- Qua việc học tập kinh nghiệm của các địa phương như huyện Xuân Lộc, thành phố Long Khánh, những bài học kinh nghiệm cho quản lý chi NS xã trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai là rất cụ thể:
+ Về công tác triển khai chương trình phần mềm kế toán xã KTXA 12.0:
Tổ chức thực hiện việc triển khai tập huấn tập trung cho toàn bộ khối xã, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và cụ thể cho từng xã, thị trấn cụ thể để các cán bộ kế toán xã đảm bảo nắm bắt một cách toàn diện về tính hiệu quả của việc ứng dụng phần mềm quản lý NS xã KTXA 12.0
Thành lập bộ phận tin học thường trực, vừa đảm bảo cả về mặt nghiệp vụ NS xã và việc sử dụng phần mềm để giải đáp, hướng dẫn kịp thời các đơn vị cấp xã khi có sự cố vướng mắc.
+ về định mức phân bổ dự toán chi đầu tư của khối xã:
Xác định và phân chia khối xã thành các nhóm xã khác nhau theo khu vực từ đó có từng định mức phân bổ dự toán chi đầu tư khác nhau đảm bảo đầu tư có trọng điểm, tránh dàn trải về nguồn lực ngân sách trên địa bàn.
Nâng định mức chi đầu tư cho các đơn vị cấp xã để đảm bảo mục tiêu đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới bộ mặt nông thôn từng bước thực hiện đô thị hóa xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Đối với các xã điểm về xây dựng nông thôn mới thì bố trí định mức chi đầu tư cao hơn để đảm bảo kinh phí thực hiện đúng lộ trình.
1.7. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu các kênh thông tin, hiện tại vấn đề về quản lý ngân sách cấp xã đã được một số tác giả nghiên cứu, cụ thể là các đề tài sau:
- “Công tác tổ chức quản lý ngân sách cấp xã của xã Minh Tân huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây" của tác giả Phạm Huy Thọ;
- "Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách cấp xã góp phần thực hiện chương trình phát triển nông thôn Cà Mau” do Cơ quan chủ quản Sở Khoa học công nghệ tỉnh Cà Mau thực hiện;
- Một số các nghiên cứu khác như: "Ngân sách cấp xã, tình hình ngân sách cấp xã và một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh"; "Hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã, phường, thị trấn tại tỉnh Quảng Trị theo hướng tự cân đối"; “Quản lý ngân sách cấp xã tại tỉnh Lâm Đồng”; “Thực trạng và giải pháp đổi mới quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”; “Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách cấp xã nhằm phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam của tỉnh Nam Định"; “ Hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu chi ngân sách tại phòng Tài chính kế hoạch huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai của tác giả Đoàn Tấn Lực”.
Trong các nghiên cứu nêu trên về quản lý ngân sách cấp xã, có một số đề tài như: “Công tác tổ chức quản lý ngân sách cấp xã của xã Minh Tân huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây”; “Ngân sách cấp xã, tình hình ngân sách cấp xã và một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”... là những báo cáo tốt nghiệp các lớp đào tạo theo chương trình bổ sung kiến thức của địa phương hoặc luận văn tốt nghiệp đại học nên tác giả chủ yếu dựa vào đánh giá tình hình thực hiện thu, thực chi ngân sách trên địa bàn xã để đề ra các giải pháp. Do đó chưa mang tính chất nghiên cứu dưới góc nhìn của nhà quản lý.
Đối với các nghiên cứu còn lại: "Hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã, phường, thị trấn tại tỉnh Quảng Trị theo hướng tự cân đối"; “Quản lý ngân sách cấp xã tại tỉnh Lâm Đồng”; “Thực trạng và giải pháp đổi mới quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” đều là đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, do đó đã thể hiện rõ về mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu... về nội dung nghiên cứu, các tác giả đã phân tích đánh giá sâu từ đó rút ra được các ưu điểm, hạn chế về thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên từng địa phương để đề ra các giải pháp hoàn thiện.
Trong các đề tài này, các tác giả đã nghiên cứu về các giai đoạn lập dự toán chi ngân sách cấp xã, tổ chức thực thi và chấp hành dự toán chi ngân sách cấp xã, quyết toán chi ngân sách cấp xã trên địa bàn của từng địa phương trong từng giai đoạn cụ thể, trong đó:
- Về ưu điểm: Nghiên cứu trên phạm vi tổng quát từ đó đề ra các giải pháp mang tính định hướng, vĩ mô.
- Về hạn chế: Bị giới hạn về phương pháp nghiên cứu do phạm vi nghiên cứu rộng. Mặt khác, các nghiên cứu này tập trung vào cả quản lý thu và chi ngân sách vì vậy những phân tích và đề xuất còn mang tính chung chung, chưa sâu sát, cụ thể đối với quản lý chi ngân sách cấp xã.
Rút kinh nghiệm từ các nghiên cứu trước, đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai” sẽ tập trung nghiên cứu sâu về công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019 để tiếp tục làm rõ hơn cơ sở lý luận và những vấn đề mà thực tiễn quản lý chi ngân sách cấp xã hiện nay cũng như trong giai đoạn tới đặt ra.
Chương II