 4 Phân bổ thời lượng chưa phù hợp
thiếu những tiêu chí đánh giá học sinh 23 60.52 5 GV không đủ thời gian, học sinh còn thụ động khi tham
gia 21 55.26
6 Thiếu cơ chế, quy định về hình thức dạy học này 17 44.73 9 Thiếu phương tiện, cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động 5 13.15
1.4.4.3. Khảo sát mong muốn của giáo viên khi thiết kế, tổ chức THDH Toán lớp 2 phát triển năng lực cho học sinh
Trên cơ sở khảo sát những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi thiết kế, tổ chức THDH Toán phát triển năng lực cho học sinh, luận văn tiến hành lấy ý kiến giáo viên về các nội dung mong muốn được cung cấp hỗ trợ khi dạy học theo hình thức này, kết quả trong Bảng 1.4.
Kết quả cho thấy, đa số giáo viên muốn được cung cấp đầy đủ từ hướng dẫn thiết kế kế hoạch, tổ chức hoạt động dạy học, kiến thức, phương tiện, phương pháp dạy học. Việc giáo viên đòi hỏi cung cấp các tiêu chí để đánh giá kết quả học tập của học sinh có ít lựa chọn nhất chiếm tỉ lệ 39.47%. Trước đây, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của các em chưa thực sự được chú trọng, giáo viên chủ yếu đánh giá học sinh qua bài kiểm tra cuối kì, cuối năm học, việc đánh giá xuyên suốt cả quả trình chưa thực sự có kết quả rõ ràng. Hiện nay, với chương trình GDPT năm 2018, vấn đề kiểm tra, đánh giá học sinh được quan
31
tâm đặc biệt, chính vì vậy luận văn cũng quan tâm đến việc đề xuất một số mức độ đánh giá để cụ thể các tiêu chí nhằm giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc đánh giá học sinh khi tổ chức các THDH.
Bảng 1. 4. Kết quả khảo sát sự mong muốn của giáo viên khi tổ chức THDH
Câu hỏi Số lượng giáo
viên
Tỉ lệ (%)
Cần gợi ý, hướng dẫn thiết kế; Kế hoạch tổ chức các hoạt động
31 81.57
Các bài tập vận dụng, trò chơi học tập tổ chức THDH
32 84.21
Nội dung kiến thức và các phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học
27 71.05
Tiêu chí đánh giá kết quả 15 39.47
Hệ thống các tài liệu tham khảo 26 68.62
1.4.4.4. Khảo sát ý kiến giáo viên về các phương pháp thiết kế tổ chức tình huống dạy học Toán lớp 2 theo Chương trình GDPT 2018
Luận văn tiến hành khảo sát các phương pháp, kĩ thuật tổ chức THDH, kết quả trong Bảng 1.5. Trong đó, hầu hết các phương pháp được giáo viên vận dụng ở mức độ rất thường xuyên và thường xuyên. Có hai phương pháp giảng giải minh họa và luyện tập thực hành được vận dụng 100% ở mức độ rất thường xuyên. Còn lại, các phương pháp khác ít được vận dụng hơn do hiện nay chưa có tài liệu hướng dẫn cách áp dụng các phương pháp, kĩ thuật tổ chức THDH.
Bảng 1. 5. Kết quả khảo sát giáo viên về các phương pháp tổ chức THDH
Phương pháp Rất thường Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực
32 xuyên hiện Phương pháp trực quan 6 (13.15%) 20 (52.63%) 13 (34.21%) 0 (0.0%) Phương pháp gợi mở - vấn đáp, khám phá, trò chơi 27 (71.05%) 11 (28.94%) 0 (0.00%) 0 (0.00%) Phương pháp dạy học đặt và giải
quyết vấn đề 31 (81.57%) 7 (18.42%) 0 (0.00%) 0 (0.00%) Phương pháp luyện tập thực hành 38 (100%) 0 (0.00%) 0 (0.00%) 0 (0.00%) Phương pháp giảng giải - minh hoạ 38
(100%) 0 (0.00%) 0 (0.00%) 0 (0.00%)
1.4.4.5. Đánh giá kết quả khảo sát
Thông qua các kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng nói trên chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc thiết kế và tổ chức THDH trong dạy học môn Toán lớp 2 phát triển năng lực cho học sinh, và rút ra các nhận xét sau:
- Mặc dù giáo viên nhận định việc tổ chức THDH trong dạy học môn Toán lớp 2 phát triển năng lực cho học sinh là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, khi triển khai còn gặp khá nhiều khó khăn từ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động cho đến phương tiện dạy học, điều này dẫn đến việc dạy học chưa thu hút được sự quan tâm chú ý của học sinh dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao.
- Phần lớn giáo viên vẫn còn sử dụng nhiều các phương pháp truyền thống để tổ chức dạy học, và đánh giá. Trong khi đó, THDH cần được tiếp cận theo hướng linh hoạt, mềm dẻo, đánh giá ở năng lực học sinh, gắn liền với định hướng và nguyên tắc dạy học phát triển năng lực trong Chương trình GDPT 2018.
- Nội dung dạy học này cần xây dựng đầy đủ và khoa học theo từng bài học, theo từng chủ đề, cần phải có những phương pháp đặc biệt để phát
33
triển năng lực cho học sinh, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn.