Các chỉ tiêu phát triển tín dụng theo chiều sâu

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TAM PHƯỚC ĐỒNG NAI (Trang 37 - 43)

- Tốc độ tăng dư nợ tín dụngDN trongcác KCN

1.3.3.2 Các chỉ tiêu phát triển tín dụng theo chiều sâu

Để đánh giá phát triển tín dụng theo chiều sâu, nghiên cứu tập trung vào chất lượng hoạt động tín dụng DN các KCN như (1) cơ cấu dư nợ tín dụng; (2) tỷ lệ nợ quá hạn; (3) tỷ lệ nợ xấu. Đây cũng là các tiêu chí được sử dụng trong nghiên cứu

(1) Cơ cấu dư nợ tín dụng theo các tiêu chí

- Cơ cấu dư nợ tín dụng DN trong KCN theo nhóm nợ: Đây là chỉ tiêu quan trọng

để đánh giá chất lượng tín dụng. Nếu không tồn tại dư nợ DN KCN từ nhóm 2 trở

lên cho thấy CN kiểm soát tốt chất lượng hoạt động tín dụng DN trong KCN. Ngược lại, nếu tỷ lệ này tập trung cao ở các nhóm nợ quá hạn, nợ xấu thì cho thấy

rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng DN trong KCN tại CN ở mức cao. - Cơ cấu dư nợ tín dụng DN trong KCN theo mục đích sử dụng vốn: Đa dạng

mục

đích sử dụng vốn giúp NHTM phân tán rủi ro, hay nói cách khác là hạn chế

rủi ro

tập trung trong danh mục cấp tín dụng (Bùi Diệu Anh và cộng sự, 2013). Như đã

phân tích trong mục 1.2.2, các DN trong KCN có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động,

mua sắm tài sản cố định hoặc thực hiện các dự án đầu tư. Việc tính tỷ lệ dư nợ cho

vay theo mục đích sử dụng vốn giúp đánh giá mức độ phân tán rủi ro theo mục đích

vay vốn của NHTM.

- Cơ cấu dư nợ tín dụng DN trong KCN theo thời gian: Theo Bùi Diệu Anh và cộng

sự (2013), thời gian cho vay càng dài thì rủi ro càng cao. Việc cấp tín dụng thời

gian dài đòi hỏi NHTM phải có cơ chế quản trị rủi ro tín dụng phù hợp.

- Cơ cấu dư nợ tín dụng DN trong KCN theo tài sản bảo đảm: Cấp tín dụng không

có bảo đảm làm cho NHTM không có nguồn thu nợ thứ hai để thu hồi nợ khi khách

hàng vay không trả được nợ. Do đó, phân tích cơ cấu dư nợ tín dụng DN trong KCN theo tài sản bảo đảm giúp đánh giá được mức độ rủi ro trong hoạt động tín

dụng DN trong KCN của NHTM. (2) Tỷ lệ nợ quá hạn

Công thức tính:

Tỷ lệ nợ quá hạn DN trong các KCN = Nợ quá hạn DN trong các KCN năm (t) / dư nợ DN trong các KCN năm (t)

Nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dùng. Nợ quá hạn là các khoản nợ mà người vay chậm trả cho ngân hàng từ 10 ngày trở lên. Các ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại. Tỷ lệ nợ quá hạn càng chiếm tỷ trọng thấp càng cho thấychất lượng tín dụng trong cho vay DN trong các KCN được kiểm soát chặt chẽ, hạn

chế rủi ro, tổn thất cho ngân hàng.

Ngoài ra, để đánh giá mức độ nghiêm trọng của RRTD nhiều nghiên cứu còn sử dụng tỷ lệ nợ xấu.

(3) Tỷ lệ nợ xấu Công thức tính:

Tỷ lệ nợ xấu DN trong các KCN = nợ xấu DN trong các KCN năm (t) / Dư nợ DN trong các KCN năm (t)

Nợ xấu là các khoản nợ khách hàng chậm trả từ 90 ngày trở lên, bao gồm nợ được phân loại vào nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Nếu tỷ lệ nợ xấu DN trong các KCN gia tăng cho thấy trong mức độ nghiêm trọng, có rủi ro cao của chi nhánh đang ngày càng tăng. Nếu mở rộng cho vay DN trong các KCN mà chất lượng cho vay DN trong các KCN không được kiểm soát sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho ngân hàng, vừa không đảm bảo thu nhập, chi phi, trong đó có dự phòng rủi ro tín dụng tăng lên sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Việc phát triển tín dụng cho KCN không chỉ giúp doanh nghiệp kinh doanh có lãi mà còn đảm bảo cho ngân hàng phát triển và tồn tại. Do đó, cần phải phân tích sự phát triển về hiệu quả mà hoạt động tín dụng dành cho DN trong các KCN mang lại cho ngân hàng. Chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu là tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi từ tín dụng DN trong các KCN.

* Chỉ tiêu phản ánh phát triển về hiệu quả

Công thức tính:

Tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi từ tín dụng DN trong các KCN = [Thu nhập lãi từ tín dụng DN trong các KCN năm (t) - Thu nhập lãi từ tín dụng DN trong các KCNnăm (t-1)] /Thu nhập từ lãi từ tín dụngDN trong các KCNnăm (t-1)

các KCN đối với việc gia tăng thu nhập lãi từ cho vay DN trong các KCN của ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TAM PHƯỚC ĐỒNG NAI (Trang 37 - 43)