Kết quả khảo sát giáo viên về các phương pháp tổ chức THDH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thiết kế và tổ chức một số tình huống dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong môn toán lớp 2 (Trang 42 - 67)

Phương pháp Rất thường Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực

32 xuyên hiện Phương pháp trực quan 6 (13.15%) 20 (52.63%) 13 (34.21%) 0 (0.0%) Phương pháp gợi mở - vấn đáp, khám phá, trò chơi 27 (71.05%) 11 (28.94%) 0 (0.00%) 0 (0.00%) Phương pháp dạy học đặt và giải

quyết vấn đề 31 (81.57%) 7 (18.42%) 0 (0.00%) 0 (0.00%) Phương pháp luyện tập thực hành 38 (100%) 0 (0.00%) 0 (0.00%) 0 (0.00%) Phương pháp giảng giải - minh hoạ 38

(100%) 0 (0.00%) 0 (0.00%) 0 (0.00%)

1.4.4.5. Đánh giá kết quả khảo sát

Thông qua các kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng nói trên chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc thiết kế và tổ chức THDH trong dạy học môn Toán lớp 2 phát triển năng lực cho học sinh, và rút ra các nhận xét sau:

- Mặc dù giáo viên nhận định việc tổ chức THDH trong dạy học môn Toán lớp 2 phát triển năng lực cho học sinh là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, khi triển khai còn gặp khá nhiều khó khăn từ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động cho đến phương tiện dạy học, điều này dẫn đến việc dạy học chưa thu hút được sự quan tâm chú ý của học sinh dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao.

- Phần lớn giáo viên vẫn còn sử dụng nhiều các phương pháp truyền thống để tổ chức dạy học, và đánh giá. Trong khi đó, THDH cần được tiếp cận theo hướng linh hoạt, mềm dẻo, đánh giá ở năng lực học sinh, gắn liền với định hướng và nguyên tắc dạy học phát triển năng lực trong Chương trình GDPT 2018.

- Nội dung dạy học này cần xây dựng đầy đủ và khoa học theo từng bài học, theo từng chủ đề, cần phải có những phương pháp đặc biệt để phát

33

triển năng lực cho học sinh, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn.

1.5. Kết luận Chương 1

Hiện nay, vấn đề phát triển năng lực cho học sinh đang được các nhà giáo dục quan tâm hàng đầu, được cụ thể hóa trong Chương trình GDPT 2018. Tuy nhiên, việc triển khai THDH phát triển năng lực cho học sinh còn tồn tại một số hạn chế. Hạn chế về cách tổ chức, nội dung, tài liệu tham khảo, hình thức kiểm tra đánh giá chưa sát và thiếu định hướng rõ ràng.

Ngoài những nội dung trong trong Chương trình GDPT 2018 thì việc tổ chức THDH trong môn Toán lớp 2 phát triển năng lực cho học sinh chưa thực sự được các giáo viên quan tâm. Qua đó, chúng ta thấy được việc tổ chức các hoạt động này cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, xuyên suốt và có chương trình cụ thể, rõ ràng, cần có những phương pháp, tài liệu, ... dạy học hấp dẫn hơn, thiết thực hơn.

Với phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi sẽ tiến hành thiết kế, tổ chức một số THDH môn Toán lớp 2 phát triển năng lực cho học sinh nhằm giúp giáo viên có những tư liệu phù hợp, những tiêu chí kiểm tra đánh giá sau mỗi hoạt động nhằm phát triển năng lực thực hiện cho học sinh.

34

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GDPT

TRONG MÔN TOÁN LỚP 2

2.1. Một số định hướng cho việc thiết kế và tổ chức THDH trong dạy học Toán lớp 2 Toán lớp 2

2.1.1. THDH nhằm hình thành và phát triển năng lực toán học cho HS

Dựatrên cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, mục tiêu của tổ chức THDH trong dạy học Toán nhằm giúp HS phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực. Bên cạnh đó, chương trình còn định hướng chính vào sự giáo dục về giá trị cá nhân, gắn kết mối quan hệ giữa cá nhân - gia đình - cộng đồng, đề cao vai trò tự chủ trong việc hình thành những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

Các THDH cần thiết kế sao cho HS đóng vai trung tâm, trực tiếp tham gia hoạt động dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV. Tập trung đánh giá ở từng HS theo các năng lực chung và năng lực đặc thù môn Toán trong suốt quá trình HS học tập gồm các biểu hiện về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đồng thời, tạo cơ hội các em đánh giá lẫn nhau, đánh giá cả lớp.

