- Tốc độ tăng dư nợ tín dụngDN trongcác KCN
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
3.3.2 Đối với chính quyền địa phương tỉnh ĐồngNa
Trong quy hoạch phát triển địa phương, quy hoạch đất đai đang có ảnh hưởng tác động sâu rộng đến hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế bao gồm doanh nghiệp và NHTM. Do đó, chính quyền địa phương cần chú trọng xây dựng quy hoạch đất đai ổn định, lâu dài để thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển đầu tư.
Phối hợp thông tin với chi nhánh cũng có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp chi nhánh đa dạng hóa thông tin, đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng liên quan đến khách hàng vay vốn là doanh nghiệp. Một số nội dung cần chú trọng quan tâm là
doanh nghiệp trên địa bàn.
Tiếp tục có những cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài vào các KCN. Điều này giúp cho số lượng doanh nghiệp sản xuất tại các KCN gia tăng, góp phần đạt được mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng lấy công nghiệp làm mũi nhọn.
Chương 3 đã trình bày định hướng và mục tiêu phát triển tín dụng doanh nghiệp trong KCN của Agribank - Chi nhánh Tam Phước Đồng Nai trong giai đoạn nghiên cứu. Đồng thời, dựa trên kết quả phân tích trong chương 2, đề tài đã đề xuất giải pháp và kiến nghị cho các chủ thể liên quan nhằm đảm bảo góp phần giúp chi nhánh phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp trong các KCN.
Đề tài được thực hiện nhằm phát triển tín dụng doanh nghiệp trong KCN trong tương lai tại Agribank - Chi nhánh Tam Phước Đồng Nai. Trong chương 1, đề tài đã tổng hợp lý thuyết liên quan đến doanh nghiệp KCN, phát triển tín dụng và phát triển tín dụng doanh nghiệp KCN của NHTM. Trên cơ sở đó, đề tài thực hiện phân tích thực trạng theo các tiêu chí đánh giá chiều rộng, chiều sâu. Từ đó, đề tài rút ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong chương 2. Chương 3 đề tài tập trung phân tích định hướng mục tiêu của chi nhánh và đề xuất giải pháp nhằm phát triển tín dụng doanh nghiệp KCN trong thời gian tới.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài vẫn không tránh lỗi sai sót và hạn chế nhất định. Một trong những hạn chế lớn của nghiên cứu là chưa phân tích làm rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng doanh nghiệp KCN tại đơn vị. Đây cũng chính là hướng gợi mở cho ý nghiên cứu tiếp theo.
1. Bùi Diệu Anh và các tác giả (2016), Tín dụng ngân hàng, Tài liệu học tập, trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
2. Vũ Thị La (2019), Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên theo
hướng bền vững, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội
3. Nguyễn Cao Luận (2016), Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững
ở thành phố Đà Nằng, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
4. Cục thống kê tỉnh Đồng Nai (2020), Báo cáo Kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai 5. Trần Văn Hân (2005), “Giải pháp tín dụng ngân hàng với sự hình thành và
phát
triển các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Tạp chí Ngân hàng, số 2 năm 2005,
trang 27-30
6. Lê Thị Tuyết Hoa và cộng sự (2011), Tiền tệ Ngân hàng, NXB. Phương Đông 7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2018), Chính
sách tín dụng
8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tam Phước Đồng Nai (2018), Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2018
9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tam Phước Đồng Nai (2019), Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2019
10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tam Phước Đồng Nai (2020), Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2020
11. Nguyễn Ngọc Sơn (2012), Phát triển bền vững các KCN ở Việt Nam sau 20 năm đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 410, trang 44 - 55
Vũ Văn Thực (2014), Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 19, trang 60 -
13. Võ Đức Toàn (2013), Phát triển sản phẩm cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành
phố Hồ
Chí Minh, Tạp chí Ngân hàng, số 4, trang 42 - 47
14. Phan Quốc Tấn (2012), Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp thành phó Hồ Chí Minh phát triển đến năm 2020, Luận án tiến sĩ, Đại học
Kinh tế Tp. HCM
15. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng 16. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp
Trần Quốc Tuấn (2003), “Giải pháp hoàn thiện cơ chế tín dụng phục vụ phát
triển kinh tế các KCN Đồng Nai”, Tạp chí Ngân hàng, số 10, trang 22 - 25
1 3
Bước 1: Tiếp nhận, thu thập, đánh giá hồ sơ, thông tin về nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Trong quy trình cho vay việc tiếp nhận, thu thập, đánh giá hồ sơ, thông tin về nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ do cán bộ tín dụng thực hiện như sau:
- Tiếp nhận nhu cầu vay vốn, hướng dẫn khách hàng quy định về điều kiện vay vốn, hồ sơ, thủ tục, lãi suất cho vay, các loại sản phẩm và chính sách khách
hàng tại
Agribank.
