II. Chi thường
1. Chi đầu tư phát triển 64
2.3.4. Những thuận lợi và kết quả đạt được:
2.3.4.I. Thuận lợi
(1) Do điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội:
Huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai là một huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, ổn định về mặt khí hậu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, các loại cây ăn trái. Mặt khác, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có tốc độ phát triển công nghiệp cao, tốc độ tặng trưởng trên địa bàn ổn định, có điều kiện và tiềm năng phát triển kinh tế, thu hút được nguồn lao động dồi dào. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội trên địa bàn mặt dù chưa thật sự đồng bộ nhưng tương đối thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia... tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng được tăng trưởng và phát triển ổn định.
(2) Do điều kiện môi trường pháp lý:
- Luật NSNN và các văn bản pháp quy dưới Luật ngày càng được hoàn thiện về quy định và hướng dẫn chi tiết trong quản lý điều hành NS xã.
- Trong giai đoạn 2016-2019, chủ trương của nhà nước vừa mới thực hiện đẩy mạnh việc phân cấp nguồn thu cho chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là chính quyền cấp xã để NS xã có nguồn tự đảm bảo chủ động cân đối nhiệm vụ chi trên địa bàn. - HĐND tỉnh Đồng Nai đã có quy định cụ thể về định mức chi thường xuyên theo địa giới hành chính và theo dân số xã, tạo sự công bằng trong xây dựng kinh phí hoạt động của các xã.
(3) Do các nguyên nhân bên trong hệ thống chính trị:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu, sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp trong việc định hướng về quản lý ngân sách từ tỉnh đến huyện, từ huyện đến xã... việc phân cấp mạnh đã tạo sự chủ động trong điều hành ngân sách cho chính quyền cấp xã; chú trọng về mặt công tác đào tạo bồi dưỡng con người, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ kế toán xã.
Giai đoạn 2016-2019, UBND tỉnh Đồng Nai chú trọng hơn trong công tác đào tạo cán bộ kế toán cấp cơ sở song song với việc tập huấn Luật NSNN mới ban hành năm 2015, xem đó là một những giải pháp chủ yếu trong điều hành thực hiện dự toán chi ngân sách hàng năm. Trên cơ sở đó, chính quyền địa phương các cấp đặc biệt là cấp xã đã tạo điều kiện đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ cấp xã nói chung và kế toán NS xã nói riêng. Đến nay hiện có 84,6% số lượng cán bộ kế toán NS xã đạt trình độ đại học, còn 15,4% cao đẳng và trung cấp chuyên ngành kế toán đang tiếp tục học liên thông đại học chuyên ngành kế toán, tài chính.
- Trong bảng phân công nhiệm vụ của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đã thành lập bộ phận chuyên quản NS xã có trách nhiệm theo dõi và hướng dẫn UBND cấp xã thực hiện tốt công tác quản lý điều hành NS xã. Mặt khác trong nội bộ ngành tài chính huyện có sự theo dõi, hướng dẫn và quản lý chặt chẽ từ cấp trên xuống cấp dưới. Giữa Phòng Tài chính - Kế hoạch và Kho bạc nhà nước huyện có sự phối hợp chặt chẽ trong việc in, gửi báo cáo quyết toán đúng hạn và trong công tác hướng dẫn, thẩm định báo cáo quyết toán NS xã đặc biệt là xử lý các vấn đề phát sinh trong trường hợp xảy ra các sai sót do hạch toán không đúng mục lục. Từ đó phát hiện kịp thời những sai sót trong quá trình quản lý chi ngân sách địa phương.
- Bên cạnh đó, thực hiện quyết sách của Chính phủ về ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý nhà nước đối với các cơ quan đơn vị, công tác kế toán các cấp tại tỉnh Đồng Nai đã được tin học hóa hoàn toàn, cán bộ sử dụng phần mềm
kế toán cấp xã trong việc hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh giúp cho công tác kế toán xã được thực hiện một cách nhanh chóng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả.