Chất lượng laođộng của xí nghiệp xây dựng công trình

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Thực trạng và giải pháp nhằm sử dụng lao động hiệu quả ở Xí nghiệp xây dựng công trình – Tổng công ty xây dựng đường thuỷ doc (Trang 50 - 56)

1999 2000 2001 00/99 00/01 BQ Tổng số lao động 433 498 602 115,01 120,88 117,

4.1.2. Chất lượng laođộng của xí nghiệp xây dựng công trình

Chất lượng lao động thể hiện ở độ tuổi, giới tính, và trình độ học vấn trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề của người lao động

Độ tuổi và giới tính là một vấn đề lớn đặt ra cho các nhà quản lý tuyển dụng và sử dụng lao động. Độ tuổi và giới tính phản ánh chất lượng lao động ở mặt sức khoẻ của người lao động. Nó quyết định đến năng suất lao động của người lao động. Độ tuổi, giới tính là một trong những chỉ tiêu quan trọng, nó làm căn cứ tổ chức sử dụng lao động có hiệu quả.

Do vậy, dựa vào số liệu điều tra chúng ta chia độ tuổi lao động thành 7 nhóm. Nhóm một bắt đầu từ tuổi 17, nhóm 7 từ trên 50 tuổi. Về giới tính chúng tôi chia ra thành hai nhóm một nhóm là Nam, một nhóm là Nữ.

* Đối với độ tuổi

Do đặc điểm của ngành xây dựng, công việc nặng nhọc, vất vả và tương đối chính xác cho nên nhu cầu về lao động cần có sức khoẻ tốt cũng như trình độ lao động, kinh nghiệm sản xuất tốt. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì sức khoẻ , trình độ và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Do vậy, đối với các nhà quản lý khi tuyển dụng và phân công lao động phải tính đến yếu tố độ tuổi lao động sao cho phù hợp với năng lực và sở trường của từng người nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và nâng cao năng suất lao động. Độ tuổi lao động của Xí nghiệp xây dựng công trình được biểu hiện qua biểu 4.

Qua số liệu ở biểu 4 ta thấy tỷ lệ lao động trong các nhóm tuổi qua các năm nghiên cứu có sự biến động. Trong đó độ tuổi 30-35 có số lao động chiếm cao nhất, năm 1999 chiếm 27,48% so với tổng số lao động của Xí nghiệp, năm 2000 chiếm 24,09% so với tổng số lao động của xí nghiệp, đến năm 2001 giảm xuống còn 23,25% so với tổng số lao động của xí nghiệp. Nhưng tốc độ tăng lao động trong Xí nghiệp ởnăm 2000 so với năm 1999 tăng 0,88%, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 16,67% trung bình mỗi năm tăng 8%. Thực tế lao động ở tuổi này có sức sản xuất và có trình đô học vấn và trình độ chuyên môn cao, sức khoẻ và khả năng chịu đựng trong công tác cũng như tác động ngoại cảnh tốt, lao động ở độ tuổi này rất năng động và nhậy bén với công việc và có tính mạo hiểm cao, nhưng về kinh nghiệm sản xuất tích luỹ chưa nhiềumức độ ổn định thấp về tâm lý vẫn còn nóng vội. Lao động ở lứa tuổi này thường dễ kiếm được việc làm nhất, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất.

Lao động trong Xí nghiệp ở độ tuổi 40-45 tương đối ổn định không có sự biến động qua các năm nghiên cứu. Lao động ở lứa tuổi này có sức sản xuất cao nhất và họ có trình độ

chuyên môn tay nghề cao, có kinh nghiệm trong sản xuất mức độ ổn định về tâm lý cũng như sức khoẻ tốt và khả năng chịu đựng các điều kiện ngoại cảnh tốt hơn làm việc chắc chắn hiệu quả cao. ở độ tuổi này thường kiếm việc làm thấp tỷ lệ thất nghiệp không cao.

Lao động của Xí nghiệp ở độ tuổi trên 45 có xu hướng giảm cả số tuyệt đối và số tương đối, năm 1999 có 30 người chiếm 6,93% so với tổng số lao động của Xí nghiệp, năm 2000 tăng lên 36 người chiếm 7,23% so với tổng số lao động của Xí nghiệp, đến năm 2001 giảm xuống còn 20 người chiếm 3,32% so với tổng số lao động của Xí nghiệp. Như vậy, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 20%, năm 2001 giảm xuống 44,44% bính quân các năm nghiên cứu lao động ở độ tuổi nay giảm 18,35%.

