CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH
3.2.1. Nhóm giải pháp chiến lược
Thứ nhất, tiếp tục phát triển mạng lưới và mở rộng phạm vi đối tượng cho vay
Hiện tại, chi nhánh đang có 16 Phòng Giao dịch đều nằm ở các vị trí đắc địa ở địa bàn thành phố. Đây là một điểm mạnh để ngân hàng đẩy mạnh hơn lợi thế trong việc đang có sẵn mạng lưới các phòng giao dịch nhằm phát triển hơn nữa dịch vụ bán lẻ cho cho khách hàng cá nhân.
Bên cạnh đó, để tiến hành các hoạt động kinh doanh, ngân hàng phải xác định rõ những phân khúc thị trường, thị phần cần chiếm lĩnh để khai thác những cơ hội hấp dẫn của thị trường đó mang lại và những nhóm khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ của ngân hàng nói chung và CVTD nói riêng. Đồng thời tìm hiểu những nhu cầu của khách hàng, những sản phẩm, chiến lược kinh doanh nổi bật của đối thủ từ đó có phương hướng và biện pháp đúng đắn để phát triển thị trường một cách hợp lý về phạm vi, quy mô, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
Tiếp tục nghiên cứu thị trường để mở rộng mạng lưới hoạt động tại các khu vực trọng điểm để người tiêu dùng có điều kiện tiếp cận, giao dịch với ngân hàng một cách thuận tiện, thông qua đó tăng số lượng khách hàng và doanh số cho vay cũng như phát triển các sản phẩm dịch vụ khác. Đồng thời, việc bao phủ rộng khắp hệ thống ATM cũng sẽ giúp ngân hàng dễ dàng được nhận biết thương hiệu hơn.
Thứ hai, ngân hàng cần xác định hạn mức cho vay tiêu dùng phù hợp cho từng
đối tượng khách hàng. Ngân hàng không nên cứng nhắc trong việc quy định số tiền tối đa mà tuỳ từng trường hợp cụ thể có thể xem xét để xác định mức cho vay mộtcách hợp lý nhằm mở rộng tăng trưởng tín dụng nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được mục tiêu của ngân hàng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả đối với hoạt động cho vay tiêu dùng với các đối tượng cán bộ công nhân viên không có TSBĐ này, chi nhánh nên tìm hiểu xem ngày định kỳ trả lương cho nhân viên là ngày nào để từ đó xác định kỳ hạn trả nợ của khách hàng cho phù hợp, trùng khớp với thời gian mà họ nhận lương từ cơ quan, đơn vị làm việc, tránh trường hợp đến hạn mà người vay không có tiền để trả cho ngân hàng.
Thứ ba, tăng cường huy động vốn và mở rộng quy mô doanh số cho vay. Để
đáp ứng nhu cầu cho vay ngày càng tăng đòi hỏi ngân hàng cần có nhiều vốn. Nhưng nguồn vốn của ngân hàng thì không thể cung ứng, cho nên chỉ có nguồn vốn huy động mới đáp ứng đủ. Nhưng hiện nay việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn không những về tình hình cạnh tranh, mà còn về phía khách hàng, họ có tâm lý giữ tiền trong nhà, hoặc gửi tiền ngân hàng thì lãi không được bao nhiêu và không an toàn,...Vì vậy để huy động được các nguồn vốn thì ngân hàng cần phải tạo sự tin tưởng và nâng cao hiểu biết của người dân về hoạt động ngân hàng; có một chính sách lãi suất linh hoạt nhằm thu hút khách hàng, tạo lập nhiều mối quan hệ với nhiều khách hàng đặc biệt là những khách hàng làm trong doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp, bằng cách tiết kiệm gửi góp.