Dựa vào nội dung, mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp thu thập nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực lao động để phân tích thực trạng sử dụng lao động của xí nghiệp xây dựng công trình
3.2.2.1.1.Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Nguồn thông tin thứ cấp được thu thập từ các tài liệu sách báo có sẵn. Những thông tin này cung cấp các số liệu, cơ sở lý luận và kinh nghiệm về vấn đề nghiên cứu . Những thông tin này được sử dụng ở phần tổng quan của đề tài. Vai trò của thông tin thứ cấp:
+ Cung cấp cơ sở lý luận cho đề tài.
+ Biết được kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực nghiên cứu + Nắm được thực tiễn vấn đề nghiên cứu.
Nắm được các chủ trương chính sách cảu Đảng và nhà nước, các điều luật và bộ luật liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
3.2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Đây là nguồn thông tin quan trọng trong việc phân tích đề tài. Thông tin này được thu thập bằng phương pháp điều tra phỏng vấn quan sát thực tế và tham khảo ý kiến chuyên gia. Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những thông tin số liệu trực tiếp liên quan đến nội dung phân tích ở phần kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trong đề tài này chúng tôi thực hiện những phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:
+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Với yêu cầu của đề tài chúng tôi thực hiện phỏng vấn trực tiếp các phòng ban, cán bộ tổ chức, các thành viên lao động của một số đơn vị nhằm thu thập thông tin tình hình chung của xí nghiệp, các công tác sử dụng quản lý lao động, các cách tuyển dụng và đào tạo lao động, vấn đề thanh toán tiền lương, vấn đề việc làm… khả năng triển vọng và tương lai phát triển của Xí nghiệp.
+ Phương pháp quan sát thực tế: Quan sát thực tế về điều kiện sản xuất, quá trình lao động tại các đơn vị kết hợp với phỏng vấn tham khảo ý kiến.
3.2.2.2. Phương pháp phân tổ
Sau khi các nguồn thông tin thu thập được ta phân chúng thành các nhóm theo các chỉ tiêu khác nhau, để nghiên cứu mối liên hệ và ảnh hưởng với nhau giữa các vấn đề nghiên cứu. Trong đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp phân tổ theo các tiêu thúc sau:
+ Phân tổ theo nhóm tuổi: lao động của Xí nghiệp chia làm các nhóm với những người trong độ tuổi.
+ Phân tổ theo trình độ chuyên môn. + Phân tổ theo giới tính.
+ Phân tổ theo thời gian công tác. + Phân tổ theo trình độ văn hoá.
3.2.2.3.Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp sử dụng rộng rãinhất để phân tích các vấn đề kinh tế xã hội. Dựa vào nội dung, mục đích nghiên cứu của đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp so sánh trên các nội dung:
+ Nghiên cứu sự biến động, xu hướng thay đổi của một hiện tượng, một chỉ tiêu cần so sánh chúng theo thời gian, nội dung này cần có thời điểm so sánh.
+ Xác định đơn vị tiên tiến hoặc lạc hậu của vấn đề nghiên cứu. Trong so sánh cần đảm bảo 2 điều kiện:
Thứ nhất: phải có hai hiện tượng, hai chỉ tiêu trở lên
Thứ hai: các chỉ tiêu phải đảm bảo tính so sánh được trên các mặt như nội dung ,phương pháp tính của kinh tế, đơn vị tính.
3.2.2.4. Phương pháp chỉ số
Phương pháp náy dùng để nghiên cứu những biến động của hiện tượng để ta chủ động trong công tác quản lý kinh tế – xã hội và những ảnh hưởng của chúng trong sản xuất.
Đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp chỉ số thời vụ : Nghiên cứu biến động thời vụ giúp cho chúng ta hạn chế được những biến động thời vụ đối với sản xuất kinh doanh.
Chỉ số thời vụ tính bằng cách so sánh trung bình các mức độ của các thời gian cùng tên (tháng, quý) với số trung bình chung của tất cả các mức độ trong dãy số
100y y
yI i i