Nhóm lao động có độ tuổi trên 55 chiếm tỷ lệ thấp nhất trong lực lượng lao động của Xí nghiệp và có xu hướng giảm nhanh qua các năm. Số lao động ở độ tuổi này năm 1999 có 6 người chiếm 1,39% so với tổng số lao động của Xí nghiệp, năm 2000 giảm xuống còn 3 người chiếm 0,6% đến năm 2001chỉ còn 2 người chiếm 0,33% so với tổng số lao động của Xí nghiệp. ở độ tuổ này trình độ chuyên môn cao nhưng hạn chế về mặt sức khoẻ tính năng động và tính nhạy bén trong công việc thấp, tính bảo thủ cao. Do vậy không phù hợp với công việc nặng nhọc của ngành xây dựng. Thực tế số lao động này nằm trong bộ phận lao động thuộc biên chế của Xí nghiệp hoạt động trong công việc hành chính.

Lao động trong độ tuổi 17-25 trong Xí nghiệp Xây dựng công trình chiếm khoảng 17% so với tổng số lao động của Xí nghiệp đây là tỷ lệ tương đối thấp. Trong khi đó lao động ở lứa tuổi này trong lực lượng lao động xã hội thường chiếm khoảng 40% tổng số lao động xã hội. Lao động ở lứa tuổi này hầu hết mới ra trường có sức khẻo và tính năng động, chưa có kinh nghiệm sản xuất tâm lý không ổn định trong công việc thể hiện tính bất cần trong công việc.

Lao động ở nhóm tuổi 25-30 chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động của Xí nghiệp chiếm khoảng 21%. Đây là độ tuổi có sức khoẻ năng lực sản xuất tốt tâm lý không ổn định nóng nẩy trong công việc.

* Về giới tính

Do tính chất của ngành xây dựng, đòi hỏi người lao động có sức khoẻ, làm việc trong điều kiện vất vả, phải thích nghi với sự di chuyển thường xuyên theo công trình và điều kiện sinh

hoạt ăn ở khó khăn cho nên tỷ lệ lao động nữ trong ngành xây dựng tương đối thấp. Họ chỉ làm việc trong công tác hành chính văn phòng. Thực tế qua biểu 4 điều tra lao động của Xí nghiệp thì tỷ lệ lao động nữ chiếm rất thấp và có xu hướng giảm qua các năm nghiên cứu. Năm 1999 chiếm 10,39%, năm 2000 chiếm 9,04%, năm 2001 chiếm 8,31% so với tổng số lao động toàn Xí nghiệp.

Nhận xét : Qua các năm nghiên cứu ta thấy lao động ở độ tuổi chủ yếu tập trung ở độ tuổi từ 17- 40 chiếm khoảng 83,47% lao động toàn Xí nghiệp. Tính trung bình qua các năm toàn bộ lực lượng lao động của xí nghiệp là lao động trẻ. Tuổi trung bình năm 1999 là 33,36 tuổi, năm 2000 là 32,85 tuổi, năm 2001 là 31,59 tuổi. Như vậy, lực lượng lao động của Xí nghiệp trẻ dần. Xí nghiệp mới thành lập nên Xí nghiệp phải củng cố tổ chức và tuyển dụng lao động mới với chất lượng cao.

4.1.2.2. Cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn

Chất lượng lao động còn thể hiện ở trình độ văn hoá trình độ chuyên môn. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng lao động của một doanh nghiệp. Chất lượng lao động của xí nghiệp xây dựng công trình được thể hiện qua biểu 5:

Lao động của con người không những cần phát triển sức khoẻ mà còn sự thay đổi về chất lượng lao động đó là lao động chất xám. Do đó nếu không có kế hoạch sử dụng lao động hơp lý, không tiếp cận với thành tựu khoa học mới thì dẫn tới lãng phí về tài sản vô hình rất lớn, làm mất khả năng cạnh tranh, tính nhanh nhậy của người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tụt hậu, dẫn đến sản xuất kinh doanh thua lỗ và doanh nghiệp phát sản. Vì vậy, chất lượng lao động là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Chất lượng lao động phản ánh trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn của người lao động.