- Thu thập thông tin, hồ sơ tài liệu về khách hàng vay vốn, phương án sử dụng vốn, TSBĐ (nếu áp dụng cho vay có bảo đảm tài sản).
- Rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn. - Nhận diện và đánh giá người có liên quan đến khách hàng vay vốn.
- Thu thập thông tin về quan hệ tín dụng của khách hàng từ CIC và thông tin tín dụng tại Agribank của người có liên quan.
Bước 2: Báo cáo đề xuất cho vay.
Cán bộ tín dụng đánh giá việc đáp ứng các điều kiện vay vốn, tuân thủ các quy định của Agribank và pháp luật có liên quan. Sau đó, lập báo cáo đề xuất cho vay, ký tắt các trang có nội dung đánh giá của mình và đề xuất cho vay/không cho vay, loại cho vay, phương thức cho vay, mức cho vay, lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn, lãi suất chậm trả, phí, thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ, đồng tiền cho vay, TSBĐ (áp dụng cho vay có bảo đảm bằng tài sản). Ký và ghi rõ họ tên vào phần Cán bộ tín dụng trên Báo cáo đề xuất cho vay.
Bước 3: Thẩm định cho vay.
Cán bộ kiểm soát (Trưởng/Phó phòng Kế hoạch Kinh doanh) sẽ tiếp tục thẩm định khoản vay trên cơ sở thông tin, hồ sơ vay vốn, tài liệu và Báo cáo đề xuất cho vay (phần Báo cáo đánh giá hồ sơ và đề xuất cho vay của Cán bộ tín dụng), trường hợp cần thiết thông tin bổ sung. Cụ thể như sau:
- Xác định cụ thể người có liên quan của khách hàng, tổng dư nợ cấp tín dụng của khách hàng và người có liên quan.
quả xếp hạng tín dụng tại các TCTD, chi nhánh nước ngoài khác (nếu có). - Thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng và cơ sở
để
đánh giá các điều kiện vay vốn bao gồm năng lực pháp luật dân sự của khách hàng,
năng lực hành vi dân sự (đối với khách hàng là cá nhân) tại thời điểm vay
vốn; tính
hợp pháp của mục đích sử dụng vốn; tính khả thi của phương án sử dụng vốn; khả
năng tài chính để trả nợ; tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh đối với khách
hàng áp dụng mức lãi suất cho vay tối đa theo quy định của NHNN.
- Đánh giá tính đầy đủ về hồ sơ, tình trạng pháp lý và khả năng thu hồi của TSBĐ
đối với trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
- Ghi ý kiến về kết quả thẩm định và đề xuất việc cho vay hay không cho vay. Trường hợp không đồng ý cho vay thì phải nêu rõ lý do không đồng ý cho
vay, trình
Người quyết định cho vay xem xét quyết định.
Bước 4: Quyết định cho vay/không cho vay.
Căn cứ hồ sơ cho vay, Báo cáo đề xuất cho vay, ý kiến đề xuất của cán bộ tín dụng và cán bộ kiểm soát, biên bản họp Hội đồng tín dụng (nếu có). Giám đốc xem xét quyết định cho vay hay không.
Trường hợp đồng ý cho vay đối với khoản vay thuộc thẩm quyền, Giám đốc ghi ý kiến đồng ý và ký phê duyệt trên Báo cáo đề xuất cho vay. Trường hợp khoản vay vượt quyền phán quyết, Giám đốc ghi ý kiến chấp thuận cho vay và giao cho Phòng Kế hoạch Kinh doanh lập hồ sơ, tài liệu có liên quan, Giám đốc Agribank nơi cho vay ký trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 5: Soạn thảo, ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
nhiệm cung cấp cho khách hàng đầy đủ các thông tin bao gồm mức cho vay; lãi suất cho vay; nguyên tắc và các yếu tố, thời điểm xác định lãi suất cho vay (đối vớitrường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh); lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc quá hạn; lãi chậm trả; phương pháp tính lãi tiền vay; các loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay; các tiêu chí xác định khách hàng vay vốn theo lãi suất cho vay tối đa theo quy định của NHNN.
> Soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Cán bộ tín dụng sẽ căn cứ vào nội dung và điều kiện quyết định/phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, kết quả thương thảo với khách hàng nhưng không trái với quyết định/phê duyệt cho vay. Cán bộ tín dụng tiến hành soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay trình người kiểm soát khoản vay.
> Kiểm soát Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Người kiểm soát khoản vay thực hiện kiểm soát nội dung và các điều khoản hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, đối chiếu với nội dung, điều kiện đã được thông báo tại quyết định/phê duyệt và các thỏa thuận với khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật và Agribank, ký kiểm soát từng trang hợp đồng, trình người có thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
> Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Người đại diện có thẩm quyền của Agribank nơi cho vay sẽ thực hiện. Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay phải được ký kết bởi người đại diện có thẩm quyền của Agribank nơi cho vay và khách hàng vay, bên bảo đảm tài sản.
