Nhóm giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH

3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ khác

Thứ nhất, tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho

nhân viên và phát triển nguồn nhân lực. Con người là nhân tố quyết định đến sự thành công của một tổ chức. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần phải am hiểu tâm lý, mức độ trung thực của khách hàng,... Do đó ngân hàng phải quan tâm nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định của cán bộ: tổ chức các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ; yêu cầu tất cả các cán bộ tín dụng phải nắm vững và thực hiện đúng các cơ chế, qui chế, qui trình nghiệp vụ tín dụng; thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm giữa các cán bộ làm công tác tín dụng trong công tác xét duyệt cho vay, xử lí thu hồi nợ... Hoạt động tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro, việc ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng không tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cho vay tiêu dùng của chi nhánh. Hơn nữa, hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân sự dựa trên cơ sở chú trọng đến các yêu cầu có tính riêng biệt liên quan đến kỹ năng cho vay tiêu dùng.

Thứ hai, kiểm soát rủi ro trong cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định và tái

thẩm định khoản vay và nâng cao chất lượng thẩm định trong cho vay: Chuyên môn hóa cán bộ thẩm định theo từng ngành nghề cụ thể, bố trí cán bộ thẩm định có đủ trình độ, chuyên môn và trách nhiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ có liên quan, đào tạo, nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác thẩm định. Hoàn thiện nội dung trong khâu thẩm định: Khi thẩm định khách hàng vay, ngoài thẩm định năng lực tài chính, uy tín của khách hàng... Nhân viên phòng tín dụng cần quan tâm đến các chỉ số dự báo trước cho vay như: Giá vàng, tỷ giá, lạm phát... Đồng thời, thu thập thông tin đánh giá KH từ nhiều nguồn, lưu trữ thông tin một cách khoa học, thuận tiện cho tìm kiếm và xử lý thông tin. Hoàn thiện khâu kiểm tra, giám sát khoản vay: Tăng cường kiểm soát, trước, trong và sau khi cho vay: nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, trước khi cho vay cán bộ cho vay phải kiểm tra, thẩm định trước thông tin về thân nhân, tình hình tài chính của khách hàng, yếu tố pháp lý của khách hàng, thông tin về quan hệtín dụng trước đây... Khi giải ngân, cán bộ cho vay cần kiểm soát kỹ mục đích sử dụng vốn vay, đối chiếu toàn bộ hồ sơ giấy tờ của khách hàng; sau khi cho vay cần kiểm tra mục đích sử dụng khoản vay, kiểm tra khả năng tài chính của khách hàng vay, tình hình tài sản đảm bảo... Nếu khoản vay được kiểm soát chặt chẽ sẽ giảm thiểu được rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng cho chi nhánh.

Thứ ba, chú trọng và phát triển nhân tài cùng với các chương trình nâng cao chế

độ đãi ngộ với nhân viên thông qua điều chỉnh lương toàn hàng và các chế dộ đãi ngộ đặc biệt cho những nhân viên đạt thành tích kinh doanh xuất sắc.

Thứ tư, cần tăng cường đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ CVTD nhằm hạn

chế sự không hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ này vào các khía cạnh như: thái độ phục vụ của nhân viên, chất lượng cơ sở vật chất, thời gian xử lý giao dịch.... Ngân hàng nên tổ chức các hoạt động khảo sát khách hàng thường xuyên và định kỳ; sắp xếp bố trí không gian giao dịch tạo cảm giác thoải mái, thân thiện hơn; tạo tâm lý thoải mái và hài lòng cho khách hàng khi đến giao dịch; chú trọng khâu giao tiếp với các khách hàng thuộc dân tộc thiểu số, hoặc các nhóm khách hàng có đặc thù về địa lý, thu nhập, nhu cầu...

3.3. KIẾN NGHỊ

Hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác để gia tăng dư nợ. Do CVTD có tính chất các món vay nhỏ lẻ, chi phí quản lí từng món vay lớn, thời hạn vay thường trên một năm nên việc gia tăng doanh số cho vay, gia tăng số lượng món vay, tăng lượng khách hàng là cần thiết để giảm chi phí, góp phần gia tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng CVTD, hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh cũng không kém phần quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. CVTD là một bộ phận trong hoạt động tín dụng vì vậy các quy định về CVTD vẫn nằm trong hệ thống các quy định chung nên khi áp dụng vào thực tế các ngân hàng gặp phải nhiều khó khăn. Các ngân hàng phải đưa ra nhiều quy định riêng phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, tính chất của mỗi sản phẩm mà ngân hàng cung cấp, điều này làm mất đi tính nhất quán trong hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w