Các nghiên cứu trước đây về phát triển tín dụng cho các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TAM PHƯỚC ĐỒNG NAI (Trang 31 - 33)

TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.3.1 Các nghiên cứu trước đây về phát triển tín dụng cho các khu công nghiệp

trưởng nhanh chóng. Điều này tạo thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương từ nông nghiệp thô sơ lạc hậu thành công nghiệp hiện địa. Nói cách khác, phát triển KCN là cơ sở để thu hút, huy động nguồn vốn lớn để phát triển kinh tếđịa phương thông qua nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào ngành công nghiệp. Việc phát triển KCN phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia đang phát triển, lấy công nghiệp làm mũi nhọn phát triển kinh tế.

Thứ hai, về mặt xã hội, việc phát triển KCN giúp giải quyết việc làm, thu hút người dân lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp. Bên cạnh đó, đời sống người dân cũng được cải thiện và ổn định hơn so với mức thu nhập bấp bênh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ ba, phát triển KCN thường tạo điều kiện để phát triển cơ sở hạ tầng địa phương với hệ thống đường xá, cống rãnh, hình thành các khu dân cư, khu đô thị. Điều này giúp đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa của địa phương.

Thứ tư, phát triển KCN, thu hút nhiều DN hoạt động hiệu quả, sản lượng sản xuất địa phương gia tăng là cơ sở để địa phương gia tăng nguồn thu ngân sách để thực hiện vai trò nhiệm vụ quan trọng trong điều hành phát triển kinh tế địa phương.

1.3 PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

1.3.1 Các nghiên cứu trước đây về phát triển tín dụng cho các khu côngnghiệp nghiệp

Như đã giới thiệu trong phần tổng quan các nghiên cứu trước, chủ đề nghiên cứu về phát triển tín dụng cho các KCN đăng tải trên các tạp chí khá hạn chế. Theo khảo lược chỉ có nghiên cứu của Trần Quốc Tuấn (2003) và Trần Văn Hân (2005).

- Trần Quốc Tuấn (2003) đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị liên quan đến đổi mới cơ chế tín dụng phục vụ phát triển các KCN tại Đồng Nai. Như

vậy, bài

viết của Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra được những vướng mắc về cơ chế tín dụng cho

các DN hoạt động trong các KCN tại Đồng Nai mà chưa có những đánh giá

bằng số

liệu cụ thể về thực trạng phát triển tín dụng tại các KCN trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai.

Điều này tạo ra sự không hoàn toàn trùng lắp về đối tượng, phạm vi nghiên

cứu của

- Trần Văn Hân (2005) đã đưa ra một số giải pháp cho ngân hàng để có thể mở rộng tín dụng cho các DN liên quan đến các KCN trên địa bàn Hà Nội.

Kết quả

của nghiên cứu hỗ trợ các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội có những quyết định liên

quan đến mở rộng phát triển tín dụng cho các KCN trên địa bàn. Tuy nhiên, bài viếtmới chỉ tập trung vào các KCN ở Hà Nội, thời gian nghiên cứu năm

2005 nên

không trùng lắp hoàn toàn với đề tài. Bên cạnh đó, bài viết chỉ chung các NHTM

trên địa bàn Hà Nội còn đề tài đi sâu vào thực trạng của Agribank - Chi nhánh Tam

Phước Đồng Nai. Điều này có ý nghĩa thiết thực cho các nhà quản trị của chi nhánh

trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TAM PHƯỚC ĐỒNG NAI (Trang 31 - 33)