4.3.2.1. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên
Môi trƣờng tự nhiên ảnh hƣởng lớn sự sinh trƣởng và phát triển của cá lồng. Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng, nó ảnh hƣởng đến quá trình, tốc độ sinh trƣởng của cá lồng. Cá tùy vào từng loại trung bình chịu đƣợc biên độ nhiệt dao động từ 13 – 20 độ C. Xã Hiền Lƣơng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung
bình hàng năm từ 20 – 30˚C, nhiệt độ này tƣơng đối phù hợp cho cá phát triển. Tuy nhiên mùa đông ở đây có những lúc khá lạnh, nhiệt độ chỉ xuống còn khoảng 5˚C, nhiệt độ này khá thấp đối với một xã vùng cao Tây Bắc , tuy nhiên long hồ thủy điện luôn có nhiệt độ ấm giúp cho cá đủ điều kiện sinh trƣởng và phát triển.
Bảng 4.19. Ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên tới phát triển nuôi cá lồng
Mức độ Hộ điều tra SL (hộ) CC (%) Rất ảnh hƣởng 9 22,5 Ảnh hƣởng 13 32,5 Ảnh hƣởng ít 10 25 Không ảnh hƣởng 0 0 Không rõ 8 20
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2020)
Qua điều tra các hộ nuôi cá lồng trên địa bàn về mức độ ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên đến việc nuôi cá lồng có 22,5% trên tổng số hộ cho rằng môi trƣờng rất ảnh hƣởng tới việc nuôi cá lồng, 32,5% tỷ lệ số hộ đánh giá mức độ ảnh hƣởng, 25% hộ đánh giá ảnh hƣởng ít, 20% hộ không rõ mức độ ảnh hƣởng và không có hộ nào đánh giá không ảnh hƣởng. Nuôi cá lồng chịu ảnh hƣởng lớn từ môi trƣờng, các hộ phần lớn hiểu về tác động của môi trƣờng lên việc nuôi cá lồng, các hộ đánh giá rất ảnh hƣởng là những hộ dã từng chịu ảnh hƣởng của bão gây thiệt hại hƣ hỏng các lồng bè của hộ, nhiệt độ thời tiết và việc thay đổi mực nƣớc cũng rất ảnh hƣởng đến việc nuôi cá lồng.
4.3.2.2. Tiến bộ kỹ thuật
Công cụ, thiết bị nuôi cá của các hộ chỉ là máy nghiền thức ăn, máy cắt cỏ nhƣng số hộ sử dụng vẫn còn ít, chỉ có một số hộ nuôi với số lƣợng nhiều, quy mô lớn là có sử dụng, chủ yếu là tự thái thức ăn cho cá bằng tay, việc này làm mất công sức, mất thời gian của ngƣời nuôi bởi lƣợng thức ăn cho cá là khá nhiều. Nhận thức đƣợc sự cần thiết của các loại máy móc, hiện nay cũng đã có nhiều hộ nuôi cá lồng có hƣớng đầu tƣ vào máy móc kỹ thuật nhiều hơn để tăng năng suất, tiết kiệm sức lao động.
Kỹ thuật chăm sóc tiến bộ và phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất lên rất nhiều. Cán bộ khuyến nông, khuyến ngƣ nên truyền đạt, hƣớng dẫn nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào phục vụ sản xuất, phù hợp với môi trƣờng nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng cá lồng thƣơng phẩm đồng thời giúp những hộ nuôi cá lồng giảm đƣợc công chăm sóc và thu hoạch cá lồng.
Bảng 4.20 Ý kiến đánh giá mức ảnh hƣởng của tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong nuôi cá lồng của các hộ điều tra
(ĐVT: Hộ) Mức độ ảnh hƣởng QML QMV QMN Tổng Ảnh hƣởng ít 0 0 0 0 Ảnh hƣởng vừa 1 5 3 9 Ảnh hƣởng nhiều 3 10 18 31
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020)
Theo điều tra, có 100% số hộ đánh giá quá trình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào NTTS đang gặp khó khăn, chủ yếu do hộ thiếu vốn đầu tƣ và thiếu kinh nghiệm thực tế.ở xã Hiền Lƣơng vẫn chƣa có cơ sở sản xuất giống hay thức ăn nào.
