Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cho các KCN của ngân

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TAM PHƯỚC ĐỒNG NAI (Trang 43)

- Tốc độ tăng dư nợ tín dụngDN trongcác KCN

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cho các KCN của ngân

ngân

hàng thương mại

hàng thương mại

Chính sách tín dụng của ngân hàng: Theo Bùi Diệu Anh và cộng sự

(2013), chính sách tín dụng được coi là hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng, nhân viên của ngân hàng, góp phần tăng cường chuyên môn hoá và tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời, bao gồm:

+ Chính sách khách hàng: khách hàng vay vốn của ngân hàng rất đa dạng, từ các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, cá nhân, người tiêu dùng,... Ngân hàng sẽ phân loại khách hàng truyền thống và quan trọng, khách hàng khác. Nếu một DN trong các KCN thuộc loại khách hàng truyền thống và quan trọng sẽ được hưởng chính sách ưu đãi trong cho vay của ngân hàng.

+ Chính sách lãi suất: Ngân hàng có các mức lãi suất cho vay khác nhau, tuỳ theo kỳ hạn, loại tiền vay và loại khách hàng. Nếu chính sách lãi suất linh hoạt cho phép cán bộ tín dụng được thay đổi trong giới hạn nhất định, hoặc cho phép khách hàng được lựa chọn mức lãi suất. Điều này sẽ làm tăng khả năng tiếp cận với vốn ngân hàng của DN trong các KCN.

+ Chính sách về thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ: Nếu thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn đầu tư của dự án, khả năng trả nợ của doanh nghiệp sẽ làm tăng hiệu quả cho vay đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp, từ đó mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nói chung, DN trong các KCN nói riêng.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TAM PHƯỚC ĐỒNG NAI (Trang 43)