Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG PHÒNG GIAO DỊCH THỦ ĐỨC (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHOVAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.2.5.1.Nhân tố khách quan

- Môi trường chính trị pháp luật

Một môi trường pháp lý lành mạnh, văn bản pháp luật rõ ràng không chồng chéo, thủ tục đơn giản... sẽ tạo điều kiện môi trường tốt để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu luật quy định về hoạt động ngân hàng nói chung và

cho vay tiêu dùng nói riêng không rõ ràng, thiếu đồng bộ, còn nhiều khe hở, hay quá ngặt nghèo sẽ gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng, không có cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc làm cho người đi vay không đáp ứng điều kiện để được ngân hàng cấp tín dụng dẫn đến ngân hàng bị hạn chế trong hoạt động cho vay.

Các chính sách của nhà nước: Các chính sách mang tầm vĩ mô cũng tác động lớn đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Những chính sách này thường đề ra các nhiệm vụ của từng năm nay hay thời kỳ và mục đích là làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển một cách bền vững, nếu thực hiện được đời sống của người dân sẽ tăng lên, kèm theo nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên và hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng có cơ hội mở rộng.

- Môi trường văn hóa - xã hội

Các yếu tố văn hóa - xã hội như niềm tin, thói quen tâm lý, trình độ dân trí, phong tục tập quán có ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ cho vay tiêu dùng giữa ngân hàng với khách hàng.

+ Thái độ, thói quen tiêu dùng: có tác động đáng kể tới hoạt động cho vay tiêu dùng, dựa trên cơ sở quyết định của người tiêu dùng. Ở Việt Nam, người dân có thói quen tiết kiệm để tiêu dùng trong tương lai, các nhu cầu chỉ được thỏa mãn khi đã tích lũy đủ tiền, đảm bảo cuộc sống ấm no, sung túc, chính vì vậy họ không có tư tưởng đi vay để thỏa mãn các nhu cầu hiện tại. Điều này đã một phần hạn chế sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM.

+ Trình độ dân trí: đây là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc khách hàng quyết định sử dụng, tiếp cận các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Ở các nước phát triển, trình đọ dân trí cao, hoạt động cho vay tiêu dùng cũng vì vậy mà phát triển mạnh mẽ. Tại Việt Nam, trình độ dân trí còn thấp, trở thành trở ngại lớn cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.

+ Yếu tố xã hội: như quy mô dân số, mật độ dân cư, tháp dân số, kết câu dân cư, trật tự an toàn xã hội... đều có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ ổn định của sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu, nhu cầu về vốn. ảnh hưởng rất lớn đế hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định thì mức sống củangười dân sẽ được nâng cao, họ kỳ vọng các khoản thu nhập trong tương lai nên đi

vay tiêu dùng nhiều hơn để thỏa mãn cho các nhu cầu của mình về mặt vật chất, tinh thần. từ đó cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại sẽ được mở rộng. Ngược lại, khi nền kinh tế bị khủng hoảng trì trệ thì thu nhập trong tương lai của người dân cũng có thể bị giảm sút và vì thế các nhu cầu chi tiêu chỉ dừng lại ở mức vừa đủ dẫn đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng hạn chế hơn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG PHÒNG GIAO DỊCH THỦ ĐỨC (Trang 37 - 40)