Trong những năm gần đây tỷ lệ thất nghiệp trong các doanh nghiệp đang tăng dần lên, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước. Bên cạnh đó vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động dôi thừa chưa tìm ra lối thoát. Tình trạng này đã làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước và trật tự an ninh xã hội.
Trước tiên phải nói đến lực lượng lao động trong lĩnh vực kinh tế nhà nước, bởi vì đây là khu vực kinh tế giữ vai trò chủ đạo,chi phối và định hướng cho các thành phần kinh tế khác phát triển, những thay đổi của lực lượng lao động trong lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng đến các ngành, các thành phần kinh tế khác.
Thời kì tập trung quan liêu bao cấp, người lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước là chính và mang tính chất bao cấp nặng nề. Nhà nước phân bố tất cả các nguồn lực kinh tế như: Vốn, tài nguyên, chỉ tiêu lao động tiền lương ... đồng thời kiểm soát mọi hoạt động của nền kinh tế, các doanh nghiệp lúc bấy giờ chẳng phải lo lắng gì bởi lãi thì nộp cho ngân sách Nhà nước, lỗ thì nhà nước bù, thiếu thì nhà nước cấp. Khi bước sang nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp được quyền chủ động kinh doanh, tự hạch toán mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh và chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế này đã làm cho quy mô và tính chất sản xuất thay
đổi. Các doanh nghiệp Nhà nước buộc phải tổ chức lại cơ cấu sản xuất để đáp ứng với nền kinh tế thị trường, có rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước không thích nghi được với cơ chế thị trường đã phải giải thể hoặc thu hẹp sản xuất. Lực lượng lao động ở các doanh nghiệp Nhà nước phần lớn không đáp ứng với nhu cầu của sản xuất mới bị mất việc làm, hàng vạn lao động không có việc làm, nhiều doanh nghiệp phải cho công nhân nghỉ việc không lương. Tình trạng dôi dư lao động ở các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng tăng, theo thống kê của Bộ Lao động thương binh xã hội năm 1999 có gần 50%số doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, cả nước hiện có 1,85 triệu lao động làm việc trong 5.790 doanh nghiệp nhà nước thì có tới 26% tương đương 481000 lao động đang thuộc loại dư dôi. Một số doanh nghiệp có tỷ lệ thất nghiệp cao tới 70 - 80%, đặc biệt trong thời gian sắp xếp lại tổ chức sản xuất có khoảng 2.100 doanh nghiệp bị giải thể và số lao động mất việc làm sẽ tăng lên khoảng 710 vạn người.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do các doanh nghiệp nhà nước khi bước sang nền kinh tế thị trường với sự cạnh canh gay gắt của các thành phần kinh tế khác đã không kịp phản ứng, việc thay đổi cơ cấu quản lý, tổ chức lại bộ máy sản xuất diễn ra một cách chậm chạp, chủ doanh nghiệp vô trách nhiệm với những hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chất lượng lao động không được cải thiện, về thiết bị máy móc, cơ sớ vật chất không được đổi mới. Một nguyên nhân khách quan nữa là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ đã làm cho thị trường bị hạn chế, sức mua bị giảm, xuất khẩu trì trệ v.v.v…
Trong khi đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh mẽ, sụ xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã giải toả phần nào số lao động thừa trong các doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm trong khu vực kinh tế luôn biến động cho nên lực lượng lao động trong khu vực kinh tế này cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của những biến động đó. Đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Một số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất làm cho người lao động phải thôi việc, theo số liệu thống kê của Bộ lao động – thương binh – xã hội năm 2000, tuy đã tạo được 195.400 việc làm mới nhưng lại có trên 398.700 người mất việc làm.
Tình trạng dôi dư lao động trong những năm gần đây từ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một vấn đề xã hộ mang tính thời sự cao. Nguyên nhân chính làm cho thất nghiệp ngày càng tăng lên là do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tổ chức lại sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ, một bộ phận lao động chuyên môn và có tay nghề không đáp ứng được yêu cầu sản xuất mới của các doanh nghiệp bị mất việc làm.
Một điều bất hợp lý đang xẩy ra trong vấn đề lao động - việc làm trong các doanh nghiệp ở nước ta là: Trong khi hàng triệu lao động không có việc làm thì rất nhiều doanh nghiệp đang cần tuyển dụng lao động kỹ thuật nhưng không tuyển đủ. Năm 2000 có gần 30.000 sinh viên tốt nghiệp đại học, song gần một nửa chưa có việc làm, trong khi đó rất nhiều doanh nghiệp cần tuyển lao động kỹ thuật nhưng các trường trung học, cao đẳng, dậy nghề vồn không được học sinh theo học do vậy không đáp ứng được yêu cầu.
Đối với trang trại mây năm gần đây được nhà nước quan tâm phát triển, đã giải quyết được một phần nào đó lao động không có việc làm ở nông thôn. Nhưng quy mô vẫn còn nhỏ và còn mang tính tự phát, ngành nghề sản xuất đơn điệu, công nghệ sản xuất thủ công lạc hậu, sản xuất phụ thuộc nhiều và điều kiện tực nhiên tình chất sản xuất hàng hoá không cao. Do vậy, lao động làm việc trong trang trại phần lớn là giả quyết việc cho người trong gia đình. Số lao động đi thuê thấp chủ yếu thuê thường xuyên và thường biến động theo mùa vụ với số lượng không lớn. Trình độ chủ trang trại thấp, phần lớn làm việc theo kinh nghiệm của mình không qua đào tạo chuyên môn.
Đối vời hộ gia đình nông thôn phần lớn là làm nông nghiệp. Lao động trong hộ gia đình đa dạng ít chuyên sâu, trình độ thấp kỹ thuật canh tác lạc hậu, mang tính thời vụ. Trong khoảng thời gian giữa hai vụ lao động phần lớn nhàn rỗi, không có việc làm, một phần nhỏ lao động chuyển sang làm nghề thủ công hay đi làm thuê nơi khác.
Phần thứ ba
đặc điểm cơ sở nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.1 Tình hình cơ bản của xí nghiệp xây dựng công trình