Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH (Trang 54 - 58)

VƯỢN G CHI NHÁNH HÒ CHÍ MINH

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu chi nhánh đã đạt được, ta cũng có thể nhìn ra được những mặt hạn chế hiện hữu của VPBank Hồ Chí Minh, và những mặt hạn chế này gây ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng:

Thứ nhất, cơ cấu các sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa được cân đối chủ yếu

cho vay dùng để sửa chữa và xây dựng nhà ở còn cho vay mua sắm phương tiện đi lại và tiêu dùng khác còn rất thấp.

Thứ hai, dư nợ CVTD vẫn còn khá thấp (năm 2018 dư nợ CVTD chiếm 7,6%

tổng dư nợ đến năm 2019 là 15,8% và năm 2020 là 11,18% trên tổng dư nợ của chi nhánh). Dư nợ CVTD để sửa chữa và xây nhà đang có xu hướng giảm (năm 2019 chiếm 40,82% dư nợ CVTD nhưng đến năm 2020 giảm chỉ còn 30.6%). Đây là những khách hàng có khoản vay lớn và sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, do đó ngân hàng nên chú trọng hơn nữa vào đối tượng khách hàng này.

Nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế như trên xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau:

- Nguồn nhân lực còn thiếu. Hiện nay, tuy đa phần các cán bộ của chi nhánh đều được đào tạo vững vàng về kiến thức và chuyên môn nhưng không phải cán bộ ngân hàng nào cũng có khả năng tổng hợp, phân tích, thẩm định và kiểm tra các thông tin khách hàng một cách khoa học và chính xác. Ngoài ra, người vay tiêu dùng thường không muốn tiết lộ quá nhiều thông tin của mình dẫn đến việc nắm bắt cũng như kiểm định thông tin khách hàng gặp nhiều khó khăn dẫn đến thông tin chưa được đầy đủ và chính xác.

- Công nghệ ngân hàng chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng. Các công nghệ chưa được ứng dụng một cách đồng bộ và hoàn thiện nhất là trong công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ và thông tin khách hàng còn chưa thuận tiện, gây khó khăn cho ngân hàng khi thực hiện đánh giá và phân tích khách hàng. Chưa đẩy mạnh được liên kết trong cho vay vì muốn phát triển mạnh cho vay tiêu dùng thì việc liên kết với các đơn vị kinh doanh, hành chính sự nghiệp là một mấu chốt quan trọng để thúc đẩy sự phát triển về mảng cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Các sản phẩm chuyển đổi công nghệ số chưa được quan tâm đúng mức cũng như công tác tiếp thị, marketing vẫn chưa đủ sức hút và sức lan tỏa để có thể khiến khách hàng muốn sử dụng các sản phẩm của ngân hàng. Đây là một hạn chế khá lớn đến tốc độ phát triển mảng bán lẻ của VPBank Hồ Chí Minh, nhất là sản phẩm CVTD.

- Môi trường cạnh tranh gay gắt. Chi nhánh nằm ngay mặt tiền của đường Hàm Nghi, quận 1 là một trong những tuyến đường quan trọng của thành phố và xung quanh có nhiều ngân hàng như: VietinBank, ACB, BIDV, Sacombank... cùng với mức cho vay lãi suất cạnh tranh và thủ tục xét duyệt dễ dàng hơn đòi hỏi ngân hàng phải luôn theo dõi, điều chỉnh mức lãi suất cũng như quy trình cho vay để thu hút thêm nhiều khách hàng đến để sử dụng dịch vụ tại ngân hàng hơn nữa. Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng đều có định hướng phát triển các sản phẩm tín dụng. Do đó, trong thời gian tới, cùng với sự nới lỏng của cơ chế tín dụng, chắc chắn các NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thử thách vô cùng khó khăn hơn nữa.

- Môi trường kinh tế có nhiều biến động. Năm 2020 là một năm khó khăn với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, chúng ta bị chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 làm giảm nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, đồng thời gia tăng nợ xấu, nợ quá hạn, ảnh hưởng không nhỏ tới việc cho vay tiêu dùng.

Như vậy, hoạt động cho vay tiêu dùng là một hoạt động tiềm năng của các

NHTM. Trong đó, việc nghiên cứu tìm hiểu các hạn chế và nguyên nhân ở chương 2

có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng sự phát triển của hoạt động này trong

tương lai. Đó là nền tảng để đưa ra các giải pháp thiết thực ở chương 3, giải quyết

đúng trọng tâm, triệt để những mặt yếu kém đang còn tồn tại nhằm tạo động lực phát

triển mạnh mẽ hơn nữa về hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Hồ Chí Minh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã đạt được những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, phân tích thực trạng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2018- 2020 qua ba nhóm chỉ tiêu, bao gồm: quy mô cho vay tiêu dùng, chất lượng cho vay tiêu dùng và thu nhập cho vay tiêu dùng.

Thứ hai, khóa luận đã chỉ ra được năm kết quả đạt được và hai hạn chế mà chi nhánh gặp phải, đó là hạn chế về cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa được cân đối và dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn còn khá thấp.

Thứ ba, khóa luận đã phân tích bốn nguyên nhân dẫn đến hai hạn chế đề cập ở trên, đó là nguồn nhân lực thiếu, công nghệ ngân hàng chưa phát huy được hiệu quả, môi trường cạnh tranh gáy gắt và môi trường kinh tế nhiều biến động.

Từ đó, làm cơ sở để tác giả đề xuất những giải pháp và kiến nghị để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Hồ Chí Minh ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAYTIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w