Tình hình nuôi trồng thủy sản và các chính sách của Việt Nam tớ

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá lồng ven hồ thủy điện hòa bình tại xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 29 - 35)

2.2.1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

Từ sau năm 1954, xác định đƣợc khả năng đóng góp mà nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và bƣớc đầu phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã chú trọng phát triển nghề cá. Vụ Ngƣ

nghiệp thuộc Bộ Nông Lâm đã đƣợc thành lập. Đây là cơ quan quản lý nhà nƣớc đầu tiên của nghề cá miền Bắc, đánh dấu cách nhìn nhận mới đối với nghề cá nƣớc ta.

Vụ Ngƣ nghiệp cũng chính là cơ quan thủy sản đầu tiên của nƣớc ta, và sau này phát triển là Bộ Thủy Sản. Tới tháng 8/2007, Bộ Thủy sản hợp nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy ngành thủy sản nƣớc ta trải qua nhiều khó khăn, thử thách nhƣng trong nhiều năm qua, ngành Thủy sản cũng đã và đang có những bƣớc phát triển nhanh và ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trƣởng của nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng của thủy sản trong khối nông, lâm và ngƣ nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân tăng dần qua các năm. Ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cƣ dân không chỉ vùng nông thôn ven biển, mà cả ở các vùng núi, trung du và Tây nguyên. Sự hiện diện dân sự của tàu thuyền khai thác hải sản trên biển đã đóng góp vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Với đặc trƣng bờ biển trải dài 3.260 km và có hệ sống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, hoạt động đánh bắt cũng nhƣ nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam diễn ra khá sôi động. Bên cạnh mảng khai thác đánh bắt, nuôi trồng thủy sản cũng ngày càng gia tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng sản lƣợng sản xuất thủy sản. So với thế giới, Việt Nam đứng thứ 3 về sản lƣợng NTTS sau Trung Quốc, Ấn Độ và đang giữ vai trò quan trọng cung cấp nguồn thủy sản nuôi trồng toàn cầu.

Năm 2019, giá trị sản xuất thủy sản tăng 6.25% so với năm 2018, tổng sản lƣợng thủy sản đạt 8,200.8 nghìn tấn, tăng 5.6%. Trong đó, sản lƣợng thủy sản khai thác tăng 4.5% và nuôi trồng tăng 6.5%.Xuất khẩu thủy sản giảm 2.8% so với năm 2018, đạt 8.5 tỷ USD. Chủ yếu do gặp khó ở cả hai sản phẩm chủ lực là cá tra và tôm.

Nƣớc ta có diện tích bề mặt nƣớc ngọt lớn với 653.000 ha sông ngòi, 394.000 ha hồ chứa, 85.000 ha đầm phá ven biến, 580.000 ha ruộng lúa nƣớc. Ngoài ra, ở ĐBSCL, hàng năm có khoảng 1.000.000 ha diện tích ngập lũ từ 2 đến 4 tháng. Với tiềm năng diện tích mặt nƣớc lớn này tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển NTTS nƣớc ngọt. Theo kết quả điều tra khoa học, đã xác định đƣợc

544 loài cá nƣớc ngọt phân bố ở Việt Nam. Ngoài ra nƣớc ta còn hội nhập thêm hàng chục loài khác nhƣ: cá trắm cỏ, cá rô phi, cá rohu…

2.2.1.2 Tình hình phát triển nuôi cá lồng ở một số tỉnh

Nuôi cá lồng ở nƣớc ta hiện nay đang phát triển rộng khắp. Cứ nơi nào có sông, biển có điều kiện thuận lợi là có thể phát triển nuôi cá lồng bè. Do đó mà tình hình nuôi cá lồng bè phát triển ở khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam: Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Tiền Giang… Các loài cá để nuôi lồng cũng trở nên phong phú và đặc trƣng đối với mỗi vùng. Nhƣng hầu hết nuôi cá lồng ở các tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế nhƣng vẫn tồn tại hạn chế, và đang cần có những bƣớc cải tiến để phát triển.

