Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại trong nước

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH (Trang 28 - 31)

Hiện nay, mặc dù dịch Covid-19 đã khiến cho ngành vay tiêu dùng trên thế giới sụt giảm mạnh (doanh thu ước giảm 25%, lợi nhuận giảm gầm 200% - theo số

liệu của FiinGroup), song ở Việt Nam các NHTM vẫn hoạt động khá ổn định ở lĩnh vực này và có tốc độ tăng trưởng khá. Các ngân hàng đã có định hướng rõ ràng hơn trong việc tập trung đẩy mạnh mảng bán lẻ, đặc biệt tập trung thị phần trong cho vay cá nhân vì đây là phân khúc thị trường tín dụng đem lại nguồn thu nhập quan trọng và tạo điều kiến cho các ngân hàng bán trọn gói sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.

TPBank là ngân hàng còn khá trẻ thành lập từu 05/05/2008 nhưng với các cổ đông chiến lược lớn giúp cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính hoàn hảo cho khách hàng và đối tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao, TPBank ngày càng ghi dấu ấn thương hiệu trong lòng người dân Việt Nam về lĩnh vực cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng. TPBank triển khai CVTD áp dụng với cả KH có lương chuyển khoản và lương tiền mặt, đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của khách hàng với 3 hình thức cho vay sau:

> Vay tiêu dùng trả góp tín chấp: áp dụng cho KH có nhu cầu chi tiêu đột xuất vay vốn dễ dàng trả khoản vay theo hình thức trả góp hàng tháng với thủ tục hồ sơ giản lược. Hỗ trợ khoản vay trả góp lên đến 500 triệu đồng, thời gian trá góp đến 60 tháng. Lãi suất vay tín chấp trả góp tại TPBank rất hấp dẫn dao động 0,9% - 1,72%/tháng.

> Vay thấu chi tín chấp: Giúp KH đang có nhu cầu vay tiêu dùng cho các hoạt đọng như dự định cưới hỏi, du lịch, vui chơi,.. lại có thể rút tiền ra và trả vào linh hoạt với tiện ích có thể rút thấu chi tại tất cả các máy rút tiền tự động ATM của TPBank và tất cả các ngân hàng hệ thống liên kết với TPBank.

> Vay tiền mặt đa tiện ích: giúp khách hàng vay tiền mặt nhanh chóng với khoản vay tối đa 75 triệu đồng và được bảo hiểm khoản vay ưu việt, và Nhận khoản vay bằng cách rút tiền mặt tại các ATM và hoặc thực hiện giao dịch các điểm giao dịch của NAPAS trên toàn quốc thông qua tài khoản thanh toán và thẻ ghi nợ được mở miễn phí. Khoản vay được giải ngân cực nhanh chóng chỉ trong 48 giờ và thu nợ tiện lợi với phương pháp trích nợ tự động từ tài khoản thanh toán.

Trong những năm gần đây, ngân hàng luôn tăng trưởng ổn định, phát huy hiệu quả của hệ sinh thái số, khai thác tối đa những giá trị mà ngân hàng số đưa lại cho khách hàng. Điển hình như vừa qua, nhờ tiên phong trong công nghệ nên mặc dù dịch bệnh hoành hành, ngân hàng phải hy sinh hàng trăm tỷ lợi nhuận để hỗ trợ cho gần 10 nghìn khách hàng vượt qua khó khăn thông qua việc giảm lãi, cơ cấu lại nợ, giãn nợ... song TPBank vẫn ghi nhận kết quả tích cực. Cụ thể, 6 tháng đầunăm, TPBank đạt lợi nhuận trước thuế lên tới 2.034 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ 2019 và hoàn thành 50% kế hoạch năm. Tổng huy động vốn của ngân hàng đạt trên 162 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 25% so với cùng kỳ dù lãi suất huy động liên tục hạ thấp. Mức tăng trưởng tín dụng của TPBank cũng cao hơn nhiều so với toàn ngành (chỉ đạt trên 3% trong 6 tháng). Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt, chỉ ở mức 1,53%.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w