II. Chi thường
1. Chi đầu tư phát triển 64
2.3.3. Đánh giá sự tuân thủ của quản lý chi NS xã theo các tiêu chí cụ thể đã đề ra
đề ra
* Tính thống nhất
Căn cứ Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002; Nghị định số 73/2003/NĐ- CP ngày 23/06/2003 của Chính phủ ban hành quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý NS xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.
Căn cứ Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017 và bãi bỏ Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002; Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23/03/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hàng năm; Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.
Quản lý chi NS xã được thực hiện đúng theo quy định trong đó UBND cấp xã là đơn vị thực hiện lập dự toán chi ngân sách trình cơ quan có thẩm quyền giao, tổ chức thực thi, chấp hành dự toán chi ngân sách được giao và thực hiện báo cáo quyết toán chi
ngân sách.
UBND cấp huyện là cơ quan thực hiện giao dự toán chi ngân sách cho chính quyền cấp xã, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nước cấp huyện, Thanh tra nhà nước cấp huyện, HĐND cấp xã là các cơ quan phát huy vai trò kiểm soát, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành dự toán chi và quyết toán chi của NS xã.
* Tính hiệu lực
Căn cứ Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2011.
Căn cứ Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017.
Căn cứ Nghị quyết số 33/2016/NQ- HĐND ngày 09/12/2016 của HĐND tỉnh Đồng Nai ban hành quy định về định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách tỉnh Đồng Nai năm 2017, giai đoạn 2017-2020.
Căn cứ Nghị quyết số 34/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của HĐND tỉnh Đồng Nai phân cấp nguồn thu, phân chia tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Đồng Nai năm 2017, giai đoạn 2017 - 2020 và Nghị quyết số 89/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 về việc bổ sung Điều 5 Nghị quyết số 34/2016.
Quyết định số 11/2016/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành định mức phân bổ chi ngân sách địa phương năm 2016, giai đoạn 2016 - 2020 trong đó quy định cụ thể về định mức chi NS xã.
Việc tổ chức phân bổ và chấp hành dự toán chi NS xã của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai đều tuân thủ thực hiện đúng theo định mức đã quy định. Các nội dung và lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên đều được thực hiện theo dự toán được giao.
Đối với trường hợp phát sinh các nội dung chi phát sinh ngoài dự toán do các chế độ, chính sách mới, UBND cấp xã đều thực hiện đúng quy trình lập dự toán bổ sung trình HĐND cùng cấp phê duyệt.
* Tính hiệu quả
Quản lý NS xã trên địa bàn huyện đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ chi tiết kiệm, không thất thoát, lãng phí (chi theo dự toán, định mức, chính sách, chế độ đã được phê duyệt và được kiểm soát chặt chẽ qua hệ thống kho bạc nhà nước) từ đó đảm bảo chính quyền cấp xã phát huy hết khả năng quản lý, điều hành các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trên địa bàn, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã ổn định, theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động.
* Tính bền vững
Giai đoạn 2016-2019, HĐND tỉnh đã thực hiện phân cấp mạnh nguồn thu cho NS xã (các khoản thu NS xã được hưởng tỷ lệ điều tiết tối thiểu 70% theo quy định của Luật NSNN đều được HĐND tỉnh phân cấp để lại cho NS xã được hưởng 100%), từ đó về quản lý chi NS xã trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai đã có nhiều thuận lợi, số lượng các đơn vị chính quyền cấp xã tự cân đối chi ngân sách tăng cao, tạo điều kiện cho chính quyền cấp xã chủ động thực hiện các nhiệm vụ chi góp phần ổn định chính trị (quản lý hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể...), phát triển kinh tế xã hội của địa phương với kết quả đạt được khá cao (đầu tư hạ tầng, sự nghiệp kinh tế phát triển nông nghiệp, nông thôn), an ninh nông thôn (dân quân, tự vệ...). Từ đó làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân ổn định và dài hạn, đồng thời giúp cho thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai tăng lên rõ rệt.