* Thanh Hóa

Vịnh Nghi Sơn là nơi duy nhất của Thanh Hoá phát triển nghề nuôi thuỷ sản bằng lồng trên biển. Với địa thế là nơi kín gió, kín sóng, môi trƣờng nƣớc ổn định, lại ít bị mƣa bão đe doạ nên từ những năm 90 của thế kỷ trƣớc bà con ngƣ dân đã đóng lồng, bè để nuôi cá. Ban đầu chỉ có dăm ba hộ làm, đến nay đã có tới 60 hộ tham gia nuôi cá lồng với tổng số 610 ô lồng, mỗi năm giá trị từ nghề nuôi cá lồng mang lại đạt gần 30 tỷ đồng bằng 60% tổng thu nhập toàn xã. Tuy nhiên nghề nuôi cá lồng nơi đây cũng đang bộc lộ sự thiếu bền vững .

Trong những năm gần đây nghề nuôi cá lồng ở Nghi Sơn phát triển mạnh vì lợi nhuận mang lại từ nghề này là khá lớn. Đây là nơi có nguồn thức ăn cho cá rất dồi dào và sẵn có, điều kiện khí hậu và môi trƣờng thuận lợi cho việc nuôi cá, hơn nữa nơi đây giao thông đi lại thuận tiện nên ngƣời nuôi cá có thể mua tận gốc, bán tận ngọn, nhất là những mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu, chính vì vậy nên giá trị kinh tế mang lại là rất cao.

Mặc dù hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi cá lồng là khá cao, thế nhƣng các hộ trực tiếp tham gia nuôi cá vẫn thấy phập phù, thấp thỏm với nghề, nhất là trong một vài năm trở lại đây, dịch bệnh xảy ra liên tục khiến cho không ít hộ điêu đứng vì cá chết, năm 2006 chỉ trong 2 ngày cả xã đã bị thất thiệt hàng chục tỷ đồng do cá chết hàng loạt, mà nguyên nhân chủ yếu cũng bởi do môi trƣờng nƣớc nuôi, điều này cho thấy rõ thực trạng hiện nay nghề nuôI cá lồng ở Nghi Sơn đã và đang bộc lộ nhiều nguy cơ tiềm ẩn, phát triển thiếu tính bền vững.

Với diện tích cả vùng là 200 ha, trong đó có 6 ha diện tích mặt nƣớc là đảm bảo điều kiện tốt nhất để nuôi thuỷ sản, nếu chỉ duy trì từ 100 – 150 lồng bè thì sẽ tạo môi trƣờng tốt cho con cá sinh trƣởng và phát triển. Tuy nhiên hiện nay việc phát triển nhanh, có quá nhiều ô lồng nuôi cá đã làm ảnh hƣởng đến dòng chảy và luồng lạch, sự trao đổi nguồn nƣớc từ bên ngoài vào trong vịnh bị hạn chế, thêm nữa lƣợng thức ăn cho cá hàng ngày dƣ thừa là rất lớn vì vậy dẫn đến tình trạng nguồn nƣớc ô nhiễm, khi có dịch bệnh xảy ra các lồng cá nuôi gần nhau rất dễ bị nhiễm bệnh đồng loạt. Với hàng trăm phƣơng tiện tàu thuyền khai thác thuỷ sản ra vào vịnh mỗi ngày, lƣợng nƣớc thải cũng nhƣ dầu mỡ do tàu thuyền thải ra rất lớn, nên đã làm giảm lƣợng ôxy hoà tan trong nƣớc, nếu cá nuôi gặp phải váng dầu mỡ tất yếu sẽ dẫn đến chết ngạt. Bụi khí thải từ nhà máy xi măng Nghi Sơn cũng là một tác nhân có thể gây hại đến nguồn nƣớc nuôi cá lồng. Cộng thêm một bộ phận ngƣời dân của chính địa phƣơng xả rác bừa bãi ra nguồn nƣớc, làm cho môi trƣờng sống của cá nuôi ngày càng bị thắt chặt.

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn liền với việc với bảo vệ môi trƣờng, mang tính bền vững đang đƣợc các cấp chính quyền đặt ra. Nếu chỉ phát triển với lợi ích trƣớc mắt, giải quyết nhu cầu tức thời mà không tính đến những hệ luỵ thì hậu quả sẽ rất khó lƣờng. Hiện nay chính quyền xã Nghi Sơn đang cảnh báo cho ngƣời nuôi cá không nên phát triển thêm lồng cá tại khu vực vịnh. Xã cũng đã tính đến phƣơng án vƣơn ra khơi xa, tìm những nơi có điều kiện thích hợp để bà con phát triển ngành nghề.

