Chính quyền địa phương từ huyện đến xã cần hết sức coi trọng việc triển khai thực hiện tinh giản bộ máy, xác định lại chính xác chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý nhà nước về NS để tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, giảm phiền hà và rườm rà về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp và nhân dân. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ không đủ năng lực và phẩm chất, không đủ sức khoẻ và trình độ chuyên môn, không để những bất cập về bộ máy và cán bộ kéo dài làm tổn hại đến uy tín của cơ quan nhà nước và ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của địa phương.
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Đề tài luận văn “Giải pháp hoàn thiện quản lý chi NS xã trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai” đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về cơ chế quản lý chi NS xã và kinh nghiệm quản lý chi NS xã ở một số địa phương, qua đó giúp hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn về mô hình quản lý chi NS xã của Việt Nam nói chung và của huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai nói riêng.
Thông qua việc phân tích thực trạng quản lý chi NS xã trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, luận văn đã khái quát được những đặc điểm chung về quản lý chi NS xã cả nước và phân tích tình hình cân đối thu, chi NS xã, thực trạng quản lý chi NS xã, các ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý chi NS xã để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra những phương hướng, giải pháp cơ bản với mong muốn hoàn thiện hơn nữa về công tác quản lý chi NS xã của chính quyền địa phương trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với tỉnh Đồng Nai.
Vai trò của kế toán NS đối với việc quản lý NS xã là hết sức quan trọng từ lập dự toán đến chấp hành dự toán và quyết toán chi NS. Các địa phương thay đổi kế toán NS xã liên tục tạo ra rất nhiều khó khăn vướng mắc trong quản lý chi NS xã, để giải quyết được tình trạng trên, UBND cấp tỉnh cần phải quan tâm hơn trong xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển linh hoạt nhưng phải đúng quy định để ổn định vị trí công tác của cán bộ kế toán NS xã, tránh việc điều động theo chủ quan, cảm tính, đồng thời quy định cho chính quyền cấp xã phải có phương án đào tạo nhân sự mang tính chất kế thừa.
Các cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh (Sở Nội vụ, Sở Tài chính) có quy chế phối hợp với các Trường đại học công lập trong công tác đào tạo trình độ đại học chuyên ngành tài chính nhà nước cho kế toán NS xã đang công tác nhưng chưa đạt chuẩn theo quy định. Riêng trong nội bộ ngành tài chính cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ kế toán NS cho đội ngũ kế toán NS xã đảm bảo công tác quản lý tài chính, chi NS xã chặt chẽ, đúng quy định. Ngoài ra, trong tình hình quản lý chi xây dựng cơ bản cấp xã còn nhiều sai sót và bất cập, các cơ quan chuyên ngành cấp tỉnh về quản lý xây dựng cơ bản như Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Giao thông - Vận tải phải thường xuyên tổ chức lớp tập huấn và bồi dưỡng kiến thức quản lý xây dựng cơ bản cho lãnh đạo UBND xã, cán bộ kế toán xã, cán bộ phụ trách xây dựng cấp xã để đảm bảo cho việc điều hành, quản lý chi NS trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn xã đảm bảo đúng quy định và hiệu quả.
Vị trí cán bộ Tài chính - kế toán xã vừa rất quan trọng, vừa nhạy cảm. Do đó, tại vị trí này khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết nên quy định số lượng cụ thể là 02 người, một người phụ trách lĩnh vực thu ngân sách, quản lý chặt chẽ nguồn thu nhất là các khoản ủy nhiệm thu của xã, các khoản thu huy động đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng; một người phụ trách công tác kế toán, có nhiệm vụ hạch toán mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính, NS phát sinh của xã, tham mưu cho Chủ tịch UBND xã về việc quản lý, điều hành thu, chi ngân sách, đảm bảo cân đối đủ nguồn và thực hiện các khoản thu đúng quy định và các khoản chi đúng định mức, chính sách, chế độ và dự toán phân bổ. Đồng thời việc này còn đảm bảo tính kế thừa và bổ sung khi thực hiện điều động, luân chuyển cán bộ.
2.2. Đối với Trung ương.
Để đảm bảo vấn đề thu nhập, thực hiện tốt côn g tác thu hút nguồn nhân lực cho chính quyền cấp xã. Chính phủ cần nghiên cứu điều chỉnh chế độ tiền lương, phụ cấp cho cán bộ công chức nhà nước nói chung và cán bộ công chức cấp xã nói riêng theo chiều hướng cải cách tăng lương căn cứ theo vị trí việc làm. Trên thực tế, với thang bảng lương theo quy định như hiện tại cho thấy mức lương của cán bộ, công chức cấp xã còn rất thấp so với mặt bằng chung của xã hội, do vậy việc thu hút và giữ cán bộ cấp xã có trình độ, năng lực không rời khỏi cơ quan nhà nước là điều rất khó khăn. Mặt khác, kế toán NS xã là một vị trí hết sức nhạy cảm, trách nhiệm nặng nề và rất dễ nảy sinh tiêu cực nếu mức lương không đủ để đảm bảo cuộc sống gia đình.
14. Nghị định ban hành quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hàng năm. Thủ tướng Chính phủ, số 31/2017/NĐ-CP, ngày 23/03/2017.
15. Thông tư hướng dân thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ. Bộ Tài chính, số 59/2003/TT-BTC, ngày 23/06/2003.
16. Thông tư quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phương, thị trấn. Bộ Tài chính, số 60/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003.
17. Thông tư hướng dân thực hiện Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài chính, số 342/2016/TT-BTC, ngày 30/12/2016.
18. Thông tư hướng dân thực hiện công khai ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính, số 343/2016/TT-BTC, ngày 30/12/2016.
19. Thông tư quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn. Bộ Tài chính, số 344/2016/TT-BTC, ngày 30/12/2016.
20. Nghị quyết về định mức phân bổ chi ngân sách địa phương và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Đồng Nai năm 2011; Giai đoạn 2011- 2015. Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai, khóa VII, kỳ họp thứ 21, số 191/2010/NQ- HĐND, ngày 19/12/2010.
21. Nghị quyết quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Đồng Nai năm 2017, giai đoạn 2017 - 2020, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai, khóa IX, kỳ họp thứ 3, số 33/2016/NQ-HĐND, ngày 09/12/2016.
22. Nghị quyết về phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Đồng Nai năm 2017, giai đoạn 2017 - 2020. Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai, khóa IX, kỳ họp thứ 3, số 34/2016/NQ- HĐND, ngày 09/12/2016.
23. Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị quyết số 34/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của HĐND tỉnh về phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Đồng Nai năm 2017, giai đoạn 2017- 2020. Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai, khóa IX, kỳ họp thứ 5, số 89/2017/NQ- HĐND, ngày 08/12/2017.