* Về trình độ văn hoá

Qua điều tra thực tế tại Xí nghiệp dựa vào tình hình cụ thể của Xí nghiệp chúng tôi chia trình độ văn hoá lao động của Xí nghiệp ra thành ba nhóm thể hiện ở biểu 5.

+ Nhóm lao động có trình độ cao đẳng , đại học và trên đại học: Lực lượng lao động qua những năm nghiên cứu có xu hướng tăng dần cả số lượng và tỷ lệ. Năm 1999 lực lượng

lao động này là 57 người chiếm 13,165% tổng số lao động toàn Xí nghiệp, năm 2000 tăng lên 68 người chiếm 13,65% tổng số lao động toàn Xí nghiệp, đến năm số lượng lao động này tăng lên 83 người chiếm 13,78% tổng số lao động toàn Xí nghiệp. Trong nhóm này lao động có trình độ đại học chiếm 68%, số người có trình độ trên đại học là không. Đây là nguồn lao động có trình độ cao nhất, là tài sản quý giá của Xí nghiệp, vì vậy ban lãnh đạo xí nghiệp cần có những chính sách và kế hoạch sử dụng hợp lý và chế độ thù lao xứng đáng để khuyến khích họ lao động hăng say, sáng tạo nhằm nâng cao năng suất lao động. Như vậy, số lượng lao động nhóm nay qua các năm điều tra có xu hướng tăng cao, năm 2000 so với năm 1999 tăng 19,3%, năm 2001 so với năm 2000 tăng 22,06%. Tính bình quân mỗi năm tăng 20,67%. Trong khi đó tỷ lệ lực lượng lao động này của xã hội chỉ chiếm khoảng 4%-5% năm 2001. Mặt khác, lực lượng lao động này chủ yếu nằm trong bộ máy lãnh đạo, các phòng ban và điều hành quản lý các đội trực tiếp thi công.

+ Nhóm công nhân kỹ thuật- trung cấp. Bộ phận này khá cao trong toàn bộ lực lượng lao động của Xí nghiệp. Thực tế qua các năm nghiên cứu tại Xí nghiệp năm 1999 có 134 người chiếm 30,95% tổng số lao động của Xí nghiêp, năm 2000 tăng lên 140 người chiếm 28,11% tổng số lao động của Xí nghiêp, đến năm 2001 tăng lên 150 người chiếm 24,92% tổng số lao động của xí nghiêp. Đây là tỷ lệ tương đối cao so với toàn thể lực lực lượng lao động xã hội. Tuy cơ cấu lực lượng lao động này giảm nhưng số lượng lao động qua những năm nghiên cứu vẫn tăng năm 2000 so với năm 1999 tăng 4,48%, năm 2001 so với năm 2000 tăng 7,14%. Tính bình quân mỗi năm tăng 5,8%.

+Nhóm lao động phổ thông: Đây là lực lượng lao động trực tiếp và số lượng lao động này 100% là thuê thường xuyên. Do đặc điểm của ngành xây dựng nên lực lượng lao động này chiếm tỷ lệ cao nhất trong toàn doanh nghiệp. Về cơ cấu năm 1999 có 202 người chiếm 46,65% tổng lao động của Xí nghiệp, năm 2000 có 270 người chiếm 54,2% tổng lao động của Xí nghiệp, đến năm 2001 tăng lên 310 người chiếm 51,5% tổng lao động của Xí nghiệp. Trong khi đó tỷ lệ lao động này của xã hội chiếm trên 70%. Về sự gia tăng lao động năm 2000 so với năm 1999 tăng 33,66%, năm 2001 so với năm 2000 tăng 14,81%. Tính bình quân mỗi năm tăng 23,88%.

Như vậy, lực lượng lao động trong Xí nghiệp có trình độ văn hoá cao hơn lực lượng lao động xã hội, đặc biệt là lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học có trình độ văn hoá, người lao động mới tiếp thu học hỏi kỹ thuật chuyên môn một cách nhanh chóng để nâng cao tay nghề, khả năng năng động, sáng tạo trong công việc.