Hiện tại giống thƣờng đƣợc một số hộ ƣơng cá giống hay đƣợc nhập từ các thƣơng lái còn thức ăn thì sử dụng các loại tự nhiên tự chế kết hợp cho ăn cùng với cám công nghiệp mua từ các tƣ thƣơng. Điều này không đảm bảo đƣợc chất lƣợng con giống và thức ăn dẫn đến con giống chậm phát triển, năng suất thấp.
4.3.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Sự tồn tại và phát triển của nghề nuôi cá lồng phụ thuộc rất lớn vào khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng đã dạng và thƣờng xuyên biến đổi của thị trƣờng. Những nơi có khả năng đáp ứng với nhu cầu thị trƣờng sẽ tồn tại đƣợc lâu và phát triển nhanh chóng.
a. Chất lượng sản phẩm
Chất lƣợng sản phẩm là một trong số những yếu tố hàng đầu quyết định đến sự phát triển bền vững của nghề nuôi cá lồng trên địa bàn xã Hiền Lƣơng. Việc nắm bắt đúng các yêu cầu của thị trƣờng về chất lƣợng sản phẩm cá lồng sẽ giúp các hộ bán đƣợc với giá cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thị trƣờng hiện nay ƣa chuộng các sản phẩm ngon và an toàn, do vậy cần phải có giải pháp để đáp ứng đƣợc tất cả các yêu cầu đó.
b. Tính bền vững của liên kết
Qua phân tích thấy rằng, hiện nay trên địa bàn xã Hiền Lƣơng có tới 66,67% hộ nuôi cá lồng không có liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực trạng này đã phần nào ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả nuôi cá lồng của các hộ tại địa phƣơng.
Liên kết trong quá trình nuôi giúp các hộ dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi, tăng lƣợng tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh sự phát triển và uy tín nghề trên địa bàn xã. Nhƣng thực tế hiện nay, các hộ nuôi cá lồng chƣa thực sự có sự liên kết với nhau cả trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chủ yếu vẫn là mạnh ai nấy làm.
c. Cách tiếp cận thị trường của hộ nuôi cá lồng.
Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của các hộ nuôi cá lồng hiện nay còn hạn hẹp, chủ yếu là tiêu thụ trong huyện và tỉnh lân cận. Hơn nữa, việc tiêu thụ cá lồng của các hộ phụ thuộc vào thƣơng lái nên chƣa chủ động tìm kiếm thị trƣờng mới.
Vấn đề xây dựng thƣơng hiệu cũng là yếu tố cần thiết giúp các hộ tiếp cận với thị trƣờng dễ dàng hơn, ảnh hƣởng đến quá trình phát triển nghề cũng nhƣ phát triển kinh tế - xã hội của xã. Nhƣng hiện nay vấn đề này vẫn chƣa đƣợc các hộ chú tâm đến, khi đƣợc hỏi thì 90% hộ không có bất kỳ hình thức quảng cáo nào cho sản phẩm của mình, chỉ có một số ít hộ đăng lên các trang mạng nhƣng không thƣờng xuyên. Ngƣời ta biết đến cá lồng của xã chủ yếu là do truyền miệng. Tuy nhiên hình thức này sẽ khó có thể áp dụng lâu dài trong điều kiện thị trƣờng ngày càng phát triển và cạnh tranh mạnh nhƣ bây giờ.
4.3.2.4. Ảnh hưởng của chủ trương, chính sách
Sự hỗ trợ của Nhà nƣớc thông qua các chính sách là điều mà tất cả các hình thức, chủ thể sản xuất kinh doanh mong muốn. Đặc biệt đối với nghề nuôi cá lồng, ngƣời dân cần rất nhiều sự trợ giúp về vốn, kỹ thuật nuôi… để mở rộng sản xuất. Những chính sách hỗ trợ giúp ngƣời dân yên tâm hơn, chuyên tâm đầu tƣ sản xuất.
