CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHOVAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ
I.2.5.2. Nhân tố chủ quan
- Chiến lược và chính sách tín dụng của ngân hàng
Các yếu tố của chính sách tín dụng như: hạn mức tín dụng, lãi suất, kỳ hạn, phương thức vay,.. đều tác động trực tiếp đến việc thực hiện các hoạt động ngân hàng. Với chính sách hợp lý, đúng đắn, linh hoạt, đa dạng,... sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến vay. Và ngược lại với chính sách tín dụng cứng nhắc, kém linh hoạt, không đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ hạn chế việc đi vay và giảm tính cạnh tranh trong hoạt động giữa các ngân hàng.
- Quy mô vốn và khả năng phát triển của ngân hàng
Là một nhân tố quan trọng quyết định cấu trúc danh mục cho vay ngân hàng. Đặc biệt là vốn tự có, vốn tự có lớn là biểu hiện của một ngân hàng bền vững, nó quyết định mức cho vay nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Ngoài ra, khách hàng cũng thường tìm đến những ngân hàng có uy tín với chất lượng dịch vụ, những tiện ích và sự an toàn.
- Chất lượng nguồn nhân lực
Là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói riêng. Chất lượng cán bộ cao thì mới đáp ứng được yêu cầu công việc, mới thực hiện được tốt việc thẩm định. Mặt khác, cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng phải có đạo đức nghề nghiệp tốt nếu
không dễ đưa lại những tổn hại cho ngân hàng. Sự thân thiện và cởi mở của cán bộ tín dụng sẽ làm cho khách hàng hài lòng và tin tưởng hơn vào ngân hàng và từ đó dễ trở thành khách hàng quen thuộc của ngân hàng.
Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định về tư cách pháp nhân hoặc thể nhân, đánh giá tình hình tài chính, giá trị tài sản đảm bảo người vay. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ quyết định có cho vay hay không, nếu cho vay thì mức vay là bao nhiêu, điều này