2.1.2. Tổ chức THDH bám sát nội dung chương trình và yêu cầu cần đạt của bài học

Nội dung hoạt động thực hành và trải nghiệm cần dạy bám sát nội dung Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cụ thể là nội dung dạy học toán lớp 2. Đặc biệt, chúng tôi tìm hiểu kĩ các yêu cầu cần đạt, kĩ năng và phẩm chất được áp dụng trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Ngoài ra, nội dung này cần được tích hợp với những nội dung dạy học các môn học hay hoạt động giáo dục khác (như Tự nhiên & Xã hội, Đạo đức,...) giáo dục kĩ năng sống gắn với thực tiễn địa phương.

35

2.1.3. THDH được thiết kế phù hợp với tâm sinh lý của HS lớp 2

Đặc điểm tâm sinh lí và tư duy của HS lớp 2 có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nhận thức và năng lực giải quyết vấn đề trong thực tế nói riêng. Các em có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với môi trường thực địa, quan sát và vận dụng kinh nghiệm, vốn sống vào thực tế cuộc sống xung quanh giúp cho hoạt động nhận thức về toán học dễ dàng và chính xác hơn.

Đây là cơ sở để chúng tôi có cái nhìn khách quan hơn, khoa học hơn trong việc thiết kế hoạt động trải nghiệm thực tế qua đó lồng ghép dạy học kiến thức toán lớp 2 phù hợp với chương trình giảng dạy, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng HS, giúp các em học tập hiệu quả, phát triển các năng lực và những phẩm chất cần thiết.

2.1.4. Phương pháp dạy học linh hoạt theo định hướng tiếp cận năng lực thực hiện cho HS thực hiện cho HS

Phương pháp dạy học phù hợp với HS tiểu học, đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó, chú ý khai thác vốn kinh nghiệm sống và sự trải nghiệm của HS, luôn đặt người học là trung tâm của mọi hoạt động giảng dạy để phát huy tính tích cực, chủ động và năng lực từng cá nhân HS, dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS cần sử dụng cấu trúc kế hoạch dạy học gồm 4 bước chính là: Trải nghiệm thực tế; Phân tích, khám phá, suy luận (dựa vào kinh nghiệm); Rút ra bài học; Vận dụng giải quyết thực tiễn.

2.1.5. Tổ chức THDH phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp

Căn cứ vào đặc điểm tình hình địa phương, điều kiện của lớp học, trường học để lựa chọn THDH phù hợp. Mỗi THDH phải gắn với những nội dung toán cần dạy và lồng ghép tích hợp với nội dung các môn học khác để học sinh thấy rằng toán học có ý nghĩa thực tế.

2.2. Các bước thiết kế, tổ chức THDH môn Toán lớp 2

36

THDH trong dạy học môn Toán ở tiểu học. Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, THDH có thể tổ chức trong từng giờ học Toán hay ở các giờ vui ôn tập toán, .... Dựa trên nội dung, yêu cầu cần đạt của từng bài học trong chương trình Toán lớp 2, kinh nghiệm giảng dạy môn Toán lớp 2 trong những năm qua, chúng tôi giới thiệu quy trình thiết kế, tổ chức các THDH gồm 4 bước như sau:

Bước 1: Xác định rõ yêu cầu cần đạt "vận dụng nội dung bài học vào giải

quyết tình huống thực tiễn, hình thành và phát triển các phẩm chất năng lực gì".

Tính hiệu quả của THDH thể hiện ở việc xác định đúng đắn và đầy đủ mục tiêu bài học, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và hợp tác, tích hợp và gắn với thực tiễn cuộc sống, kích thích nhu cầu và động cơ học tập.

