Các quy định khác về cấp tín dụng đối với doanh nghiệp trong khu công

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TAM PHƯỚC ĐỒNG NAI (Trang 64 - 67)

- Tốc độ tăng dư nợ tín dụngDN trongcác KCN

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TAM PHƯỚC ĐỒNG NA

2.3.3 Các quy định khác về cấp tín dụng đối với doanh nghiệp trong khu công

trong khu công

Chi nhánh Tam Phước Đồng Nai được tuân thủ theo chính sách chung củaAgribank. Hiện tại, định hướng đối với việc phát triển đối tượng khách hàng doanh nghiệp trong KCN tại Agribank như sau:

* Chính sách về đối tượng khách hàng

+ Ngành nghề kinh doanh: Ưu tiên đối với các doanh nghiệp trong KCN hoạt động nhiều ngành nghề trong đó có ngành nghề kinh doanh chính đã kinh doanh tối thiểu hơn 2 năm. Đội ngũ tham gia công tác quản trị điều hành cũng cần có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên.

+ Lịch sử tín dụng: Đối với các khách hàng mới, ưu tiên các khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, không có nợ nhóm 2 trở lên tại các tổ chức tín dụng khác. Đối với các khách hàng cũ, ưu tiên khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, không có nợ nhóm 2 trở lên do xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank. Các trường hợp còn lại thuộc đối tượng hạn chế cho vay, kiểm soát đặc biệt hoặc không cho vay. Khách hàng doanh nghiệp trong KCN phải có xếp hạng tín nhiệm từ mức BB trở lên.

+ Địa điểm kinh doanh: Địa điểm sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp phải cùng địa bàn hoạt động của Agribank - Chi nhánh Tam Phước Đồng Nai nơi cho vay và phù hợp với quy định về cho vay ngoài địa bàn của Agribank.

+ Nguồn trả nợ: Toàn bộ nguồn trả nợ từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp trong KCN phải đảm bảo khả năng hoàn trả gốc và lãi vay.

* Chính sách về mức cho vay: Mức cho vay sẽ được xác định căn cứ tùy vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ, tình hình tài chính cũng như của doanh nghiệp trong KCN cũng như tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo.

* Chính sách về tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo: Quy định về tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo đối với doanh

với doanh nghiệp trong KCN tuân theo quy định về lãi suất của NHNN và biểulãi suất cho vay đối với doanh nghiệp của Agribank từng thời kỳ. Theo đó, lãi

suất cho vay áp dụng đối với các doanh nghiệp trong KCN được phân biệt theo kỳ hạn vay, sản phàm vay, loại tiền vay... Ngoài ra, Agribank còn quy định các mức giảm lãi suất theo từng đối tượng khách hàng và thấm quyền phê duyệt giảm lãi suất.

* Thời hạn và phương thức cho vay: Căn cứ nhu cầu của doanh nghiệp trong KCN và quy định hiện hành tại Agirbank, khách hàng có thể vay vốn theo các sản phấm: cho vay bổ sung vốn lưu động từng lần, cho vay bổ sung vốn lưu động theo hạn mức tín dụng, cho vay đầu tư tài sản cố định/tài trợ dự án, tài trợ xuất khấu, tài trợ nhập khấu. Thời hạn cho vay sẽ được xác định căn cứ theo quy định từng sản phấm, phương thức cho vay, theo nguồn tiền trả nợ của doanh nghiệp trong KCN.

Trong giai đoạn 2018 - 2020, chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bên cạnh các nghị định như NĐ 34/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp trong KCN (Bộ Tài chính chủ trì), Nghị định 38/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp trong KCN khởi nghiệp sáng tạo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì); Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp trong KCN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì) phải kể đến Luật hỗ trợ doanh nghiệp trong KCN cung cấp kênh tiếp cận vốn đa chiều cho doanh nghiệp trong KCN đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua (Luật số 04/2017/QH14) và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018 với 3 loại quỹ: Quỹ phát triển doanh nghiệp trong KCN, Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp trong KCN, Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

KCN tiếp cận vốn như vừa nêu, Agribank là một trong những NHTM chủ động tiếp cận đối tượng khách hàng là nhóm doanh nghiệp trong KCN, đưa ra nhiều chương trình, sản phấm ưu tiên, hỗ trợ cho các khách hàng doanh nghiệp trongKCN, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này. Agribank duy trì lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 6,5%/năm (tại thời điểm nghiên cứu) đối với 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, bao gồm: Phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khấu; sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp có phương án khả thi, áp dụng các sáng kiến mới vào nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hòa chung với xu hướng hỗ trợ doanh nghiệp trong KCN phát triển, chi nhánh cũng ban hành văn bản quy định về việc mở rộng cho vay doanh nghiệp trong KCN dựa trên quyết định của Agribank - Chi nhánh stỉnh Đồng Nai trong định hướng phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp trong KCN. Trong đó, chi nhánh triển khai nghiêm túc chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp trong KCN trong 5 ngành thuộc lĩnh vực ưu tiên do Agribank quy định. Bên cạnh ưu đãi về lãi suất, những doanh nghiệp trong KCN trong đối tượng ưu đãi nếu có mức xếp hạng từ AA trở lên có thể được cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm. Đây là những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng cũng như chi nhánh mở rộng cho vay doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn hoạt động.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TAM PHƯỚC ĐỒNG NAI (Trang 64 - 67)