Quy hoạch vùng nuôi cá lồng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc và quản lý lồng nuôi, quy hoạch tổng thể và chi tiết từng bể nuôi làm nền tảng đẩy mạnh hiệu quả kinh tế từ hoạt động nuôi cá lồng nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung nên đây cũng là yếu tố ảnh hƣởng nhiều đến phát triển nuôi cá lồng.
Hiện nay, nghề nuôi cá lông vẫn chƣa thực sự lớn mạnh và đang trong tầm kiểm soát nên hình thức nuôi nhỏ lẻ vẫn còn đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển nghề của địa phƣơng, nhƣng với nguồn thu nhập mà việc nuôi cá lông đã và đang đem lại cho ngƣời dân tại đây thì có không ít hộ đang có mong muốn mở rộng quy mô nuôi, trong tƣơng lai, nếu có sự nhân lên ồ ạt của các lồng nuôi cá thì cần phải có những biện pháp quy hoạch cụ thể để đảm bảo sự phát triển bền vững của nghề.
Bảng 4.21 Sự tham gia của cán bộ khuyến nông, khuyến ngƣ vào phát triển nuôi cá lồng của địa phƣơng
ĐVT: %
Mức độ tham gia QML QMV QMN
1. Không bao giờ 64,71 76,67 69,23
2. Thỉnh thoảng 35,29 23,33 30,77
3. Thƣờng xuyên 0 0 0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2020)
Qua bảng 4.21 ta thấy, tỷ lệ tham gia của cán bộ khuyến nông, khuyến ngƣ cấp tỉnh, cấp huyện vào sự phát triển nghề nuôi cá lông trên địa bàn xã là khá thấp. Khi đƣợc hỏi về sự tham gia của cán bộ các cấp vào hoạt động nuôi cá lông, chỉ có 28,33% hộ trả lời là có tham gia nhƣng với mức độ thấp. Có 35,29% hộ quy mô lớn, 23,33% hộ quy mô vừa và 30,77% hộ quy mô nhỏ cho biết họ thỉnh thoảng nhận đƣợc sự tham gia của cán bộ các cấp vào quá trình phát triển nuôi cá lông của hộ. Đây là một hạn chế cho sự phát triển của nghề trên địa bàn bởi ngƣời dân vẫn nuôi theo những gì họ quan sát đƣợc, học hỏi đƣợc từ những hộ nuôi trƣớc chứ chƣa đƣợc tiếp cận một cách bài bản và đúng kỹ thuật.
Từ khi nghề nuôi cá lồng hình thành tại xã, đã có những chính sách cụ thể của huyên, tỉnh để hỗ trợ ngƣời dân trong quá trình nuôi, tuy nhiên còn nhiều chính sách chƣa đƣợc thiết thực, điều ảnh hƣởng trực tiếp đến cung và cầu sản phẩm cá lồng. Ngƣời dân vẫn mong muốn có những tác động thiết thực hơn từ trên xuống, có sự quan tâm của các cán bộ có chuyên môn để họ yên tâm phát triển nghề.
4.3.2.5. Hệ thống thú y
Cán bộ thú y xã, cán bộ phụ trách chuyên môn ở cơ sở là những ngƣời trực tiếp thực hiện các vấn đề liên quan đến rủi ro dịch bệnh đối với các hộ chăn nuôi nói chung và với các hộ nuôi cá lồng nói riêng bởi họ là những ngƣời trực tiếp tuyên truyền, thƣờng xuyên hƣớng dẫn và đôn đốc các hộ làm vệ sinh môi trƣờng nuôi, khử trùng khu vực nuôi, phòng và chữa các loại dịch bệnh.
Cán bộ làm công tác thú y đƣợc đào tạo chuyên môn sâu, thành thạo kỹ năng phòng và chữa bệnh đồng thời cơ sở vật chất đảm bảo tiêu chuẩn sẽ hạn chế tối đa đƣợc các rủi ro về dịch bệnh cho cá. Mở rộng đào tạo, tập huấn nhiều hơn nữa đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn và thú y cấp xã, kịp thời hỗ trợ cho ngƣời dân trong quá trình nuôi thả cá lồng, phần nào giúp ngƣời dân yên tâm phát triển nghề.