Bước 2: Thiết kế tình huống dạy học, bài tập vận dụng, trò chơi học tập cho học sinh thực hành theo từng bài học theo chương trình SGK Toán 2. Giáo viên cần tìm hiểu mối liên hệ giữa nội dung bài học với thực tiễn tăng cường tính hiệu quả của bài học. THDH đưa ra cần gần gũi với HS, HS cảm thấy hứng thú dễ hình dung và tiếp cận một cách tự nhiên. THDH cần trình bày ngắn gọn, tự nhiên, phù hợp với khả năng và thói quen sử dụng ngôn ngữ của HS, dự kiến những điểm nút của TH và các hình thức và mức độ tác động của GV đối với từng THDH.

Bước 3: Tổ chức cho học sinh thực hiện THDH (phương pháp, phương tiện kĩ thuật sử dụng, hình thức tổ chức).

Bước 4: Đánh giá học sinh trong và sau thực hiện THDH (góp phần hình thành phát triển năng lực gì). Xem xét tính khả thi của THDH dựa trên thực tiễn và hiệu chỉnh nếu cần.

2.3. Vận dụng thiết kế một số THDH đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT trong môn Toán lớp 2 môn Toán lớp 2

2.3.1. Một số căn cứ lựa chọn bài học và cách thiết kế THDH

Việc chọn những bài học để thiết kế THDH đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT dựa trên:

37 - Các định hướng thiết kế trong Mục 2.1;

- Nội dung, mục tiêu chương trình SGK môn Toán lớp 2, Mục 1.2.2; - Các bước thiết kế trong Mục 2.2;

Dựa trên các yêu cầu THDH cần gắn với thực tiễn, phù hợp với trình độ nhận thức và khả năng trải nghiệm của HS, luận văn đã lựa chọn những bài học theo các chủ đề trong chương trình SGK môn Toán lớp 2, Cánh Diều để minh họa các tình huống dạy học.

2.3.2. Minh họa một số THDH trong môn Toán lớp 2

2.3.2.1. THDH phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20

Tình huống 1 (THDH ôn tập). Bài “ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100, Tiết 2, SGK

Cánh Diều”.

Bước 1. Xác định yêu cầu cần đạt: Biết đếm, đọc, viết các số đến 100; Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số, số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số, số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. Phát triển NL hợp tác, NL tư duy logic, và NL giải quyết vấn đề.

Bước 2. Tình huống thiết kế: Ôn tập các số đến 100, ở tình huống này chúng tôi vận dụng trò hơi học tập “đố bạn”, bộ đồ dùng học tập Toán giúp HS ôn tập và kiểm tra bài cũ. Hoạt động thực hành luyện tập, vận dụng được thiết kế sử dụng các bài tập trong GSK và SGV.

Bước 3. Tổ chức thực hiện: Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

I. Hoạt động 1 (Kiểm tra bài cũ):

- Cho HS chơi trò chơi đố bạn

- GV đưa bảng 100 cho HS quan sát kĩ - HS trả lời các câu hỏi sau:

- Các số tròn chục trong bảng này là những số nào? Có tất cả mấy số như vậy?

38 - Số lớn nhất có hai chữ số là số nào? - Số gồm 4 chục và 7 đơn vị là số nào?

II. Hoạt động 2 (Thực hành luyện tập):

- GV ghi bài 3, hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài; GV chữa bài bằng hình thức giơ thẻ Đ/S.

- HS thảo luận và chia sẻ ý kiến về cách so sánh hai số.

- Câu hỏi phát triển năng lực: Trong các số đã cho, số nào lớn nhất, số nào bé nhất?

- GV nhận xét, chốt ý: Khi so sánh các số có hai chữ số, ta so sánh chữ số hàng chục trước, số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hàng chục bằng nhau ta so sánh đến hàng đơn vị, số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.

III. Hoạt động 3 (Vận dụng):

- GV cho HS đọc yêu cầu bài 4, hai bạn nhỏ trong tranh ước lượng số lượng quyển sách bằng cách nào? từ ngữ nào được hai bạn sử dụng khi ước lượng?

- Nhắm mắt lại tưởng tượng trong đầu:

Nếu cô có 1 chục quyển sách Toán, cô xếp chồng lên nhau thì chồng sách đó cao bằng chừng nào?

Tương tự với 2, 3 chục quyển sách. Yêu cầu HS đếm để kiểm tra lại kết quả sau khi ước lượng (đếm theo chục sau khi san thành các chồng 1 chục quyển sách).

