CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHOVAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ
I.3.2.4. Phân tích rủi ro trong chovay tiêu dùng
- Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD (%) = _____ợ qá ạn___________ x 100% Tổng dư nợ CVTD
Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại các TCTD, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của các TCTD trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng cũng như rủi ro cho vay tiêu dùng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng cho vay càng kém, và ngược lại.
- Tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu CVTD (%) = _____ ợ u_____________ x 100%a Tổng dư nợ CVTD
Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại các TCTD, Tổng nợ xấu bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của các TCTD trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của các TCTD càng kém, và ngược lại.
Thông thường thì tỷ lệ nợ xấu tốt nhất là ở mức < 3%. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong qui trình tín dụng, còn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng qui định,...
- Trích lập dự phòng rủi ro
Hoạt động cho vay nói chung, cũng như hoạt động cho vay tiêu dùng của các TCTD luôn đi liền với rủi ro. Vì vậy, quản lý rủi ro trong việc phát triển cho vay tiêu dùng tại các TCTD cần phải được chú trọng đặc biệt để tránh tình trạng phát triển mạnh về số lượng nhưng không đảm bảo chất lượng khoản vay. Để đối phó và xử lý với nợ xấu sau này, các TCTD cần thực hiện xác định đúng và đủ nợ xấu, từ đó trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định.
Mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng được quy định tại Điều 12 Thông tư 02/2013/TT -NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN theo đó tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ như sau:
Bảng 1.1. Phân loại nợ của Ngân hàng
Nhóm nợ Ý nghĩa Tỷ lệ dự phòng
Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%
Nhóm 2 Nợ cần chú ý 5%
Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%
Nhóm 4 Nợ nghi ngờ 50%
Nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn 100%
(Nguồn: Ngân hàng nhà nước 2014)