Trong thời gian tới, nếu dự án đƣa các hộ nuôi trồng thuỷ sản của Nghi Sơn tiến ra khơi xa đƣợc triển khai thì không những giải quyết đƣợc bài toán về môi trƣờng mà còn là tiền đề để Nghi Sơn phát triển mở rộng nghề nuôi cá lồng. Tuy nhiên hiện nay vấn đề về vốn, kỹ thuật của ngƣời dân còn khó khăn do đó song song với công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến ngƣời dân, địa phƣơng cần có sự đấu mối với các tổ chức tín dụng tạo điều kiện về vốn vay ƣu đãi để ngƣời dân thực sự yên tâm sản xuất.

* Quảng Ngãi

Tận dụng lợi thế mặt nƣớc sông Trà Khúc, những năm gần đây hàng chục hộ dân ở xóm Vĩnh Phƣớc, thôn Tây, xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh) đã đầu tƣ nuôi cá nƣớc ngọt bằng hình thức thả lồng bè trên sông. Qua đó góp phần cải thiện cuộc sống và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng.

Nhƣ một số vùng quê trong tỉnh, bao đời nay ngƣời dân ở xóm Vĩnh Phƣớc, thôn Tây (Tịnh Sơn) gắn bó với nghề nông. Làm lụng cật lực, nhƣng thu nhập chẳng đáng là bao nên nhiều ngƣời phải hành hƣơng vào phƣơng Nam tìm kế mƣu sinh. Thế nhƣng khoảng 4 năm trở lại đây, ngƣời dân địa phƣơng "sáng kiến" ra một cách làm ăn mới, bằng cách tận dụng mặt nƣớc trên sông Trà Khúc làm nơi nuôi cá lồng. Với ngƣời dân xóm Vĩnh Phƣớc thì đây là nghề mới, là nghề phụ, nhƣng thu chính. Bởi nghề này không tốn nhiều công sức và chi phí đầu tƣ, nhƣng hiệu quả khá lớn, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống cho bà con.

Thời gian thả nuôi bắt đầu từ tháng 11 (âm lịch), đến tháng chạp năm sau là thu hoạch. Năng suất bình quân đạt khoảng 2 tạ/lồng. Với giá bán từ 45.000đ - 50.000đ/kg, thì mỗi hộ thu về từ 15 - 20 triệu đồng. Quan trọng hơn là việc tiêu thụ cá đƣợc bán đúng vào dịp gần tết, nên giá cả thƣờng đạt khá cao. Tuy nhiên, điều lo lắng hiện nay là vào mùa lũ, các lồng bè nuôi cá rất dễ bị nƣớc cuốn trôi và cá cũng dễ bị nhiễm bệnh chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng cho đời sống, sản xuất.…".

Nhờ nghề nuôi cá lồng này mà đến nay ở xóm Vĩnh Phƣớc có nhiều hộ đã có cuộc sống no đủ, vƣơn lên khá giả. Đặc biệt mới đây tỉnh đã đầu tƣ xây dựng một bờ kè chống sạt lở dài 1km (tổng vốn trên 8 tỷ đồng), ven sông Trà, thuộc xóm Vĩnh Phƣớc. Kè chống sạt lở này đƣợc xây dựng giúp bà con nơi đây ổn định đời sống, sản xuất, đồng thời giúp họ có điều kiện thuận lợi đầu tƣ thâm canh và mở rộng diện tích nuôi cá lồng trên sông Trà Khúc, góp phần tạo thêm nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống cho ngƣời dân.

* Tiền Giang

Tiền Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có hệ thống sông ngòi chằng chịt với lƣu tốc dòng chảy vừa phải và thủy triều lên xuống theo chế độ bán

nhật triều nên điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho hoạt động nuôi cá lồng bè trên sông phát triển.