Đối chiếu số lượng ước lượng ban đầu: Nêu kết quả có 43 quyển sách.

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi ước lượng số con kiến trong hình và kiểm tra bằng cách đếm lại: GV nhận xét, chốt ý: Cách ước lượng theo nhóm chục.

39

Bước 4. Đánh giá: Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong bài giúp HS phát triển năng lực:

- Giao tiếp và hợp tác: HS được nâng cao kĩ năng giao tiếp, biết hợp tác, giúp đỡ nhau khi tham gia trò chơi.

- Giải quyết vấn đề: HS vận dụng kiến thức so sánh các số lớn, số bé. - Tư duy và lập luận: Từ kiến thức đã học, HS biết cách ước lượng.

Tình huống 2 (THDH hình thành kiến thức): Bài “SỐ BỊ TRỪ-SỐ TRỪ- HIỆU, Tiết 10, SGK Cánh Diều”.

Bước 1. Xác định yêu cầu cần đạt: Nhận biết được số bị trừ, số trừ, hiệu trong phép trừ, tính được hiệu khi biết số bị trừ, số trừ, biết tìm số bị trừ, số trừ để lập hiệu, biết tìm các số hạng để lập tổng. Phát triển NL hợp tác, NL giao tiếp, NL tư duy logic, và NL giải quyết vấn đề.

Bước 2. Tình huống thiết kế: Số bị trừ-số trừ-hiệu, ở tình huống này, chúng tôi vận dụng các trò chơi học tập và hoạt động thực hành trải nghiệm như ghi các thành viên trong gia đình, hỏi tuổi của mỗi người và tìm người nhiều tuổi nhất, ít tuổi nhất để giúp HS hình thành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Hoạt động thực hành, vận dụng trong THDH HS hiểu được ý nghĩa của phép trừ trong thực tế, hiểu được số bị trừ luôn lớn hơn số trừ. Hơn nữa, vì học sinh được trải nghiệm những phép trừ thực tế HS làm nên HS sẽ càng tin tưởng và ghi nhớ bài học sâu sắc hơn.

Bước 3. Tổ chức thực hiện: Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

I. Họat động 1 (Ôn tập và khởi động):

- GV yêu cầu HS lấy các thể số và thẻ dấu. Đố nhau thành lập các phép trừ và tính kết quả.

- HS thực hiện nhóm 4 thành lập phép trừ và tính kết quả. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.

40

- Yêu cầu HS đọc kĩ từng phép tính, VD: 6 - 2 = 4, chỉ tay vào từng số, ví dụ số 6, số 2 và nghĩ ra một cái tên gọi cho từng số và nói cho bạn nghe. - GV cung cấp thuật ngữ: 6 - SBT; 2 - ST; 4 - Hiệu.

III. Họat động 3 (Thực hành, luyện tập):

- GV nêu BT1, BT2, yêu cầu HS làm bài

- HS nhận biết phép tính và kết quả đã cho, hãy nêu hiệu đã cho của phép tính?

- Nêu tên gọi thành phần trong phép tính trừ, gọi HS chữa miệng - GV chốt kiến thức.

IV. Hoạt động 4 (Vận dụng):

- GV cho HS chơi trò chơi “Tìm bạn”, mỗi nhóm được phát hai hộp thẻ như SGK. GV nêu luật chơi: Trong thời gian 3 phút nhóm nào lập được nhiều hiệu nhất và đúng sẽ thắng cuộc. Yêu cầu HS tham gia trò chơi. - Em hãy tìm hiểu rồi điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ trống:

a) Em ghi lần lượt các thành viên trong gia đình mình……….……… ……….. b) Em hỏi tuổi của mỗi người rồi ghi lại lần lượt tuổi của mỗi người theo thứ tự trên………. ……….. c) Trong gia đình em: ………… là người nhiều tuổi nhất và ………… là người ít tuổi nhất. Hai người đó hơn kém nhau………tuổi.

Bước 4. Đánh giá: THDH trong bài giúp HS phát triển năng lực:

- Giao tiếp và hợp tác: HS được nâng cao kĩ năng giao tiếp, biết hợp tác,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thiết kế và tổ chức một số tình huống dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong môn toán lớp 2 (Trang 42 - 67)