Nhân tố bên ngoà

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TAM PHƯỚC ĐỒNG NAI (Trang 47 - 50)

- Tốc độ tăng dư nợ tín dụngDN trongcác KCN

1.3.4.2 Nhân tố bên ngoà

Ngoài những nhân tố bên trong, hoạt động tín dụng của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài (Bùi Diệu Anh và cộng sự, 2013). Cụ thể:

* Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là nơi ngân hàng và doanh nghiệp cùng là một bộ phận của nó. Ngân hàng và doanh nghiệp tồn tại trên môi trường kinh tế với tư cách là các tổ chức kinh tế, hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Do vậy, những thay đổi về môi trường kinh tế tác động trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đều đặn.

- Các chỉ tiêu phát triển kinh tế ổn định: GDP, chỉ dố giá, lạm phát, tỷ giá, lãi suất.

- Vị thế của nền kinh tế trên thị trường quốc tế, sự hội nhập của nền kinh tế trong khu vực và quốc tế.

- Trình độ phát triển công nghệ, tỷ lệ việc làm, thất nghiệp... đạt được mức độ nhất định.

Sự thay đổi của tất cả các chỉ tiêu này đều tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Vì ngân hàng là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực tiền là một lĩnh vực rất nhạy cảm. Tất cả các tài sản của ngân hàng đều là tiền, đây là tài sản có tính thanh khoản và nhạy cảm cao. Do vậy, từ một biến động nhỏ nhất cũng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Nền kinh tế ổn định và phát triển là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động một cách ổn định. Với sự ổn định của nền kinh tế, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nhiều cơ hội để mở rộng sản xuất kinh doanh. Do nhu cầu vốn của doanh nghiệp đồng thời tăng lên, tạo cơ hội cho ngân hàng mở rộng tín dụng.

Song song với việc phát triển của nền kinh tế là trình độ công nghệ được nâng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng. Khả năng trả nợ của doanh nghiệp từ đó đảm bảo hơn. Đồng thời trình độ công nghệ ngân hàng nâng cao phát triển, trình độ quản lý tiến bộ kéo theo việc ngân hàng có thể đa dạng hóa các hình thức tín dụng, nâng cao công tác marketing, mở rộng đối tượng khách hàng, đưa ra nhiều loại hình dịch vụ mới và mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài.

Mặt khác, sự hội nhập của nền kinh tế mở ra cơ hội kinh doanh cho cả hai phía, ngân hàng và doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư hơn, và như vậy nhu cầu vốn cũng tăng lên. Ngân hàng không những tăng cường được số lượng tín dụng cho doanh nghiệp mà cũng có cơ hội tiếp cận với đối tượng khách hàng mới, học hỏi được công nghệ và kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài.

Môi trường chính trị là điều kiện rất quan trọng cho tất cả các phần tử đang tồn tại ở trong môi trường đó. Môi trường chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của mỗi cá nhân, mỗi tập thể. Sự ổn định của chính trị là điều kiện cần thiết để phát triển một nền kinh tế ổn định. Môi trường chính trị ổn định thể hiện ở: (1) Anninh quốc phòng được giữ vững và đảm bảo an toàn; (2) Có hệ thống pháp luật hoàn thiện và được mọi người chấp hành. Đây là một thuận lợi rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Đây cũng là một cơ hội cho ngân hàng mở rộng tín dụng đối với các DN trong các KCN.

* Môi trường xã hội

Sự mở rộng tín dụng của các ngân hàng cũng phần nào bị phụ thuộc vào môi trường xã hội.Môi trường xã hội bao gồm các tầng lớp dân cư. Với việc vay vốn ngân hàng, mỗi tầng lớp dân cư có cái nhìn và hành động khác nhau. Như vậy, ngân hàng nên chia thành nhiều loại hình dịch vụ phục vụ cho những tầng lớp dân cư khác nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Môi trường xã hội còn đặc trưng bởi phong tục tập quán, trình độ nhận thức của từng nhóm người, của từng vùng miền khác nhau. Nắm bắt được các đặc điểm này, cả bản than ngân hàng và doanh nghiệp mới có thể có một định hướng phát triển thích hợp, từ đó mở rộng tín dụng mới đem lại hiệu quả cao.

* Sự cạnh tranh của các ngân hàng trên thị trường

Khi các ngân hàng mở rộng cho vay vốn, chứng tỏ một xu thế phát triển chung của doanh nghiệp là tốt và nền kinh tế đang trong thời kỳ phát triển ổn định. Để tăng tính cạnh tranh và tăng thị phần, ngân hàng cần mở rộng tín dụng với DN trong các KCN. Tuy nhiên, tùy theo việc mở rộng cạnh tranh của các ngân hàng khác hướng tới đối tượng nào và phương pháp mở rộng như thế nào mà ngân hàng quyết định mở rộng cho phù hợp.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TAM PHƯỚC ĐỒNG NAI (Trang 47 - 50)