II. Chi thường
1. Chi đầu tư phát triển 64
2.3.5.2. Nguyên nhân hạn chế:
- Đặc thù của các địa phương là khác nhau, do đó về định mức phân bổ dự toán chi cũng chưa bao quát hết đặc điểm riêng trên địa bàn từng xã, dẫn đến phân bổ dự toán không sát được với các nhiệm vụ chi đặc thù của một số xã, phường, thị trấn nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa hoặc các xã có địa giới hành chính rộng, mật độ dân số ít.
- Còn một số địa phương chưa cho phép lập quỹ tài chính công chuyên dùng theo quy định nhất là về các quỹ đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo. Thông thường, UBND cấp huyện giao chỉ tiêu thu các loại quỹ cho các xã, nhưng sau khi thu nộp về tài
khoản do cấp huyện mở và quản lý, UBND cấp xã lại không được phép chi từ các quỹ này mà chỉ UBND cấp huyện mới được chi. Từ đó đã làm giảm tính chủ động của chính quyền cấp xã trong khi nhiệm vụ chi về đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo của cấp xã rất lớn và cấp thiết.
- Hiện tại Kho bạc nhà nước huyện là cơ quan kiểm soát toàn bộ các khoản chi NS của xã. Tuy nhiên trong quá trình kiểm soát chi, nếu xảy ra trường hợp không chấp nhận thanh toán, Kho bạc nhà nước lại không thông báo bằng văn bản cho UBND cấp xã biết lý do từ chối thanh toán. Đây là điểm không công khai, minh bạch, dễ nảy sinh tiêu cực. Đồng thời trên thực tế cán bộ Kho bạc nhà nước huyện vẫn còn để xảy ra tình trạng chi sai chế độ, hạch toán sai nguồn vốn trong quá trình kiểm soát chi NS xã, phổ biến nhất là sai về nguồn vốn chi xây dựng cơ bản, nguồn vốn do nhân dân đóng góp.
- Chưa có quy định về phân bổ định mức và các chế độ chi cụ thể cho hoạt động văn hóa, thông tin và hoạt động thể dục, thể thao của xã. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến xây dựng dự toán và thanh quyết toán qua Kho bạc.
- Khối lượng công việc về tài chính NS trên địa bàn huyện rất nhiều nhưng biên chế trong thời điểm hiện tại của các Phòng Tài chính - Kế hoạch chưa đầy đủ. Mặt khác xã có đặc điểm vừa là một đơn vị dự toán, vừa là một cấp NS nên về công tác theo dõi, hướng dẫn cho cấp xã của cán bộ chuyên quản NS cấp huyện là rất nặng nề. Với số lượng 13 đơn vị cấp xã, nhưng chỉ có 01 cán bộ chuyên quản rất dễ dẫn đến việc không bám sát cơ sở.
- Trong công tác phối hợp giữa cơ quan Kho bạc nhà nước và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện vẫn còn có sự chưa chặt chẽ, đôi lúc chưa đồng thuận trong xử lý nghiệp vụ chuyên môn dẫn đến khi xảy ra vướng mắc trong các khâu chấp hành dự toán hoặc quyết toán, cấp xã rơi vào thế bị động rất khó khăn cho đơn vị.
- Vai trò quản lý nhà nước của các ngành, các cấp chính quyền địa phương trong công tác kiểm tra, kiểm soát chưa thường xuyên liên tục. Đối với Ban thanh tra nhân dân xã hầu hết các thành viên là cán bộ cấp xã kiêm nhiệm, nên khi làm việc còn xảy ra tình trạng nể nang, không thực hiện hết chức năng nhiệm vụ của công tác thanh tra, do không có nghiệp vụ nên chất lượng hoạt động thanh tra cũng không đảm bảo. Nhân sự HĐND xã còn thiếu và không đảm bảo trình độ trong giám sát quản lý NS xã, còn nể nang.
- Hiện nay về cơ sở dữ liệu cho các phần mềm quản lý ngân sách bao gồm kế toán NS xã và kế toán kho bạc chưa thật sự đồng nhất. Cơ quan tài chính khai thác chủ yếu từ tập tin kết xuất ra của chương trình kế toán Kho bạc nhà nước. Tuy nhiên, khi nhận tập tin dữ liệu để nạp vào chương trình Quản lý ngân sách thường gặp lỗi không chuẩn xác về mặt số học giữa báo cáo của kho bạc nhà nước và báo cáo của cơ quan tài chính. Để giải quyết vấn đề này, cơ quan tài chính phải rà soát lại chi tiết dẫn đến mất nhiều thời gian và hiệu quả không cao. Mặt khác, báo cáo quyết toán của Phòng Tài chính - Kế hoạch và báo cáo quyết toán NS xã được thực hiện thống nhất theo phần mềm quản lý ngân sách của Bộ Tài chính chưa mang tính đồng bộ với báo cáo của Kho bạc nhà nước được thực hiện theo phần mềm kế toán kho bạc (giữa tiêu chí báo cáo theo lĩnh vực chi và theo mục lục ngân sách) nên ảnh hưởng nhiều đến quá trình đối chiếu, xác nhận số liệu báo cáo quyết toán chi NS xã.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chưa xem trọng về công tác thẩm tra quyết toán. Trên thực tế, chỉ thẩm tra báo cáo quyết toán của UBND cấp xã một năm một lần, do đó với khối lượng công việc nhiều (13 xã), thời gian gấp rút (quý IV năm hiện hành) một cán bộ chuyên quản NS xã của Phòng Tài chính - Kế hoạch không thể thẩm tra kỹ báo cáo quyết toán NS xã nên không phát hiện hoặc phát hiện không kịp thời các sai sót
về mặt hạch toán vào mục lục NSNN hoặc hạch toán chi sai nguồn (đa số là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản) của kế toán xã. Điều này làm cho công tác xử lý, khắc phục sai sót rất khó khăn do đã hết thời gian chỉnh lý quyết toán, HĐND xã đã phê chuẩn báo cáo quyết toán ngân sách.
- Lãnh đạo chính quyền cấp xã còn tư tưởng bảo thủ, chủ quan trong khâu lập dự toán, chưa xây dựng dự toán trên các căn cứ, cơ sở cụ thể (tình hình thực tế phát triển KT-XH trên địa bàn, định mức phân bổ dự toán, khả năng nguồn thu trên địa bàn...) mà chủ yếu mang tính chất "kê khai khống" số dự toán với cơ quan tài chính cấp trên.
Chương III