Tình hình cơ cấu dư nợ của các nhóm sản phẩm cho vay tiêudùng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH (Trang 46 - 48)

VƯỢN G CHI NHÁNH HÒ CHÍ MINH

2.2.1.4 Tình hình cơ cấu dư nợ của các nhóm sản phẩm cho vay tiêudùng

Cơ cấu dư nợ của các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Hồ Chí Minh chênh lệch khá lớn, chiếm tỷ trọng lớn nhất là sủa chữa và xây dựng nhà; ít nhất là tiêu dùng khác; trong khi tỷ trọng của mua nhà ở, đất ở và phương tiện đi lại thì tương đồng nhau.

Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ của các sản phẩm cho vay tiêu dùng của VPBank Hồ Chí Minh từ 2018-2020

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tổng dư nợ CVTD 26.260 100% 67.333 100% 57.005 100% Mua nhà ở, đất ở 6.879 26,19% 18.647 27,7% 19.241 33,75% 46

Phương

tiện đi lại 5.106 19,44% 14.650 21,75% 12.598 22,1% Sửa chữa, xây dựng nhà 11.604 44,18% 27.486 40,82% 17.443 30,6% Tiêu dùng khác 2.671 10,17% 6.550 9,72% 7.723 13,5%

Nguồn: VPBank Hồ Chí Minh

Qua bảng số liệu 2.7 cho thấy khách hàng vay tiêu dùng ở VPBank Hồ Chí Minh chủ yếu là để sửa chữa, xây dựng nhà ở. Điều này phù hợp với thực tế hiện nay bởi nhu cầu nhà ở luôn là nhu cầu hàng đầu dối với mỗi con người và là mối quan tâmđặc biệt của ngân hàng khi muốn thu hút và khai thác khách hàng hiệu quả. Tuy nhiên, nhu cầu này đang có xu hướng giảm đi vì hiện nay tình hình bất động sản bất ổn và lạm phát cao. Đây chính là lí do chủ yếu khiến cho dư nợ cho vay để sửa chữa, xây dựng nhà giảm hơn những năm trước. Cụ thể, năm 2018 vay sửa chữa và xây dựng nhà là 11.604 triệu đồng chiếm 44,18% trong tổng cho vay tiêu dùng, đến năm 2019 doanh số tăng 27.486 triệu đồng, nhưng tỷ trọng giảm và chỉ chiếm 40,82% và năm 2020 chỉ còn 30,6 %. Dư nợ cho vay mua nhà không chỉ tăng về doanh số mà còn tăng về tỷ trọng trên tổng dư nợ của ngân hàng, về doanh số năm 2018 là 6.879 triệu đồng chiếm 26,19% thì đến năm 2019 là 18.647 triệu đồng chiếm 27,7% và năm 2020 tăng lên tới 33,75%. Mặt khác, cho vay mua sắm phương tiện đi lại thì tăng về tỷ lệ song về doanh số lại giảm, cụ thể năm 2018 đạt 5.106 triệu đồng chiếm 19,44 % đến năm 2019 lại tăng lên 14.650 triệu đồng và chiếm tỷ lệ 21,75%, đến năm 2020 giảm còn 12.598 triệu đồng, với tỷ trọng 22,1% không đáng kể so với những năm trước đó. Phương tiện đi lại là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho cuộc sống để giúp người dân di chuyển đi lại dễ dàng và thuận tiện hơn nên đây là nguyên nhân khiến cho nhu cầu về khoản vay phương tiện đi lại tăng. Hơn nữa qua đó cho thấy khoảng cách giữa các loại cho vay tiêu dùng của ngân hàng còn chênh lệch nhau rất lớn và cơ cấu cho vay cũng chưa hợp lý. Nhu cầu mua sắm phương tiện đi lại hiện tại rất cao song doanh số cho vay trong lĩnh vực này lại rất thấp, ngân hàng cho vay chủ yếu là mua sắm xe máy còn để mua ô tô hầu như không phát sinh, nguyên nhân chủ yếu là các cửa hàng bán xe máy hiện tại đều áp dụng các chương trình mua xe trả góp thủ tục khá dễ và nhanh chóng. Ngoài ra, do hoạt động cho vay để mua sắm các phương tiện đi lại trong thời gian qua còn chứa rất nhiều bất cập. Tuy nhiên trong tương lai ngân hàng nên mở rộng thêm các sản phẩm tiêu dùng để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w