*Về trình độ chuyên môn

Cũng như trình độ văn hoá trình độ chuyên môn của lực lượng lao động trong Xí nghiệp qua những năm nghiên cứu khá cao thường xuyên được nâng cao. Qua biểu 5 ta thấy lao động chuyên môn không có bằng tăng lên qua các năm nghiênn cứu. Năm 2000 tăng 23,7% so với năm 1999, năm 2001 tăng 61,68% so với năm 2000. Tính bình quân qua các năm nghiêm cứu mỗi năm tăng 41,42% điều này thể hiện lao động trong Xí nghiệp thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao và tay nghề . Lao động có chuyên môn có bằng năm 2000 tăng 12,5% so với năm 1999, năm 2001 tăng 32,22% so với năm 2000. Tính bình quân qua các năm nghiêm cứu mỗi năm tăng 21,96%. Ngược lại số lao động không có chuyên môn có xu hướng giảm qua các năm nghiên cứu năm 2000 tăng 10,55 so với năm1999, năm 2001 giảm 11,62% so với năm 2000. Tính bình quân qua các năm nghiên cứu mỗi năm giảm 1,15%.

4.1.2.3. Cơ cấu lao động theo trình độ tay nghề

Chất lượng lao động còn được thể qua trình độ tay nghề. Trình độ tay nghề là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng lao động của một doanh nghiệp. Trình độ tay nghề của lao động trong Xí nghiệp Xây dựng công trình được thể hiện qua biểu 6:

Qua biểu 6 ta thấy số công nhân có trình tay nghề bậc 1/7 qua các năm nghiên cứu là không có. Bình quân qua các năm nghiên cứu, số công nhân có tay nghề bậc 4/7 là cao nhất chiếm 25,96% sau đó đến công nhân có tay nghề bậc 3/7 và 5/7 công nhân có tay nghề bậc 7/7 chỉ chiếm 8,93%.

Cũng qua biểu 6 ta thấy cơ cấu tay nghề của công nhân ở bậc 2/7, bậc 3/7 giảm đi qua các năm. Năm 1999 công nhân có tay nghề bậc 2/7 là 8 người chiếm 5,907% so với tổng số công trunh cấp - kỹ thuật. Năm 2000 số công nhân này chỉ chiếm 4,29%. Đến năm 2001 số công nhân này chiếm 4%. Tương tự đối với công nhân có trình độ tay nghề bậc 3/7 cũng giảm về cơ cấu, năm 1999 chiếm 26,12%, năm 2000 chiếm 25% và năm 20012 chỉ chiếm 22,67%.

Trong khi đó công nhân có trình độ tay nghề từ 6/7 trở lên cơ cấu tăng dần qua các năm nghiên cứu. Công nhân có trình độ tay nghề 6/7 năm 1999 chiếm 11,19%, năm 2000 tăng lên 12,14% và đến năm 2001 tăng lên 14,76%. Công nhaan có trình độ tay nghề 7/7 năm 1999 chiếm 8.21%, năm 2000 tăng lên 8,57% và đến năm 2001 tăng lên 10%. Công nhân có trình độ 4/7 và 5/7 của Xí nghiệp xét về cơ cấu ít biến động.

Về tốc độ tăng trưởng qua biểu 6 ta thấy công nhân có trình độ tay nghề tăng trưởng cao nhất là công nhân có trình độ tay nghề 6/7, bình quân mỗi năm tăng 21,11% tiếp đó là công nhân có trình độ tay nghề 7/7 bình quân tăng 16,77%/năm. Công nhân có trình độ tay nghề 5/7 tăng bình quân mỗi năm 8,01%. Công nhân có trình độ tay nghề 4/7 tăng bình quân 4,2%/năm. Trong khi đó Công nhân có trình độ tay nghề 2/7 và 3/7 có xu hướng giảm qua các năm nghiên cứu. Bình quân mỗi năm công nhân có trình độ tay nghề 2/7 giảm 13,4%/năm. Công nhân có trình độ tay nghề 3/7 giảm 1,44%/năm.

Nhận xét: Qua phân tích về tay nghề của công nhân ta thấy :

Số công nhân có trình tay nghề bậc 1/7 qua các năm nghiên cứu là không có. Bình quân qua các năm nghiên cứu, Số công nhân có tay nghề bậc 4/7 là cao nhất chiếm 25,96% sau đó đến công nhân có tay nghề bậc 3/7 và 5/7 công nhân có tay nghề bậc 7/7 chỉ chiếm 8,93%.Trình độ của công nhân không được cao, chủ yếu là công nhân bậc 3 và bậc 4. Số công nhân bậc 6 và bậc 7 còn qúa ít.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Thực trạng và giải pháp nhằm sử dụng lao động hiệu quả ở Xí nghiệp xây dựng công trình – Tổng công ty xây dựng đường thuỷ doc (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)