Việt Nam sở hữu dân số trẻ với nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng và có hơn 900.000 người di chuyển từ nông thôn ra thành thị sinh sống mỗi năm. Người Việt Nam chi tiền chủ yếu cho các hàng hóa tiêu dùng như ôtô, đồ gia dụng, điện thoại thông minh, cũng như các hoạt động giải trí như du lịch. Đây là những động lực kích thích chi tiêu cá nhân tại Việt Nam. Nhờ các kinh nghiệm nêu trên của các NHTM
trong nước, từ đó ta rút ra được cái bài học kinh nghiệm cho VPBank Hồ Chí Minh như sau:
Thứ nhất, cần nghiên cứu và tìm hiểu các sản phẩm CVTD để từ đó đưa ra
những sản phẩm CVTD mới phù hợp cũng như cải thiện các sản phẩm CVTD cũ của ngân hàng để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng địa phương. Có thể tậndụng nguồn dữ liệu KH đã có và sử dụng chúng để phân khúc KH nhằm mục tiêu chăm sóc và phát triển.
Thứ hai, thực hiện tốt quy trình thực hiện cho vay và kiểm soát hoạt động cho
vay khách hàng cá nhân. Theo đó, cán bộ tín dụng phải theo sát quy trình, nhất là khâu thẩm định. Hơn nữa, ngân hàng cũng nên đưa ra chiến lược mở rộng CVTD riêng thông qua việc ban hàng các chính sách tín dụng hợp lí, linh hoạt cũng như rút ngắn quy trình cho vay tại ngân hàng. Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng cá nhân để đảm bảo việc chi trả đúng thời hạn hoặc có biện pháp xử lý kịp thời.
Thứ ba, để có thể phát triển mạnh mẽ ngân hàng cần phải liên kết với các đối
tác để có tiềm lực tài chính cũng như đẩy mạnh phát triển thương hiệu từ đó thực hiện được mục tiêu đáp ứng đầy đủ và đa dạng của khách hàng.