Làng cá nuôi lồng bè Tiền Giang (khu vực Cù lao Thới Sơn và Cồn Tân Long) hình thành năm 2001 với khoảng 30 lồng bè với các loài cá nuôi nhƣ: cá rô phi đen, cá lóc, cá tra... Sau đó, một số ngƣ dân chuyển sang nuôi cá điêu hồng có hiệu quả kinh tế rất cao nên có nhiều bà con trong và ngoài tỉnh đầu tƣ nuôi cá bè - cao trào nhất là những năm 2005 - 2007. Đến nay, tổng số lồng - bè trên địa bàn tỉnh là 1.444 lồng - bè với sản lƣợng cá thịt cung cấp cho thị trƣờng hàng năm

khoảng 18.000 tấn, bè đƣợc đóng với kích thƣớc lớn hơn dao động từ 100 - 112m3

, lồng bè ngoài phân bố trên địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành thì còn phát triển thêm ở bờ Bắc và Nam của Cù lao Ngũ Hiệp - huyện Cai Lậy, bờ sông khu vực xã Tân Thanh - huyện Cái Bè. Năm nay, hoạt động nuôi cá bè trên địa bàn tỉnh cần trên 35,5 triệu con giống, chủ yếu là nuôi cá điêu hồng, Ngoài ra, cũng có một số bè nuôi các đối tƣợng khác nhƣ: cá lóc bông, chim trắng, cá tra, chình... nhƣng số lƣợng không đáng kể.

Do đối tƣợng nuôi chính trên lồng - bè là cá điêu hồng, chủ yếu tiêu thụ nội địa nên khi thu hoạch rộ, thƣờng hay xảy ra hiện tƣợng cung vƣợt cầu ,dẫn đến giá cá cũng ít khi tăng cao. Nhìn chung, qua khảo sát giá cá điêu hồng nuôi lồng-bè hiện nay có cao hơn các năm trƣớc, dao động từ 23.000 - 24.000 đồng/kg nhƣng do chi phí đầu vào nhƣ thức ăn, thuốc thú y, nhân công tăng, đặc biệt là giá thức ăn, có thời điểm giá thức ăn cao gần gấp đôi làm giá thành sản xuất cá tăng cao khoảng 24.000 đồng/kg nên ngƣời nuôi không có lãi nhiều. Do đó chính quyền và nhân dân đang cố gắng tìm ra hƣớng phát triển mới.

2.2.1.3 Các chủ trương của Đảng, Nhà nước, ngành thủy sản liên quan tới nuôi trồng thủy sản nói chung nuôi cá lồng nói riêng ở Việt Nam

* Các chủ trương của Đảng và Nhà nước về sử dụng đất và mặt nước, thuế khuyến khích NTTS, mở rộng thị trường sản phẩm thủy sản bao gồm:

- Quyết định số 224/TTg ngày 08/12/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chƣơng trình phát triển NTTS thời kỳ 1999 – 2010. Mục tiêu của quyết định này là phát triển NTTS nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn hàng chủ

yếu cho xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2500 triệu USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu ngƣời, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc.

- Quyết định số 103/2000 QĐ – TTg ngày 25/08/2000 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản.

- Nghị định số 86/2001/NĐ – CP ngày 16/11/2002 về điều kiện kinh doanh các ngành nghề thủy sản.

- Các chính sách về trợ cƣớc, trợ giá giống thủy sản cho vùng sâu vùng xa.

* Các chủ trương chính sách của ngành Thủy sản

Ngoài chƣơng trình phát triển NTTS đã đƣợc Chính phủ phê duyệt, ngành thủy sản đã chỉ đạo xây dựng các quy hoạch phát triển, ban hành các thông tƣ, quyết định tạo điều kiện cho phát triển ngành. Các quy hoạch, thông tƣ quyết định có liên quan trực tiếp đến phát triển NTTS bao gồm:

- Quyết định số 03/2002/QĐ – BTS ngày 23/01/2002 về việc ban hành Quy chế quản lý thuốc thú y thủy sản.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ngành thủy sản đến 2010. - Quy hoạch phát triển NTTS đến năm 2010 các vùng đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Bộ và Trung Bộ.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá lồng ven hồ thủy điện hòa bình tại xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)