- Tốc độ tăng dư nợ tín dụngDN trongcác KCN
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TAM PHƯỚC ĐỒNG NAI 3.2.1Nhóm các giải pháp nghiệp vụ
đãi đối với khách hàng DN trong KCN. Để thu hút khách hàng doanh nghiệp KCN theo định hướng, chi nhánh cần gia tăng các tiện ích khi cho vay sản phẩm tín dụng.Các chính sách ưu đãi cần đảm bảo lợi ích của cả hai bên trong quá trình giao dịch.
Ví dụ như, chi nhánh có thể cung cấp thêm tiện ích tư vấn tài chính cho doanh nghiệp nếu vay vốn tại chi nhánh, ngân hàng nên thường xuyên phân tích hoạt động, phân tích tài chính của doanh nghiệp trong KCN có quan hệ tín dụng với ngân hàng để tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc giải quyết khó khăn cũng như đề ra các phương hướng kinh doanh, tạo tâm lý để doanh nghiệp xem ngân hàng là nhà tư vấn đáng tin cậy cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hoặc cũng có thể đưa ra nhiều chính sách ưu đãi phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp theo ngành nghề hoặc theo nhu cầu. Ví dụ như khách hàng xếp loại A, quan hệ vay vốn thường xuyên, trả nợ tốt sẽ áp dụng cho vay ưu đãi; Khách hàng kinh doanh hàng xuất khẩu sẽ được ưu tiên vay ngoại tệ; Khách hàng mở quan hệ lần đầu sẽ được giảm phí dịch vụ... Chính các tiện ích gia tăng trong sản phẩm sẽ giúp khách hàng có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý và xử lý được những rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ có thêm thu nhập nhờ vào các tiện ích mà chi nhánh cung cấp cho khách hàng chẳng hạn như phí thanh toán, tiền gửi của doanh nghiệp, tiền gửi và vay vốn của các nhân viên doanh nghiệp.
3.2.1.2Giải pháp về sản phẩm
Agribank - Chi nhánh Tam Phước Đồng Nai cần xây dựng gói sản phẩm phù hợp dành cho khách hàng doanh nghiệp trong KCN. Các doanh nghiệp trong KCN thường thuộc nhóm doanh nghiệp vừa hoặc lớn, có nhiều nhu cầu vốn khác nhau và nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính - ngân hàng đa dạng. Do đó, trong thời gian chờ đợi Agribank trụ sở chính thiết kế các gói sản phẩm tích hợp, Ban Lãnh đạo chi nhánh cùng nhân viên tín dụng cần tính toán tạo ra gói sản phẩm dịch vụ cần thiết cho doanh nghiệp. Ví dụ: doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngoài nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể tồn tại nhu cầu ngoại tệ để mua hàng, thanh toán hợp đồng cũng như có thể có nguồn ngoại tệ nếu có của hoạt động xuất khẩu. Khi có giao dịch ngoại thương doanh nghiệp cũng có nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo
hợp nhiều sản phẩm, dịch vụ vào một sản phẩm trọn gói sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn và có thể thỏa mãn nhu cầu trong cùng 1 gói sản phẩm sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh tăng khả năng thu hút khách hàng vay vốn.
chi nhánh có thể tạo ra các sản phẩm trọn gói cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông lâm thủy hải sản. Trong đó, chú trọng thiết kế các sản phẩm có tính đặc thù riêng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Để sản phẩm phù hợp với khách hàng, ngân hàng nên tiến hành khảo sát đối tượng khách hàng doanh nghiệp mới và các khách hàng đang vay vốn của ngân hàng. Khảo sát sẽ giúp cho ngân hàng thấy được suy nghĩ từ khách hàng, những điều họ mong muốn nhận được từ ngân hàng qua đó, ngân hàng sẽ có cơ sở để thiết lập sản phẩm cho vay sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bản thân ngân hàng cũng có thể cung cấp thêm dịch vụ tư vấn doanh nghiệp trong KCN trong đó gồm tư vấn lựa chọn dự án đầu tư, tư vấn vay vốn...
3.2.1.3Giải pháp về đa dạng tài sản bảo đảm
Agribank - Chi nhánh Tam Phước Đồng Nai cần đa dạng danh mục tài sản nhận bảo đảm tín dụng, xem xét mở rộng hơn việc cấp tín dụng không cần bảo đảm. Tài sản bảo đảm là nguồn thu nợ thứ hai trong các khoản tín dụng. Theo quy định của Agribank những khách hàng có xếp hạng tín nhiệm nội bộ chỉ được cấp tín dụng không bảo đảm cho nhóm khách hàng có mức xếp hạng từ AA trở lên. Bên cạnh đó, danh mục tài sản nhận đảm bảo cho khoản vay cần mở rộng ngoài bất động sản, phương tiện thiết bị, cần quan tâm thêm đến hàng tồn kho, khoản phải thu và giấy tờ có giá. Những tài sản này thường có tính thanh khoản cao, ít rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát khi nhận làm tài sản bảo đảm. Nếu ngân hàng quá chú trọng vào tài sản bảo đảm thì khách hàng vay cũng có thể làm “giả” tài sản bảo đảm. Nếu thực hiện được điều này thì sẽ khắc phục tình trạng thiếu tài sản thế chấp của các doanh nghiệp trong KCN hiện nay.