> Công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng kí giao dịch bảo đảm.
Việc công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định của Agribank tại quy định về bảo đảm cấp tín dụng.
Bước 6: Kiểm tra hồ sơ giải ngân, báo cáo đề xuất giải ngân.
Cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra, đánh giá hồ sơ giải ngân gồm: - Hồ sơ giải ngân phải mang tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ.
trả
- Kiểm tra hạn mức tín dụng còn lại.
- Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn phải đầy đủ, phù hợp với điều khoản
thanh toán trong hợp đồng kinh tế.
Trong trường hợp giải ngân từng lần, cán bộ tín dụng lập Báo cáo đề xuất giải ngân, ký và trình Người kiểm soát khoản vay. Nếu hồ sơ không đáp ứng điều kiện giải ngân, cán bộ tín dụng lập Báo cáo đề xuất không giải ngân (nêu rõ lý do), báo cáo Người kiểm soát khoản vay hoặc đề xuất thay đổi điều kiện giải ngân, trình Ban Giám đốc.
Bước 7: Bàn giao hồ sơ cho Giao dịch viên, hạch toán thế chấp/cầm cố tài sản bảo đảm, giải ngân vốn vay.
Hạch toán thế chấp/cầm cố tài sản bảo đảm là công việc căn cứ vào Phiếu nhập kho tài sản bảo đảm, hồ sơ tài sản bảo đảm tiếp nhận từ cán bộ tín dụng, thông tin đã được khai báo, Giao dịch viên kiểm soát khớp đúng sẽ thực hiện hạch toán thế chấp/cầm cố tài sản bảo đảm trên hệ thống IPCAS (hệ thống kế toán ngân hàng của Agribank). Sau đó, bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu tài sản bảo đảm cho cán bộ kho quỹ nhập kho tài sản bảo đảm theo quy định.
Việc quản lý chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn sau khi thực hiện giải ngân, cán bộ tín dụng đóng dấu (ghi rõ ngày, tháng, năm, số tiền cho vay), ký trên bản chính hóa đơn tài chính và photo lưu vào hồ sơ giải ngân. Trường hợp chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn là hóa đơn, tờ khai hải quan điện tử thì khách hàng phải cam kết hóa đơn, tờ khai này chưa vay và sẽ không vay tại tổ chức tín dụng, chi nhánh Agribank khác. Việc cam kết thực hiện bằng văn bảng riêng hoặc ghi vào giấy nhận nợ khi thực hiện thủ tục giải ngân vốn vay.
Bước 8: Kiểm tra, giám sát nợ vay.
Cán bộ tín dụng trực tiếp kiểm tra và Ban Giám đốc chỉ đạo kiểm tra, thực hiện kiểm tra nợ vay với các nội dung như sau:
- Dư nợ cho vay, số lãi phải trả đến ngày kiểm tra. - Tình hình tài chính; đánh giá tiến độ, khả năng trả nợ.
phương án sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.
- Thu thập thông tin chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định của Agribank.
- Xác định mức độ thiệt hại đối với phương án sử dụng vốn của khách hàng khi xảy ra rủi ro.
Sau đó, người kiểm tra cũng khách hàng lập Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay, Biên bản kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Đối với trường hợp vi phạm, tùy theo mức độ vi phạm hợp đồng bảo đảm tiền vay, cán bộ tín dụng căn cứ vào kết quả kiểm tra và quy định có liên quan lập báo cáo đề xuất xử lý một/một số biện pháp như bổ sung thêm điều kiện tín dụng; giám sát dòng tiền; giảm hạn mức tín dụng; bổ sung thêm tài sản bảo đảm; tạm dừng giải ngân/chấm dứt cho vay; thu hồi nợ trước hạn; các biện pháp khác (nếu có).
Qua giám sát, khi cán bộ tín dụng phát hiện các dấu hiệu rủi ro hoặc khoản vay chuyển sang nhóm nợ cao hơn thì chủ động tiến hành kiểm tra khách hàng để có biện pháp xử lý phù hợp với nội dung hợp đồng tín dụng.
Bước 9: Theo dõi, đôn đốc, quản lý nợ có vấn đề, xử lý nợ, thu nợ.
Cán bộ tín dụng căn cứ hợp đồng tín dụng và thông tin trên hệ thống IPCAS, thường xuyên theo dõi nợ đến hạn; hàng tháng lập danh sách nợ đến hạn, chủ động đánh giá khả năng trả nợ thực tế của khách hàng và thông báo nợ (gốc, lãi và phí) đến hạn cho khách hàng.
Cán bộ tín dụng có trách nhiệm theo dõi các nguồn thu của khách hàng thông qua tài khoản tiền gửi, thông qua các hợp đồng kinh tế đầu ra, các nguồn thu khác để chủ động đôn đốc, thu nợ đến hạn, nợ phải thu hồi trước hạn, nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro.