Về quy mô xã tập trung thành các vùng nuôi ở các thôn cụ thể là nuôi cá nƣớc ngọt. Với diện tích mặt hồ thủy điện Hòa Bình thuộc nhóm đất năng lƣợng của tỉnh đƣợc các hộ thuê trong thời hạn 20 năm, đây là diện tích duy nhất để các hộ trên địa bàn xã Hiền Lƣơng nuôi cá lồng. Các hộ đƣợc chia làm các quy mô lớn, vừa và nhỏ. Các hộ nuôi quy mô nhỏ có từ 1-2 lồng, quy mô vừa có số lƣợng lồng là từ 3 đến 5 lồng, hộ quy mô lớn có số lƣợng lồng tuwf6 đến 15 lồng và đƣợc chia đều các thôn chứ không tập trung thành các vùng quy mô.
Trong nông hộ, ngƣời chủ hộ đóng vai trò điều hành và sản xuất, do đó kinh nghiệm và trình độ văn hóa của chủ hộ có ảnh hƣởng rất lớn đến sự kết quả và sự phát triển lâu dài của quá trình sản xuất kinh doanh của gia đình, ở đây là kết quả và sự phát triển của nuôi cá lồng. Bởi đây là một ngành đòi hỏi ngƣời nuôi phải có một kinh nghiệm để lựa chọn các yếu tố sản xuất, xem xét quá trình tiêu thụ làm sao cho phù hợp là cả một vấn đề khó khăn, cho nên trình độ, chất lƣợng lao động là một nhân tố quyết định đến hoạt động nuôi cá lồng.
Bảng 4.2. Thông tin chung về các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT QML QMV QMN 1. Số hộ Hộ 4 15 21 2. Giới tính chủ hộ - Nam % 100 93,33 85,71 - Nữ % 0 6,67 14,29 3. Trình độ văn hóa chủ hộ - Cấp 1 Ngƣời 0 2 0 - Cấp 2 Ngƣời 0 2 6 - Cấp 3 Ngƣời 3 10 15 - Trung cấp, CĐ, ĐH Ngƣời 1 1 0 4. Công việc khác
- Sản xuất nông nghiệp % 100 46,66 52,38
- Đi làm cho các công ty, xí nghiệp
địa phƣơng % 0,00 40,00 38,09
- Đi làm trong cơ quan Nhà nƣớc % 25,00 6,66 4,76
- Kinh doanh, dịch vụ nhỏ % 25.00 13.33 9.52
5. Thu nhập từ nuôi cá lồng
- Thu nhập chính, không làm thêm
việc gì khác % 25,00 13,33 19,04
- Thu nhập chính, vẫn làm việc khác
để kiếm thêm thu nhập % 75,00 86,66 80,95
- Thu nhập phụ % 0,00 0,00 0,00
4. Kinh nghiệm nuôi cá lồng
- Dày dặn kinh nghiệm % 75,00 40,00 28,57
- Kinh nghiệm trung bình % 25,00 53,33 47,62
- Mới học nghề % 0,00 6,66 23,81
5. Diện tích nuôi bình quân m2 170 76 32,38
(Nguồn: Tổng hợp số liệu 2020)
Trong 40 hộ điều tra có 10% hộ nuôi cá lông theo quy mô lớn, 37,5% hộ nuôi theo quy mô vừa và 52,5% hộ nuôi theo quy mô nhỏ. Trong đó chủ hộ phần
lớn là nam giới và đây cũng là lao động chính trong nuôi cá lồng của các hộ, hộ quy mô lớn nam giới chiếm 100%; quy mô vừa là 93.33% và quy mô nhỏ là 85.71%.
Do tính chất của nghề nuôi nuôi cá lồng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất đúc rút trong thực tế là chính, không đòi hỏi trình độ bằng cấp quá cao mới có thể làm đƣợc nên những lao động dù chỉ học hết cấp 2 nhƣng vẫn có thể duy trì đƣợc mô hình sản xuất hiệu quả đem lại thu nhập cao. Với hộ quy mô lớn, có 75% chủ hộ tốt nghiệp cấp 3; 25% chủ hộ tốt nghiệp Trung cấp, CĐ, ĐH. Với hộ quy mô vừa, có13.33% chủ hộ tốt nghiệp cấp 1, 13.33% chủ hộ tốt nghiệp cấp 2, 66.67% chủ hộ tốt nghiệp cấp 3 và 6.67 chủ hộ tốt nghiệp Trung cấp, CĐ, ĐH. Hộ quy mô nhỏ có 28.57% chủ hộ tốt nghiệp cấp 2 và 71.43% chủ hộ tốt nghiệp cấp 3.
Lao động trong nghề nuôi cá lồng của các hộ chủ yếu có kinh nghiệm trung bình, chƣa đƣợc đào tạo bài bản, chƣa đƣợc nhận chuyển giao kỹ thuật từ các bộ phận chuyên môn sâu, hầu hết họ chỉ tham khảo từ những ngƣời đã nuôi trƣớc đó và qua quan sát các mô hình đã có trên địa bàn. Qua điều tra 40 hộ, có 53.33% số hộ nuôi quy mô vừa có kinh nghiệm trung bình; hộ quy mô nhỏ 47.62%; duy nhất chỉ có những hộ quy mô lớn có tỷ lệ kinh nghiệm dày dặn lớn với 75%Điều này cũng trở thành một rào cản không nhỏ đến sự phát triển nuôicá lồng của xã, mặc dù cá nƣớc ngọt là loài dễ nuôi nhƣng trong xu thế thị trƣờng hiện nay thì để phát triển nghề một cách bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao thì ngƣời nuôi cần phải trau dồi kinh nghiệm nhiều hơn.
Phần lớn các hộ đều xác định nuôi cá lồng là nguồn thu nhập chính của hộ. Tuy nhiên, do đặc điểm của nghề nuôi cá lồng là thời gian nuôi kéo dài mới thu hoạch đƣợc nên hầu hết các hộ nuôi đều có các hoạt động sản xuất khác để gia tăng thu nhập cho gia đình cũng nhƣ thêm tiền mua thức ăn cho cá lồng. Qua điều tra chỉ có 20,3% hộ chỉ nuôi cá lồng mà không có thêm hoạt động sản xuất nào khác, tỷ lệ này rơi vào các hộ nuôi theo quy mô lớn với số lƣợng hàng nghìn con. Các hoạt động sản xuất bên cạnh nghề nuôi cá lồng của các hộ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cụ thể là chăn nuôi và trồng các cây lƣơng thực truyền thống, chiếm 100% số hộ quy mô lớn, 46.66% số hộ quy mô vừa, 52.38% số hộ quy mô nhỏ; bên cạnh đó các hộ còn đi làm trong các công ty, xí nghiệp ở địa phƣơng, làm trong các cơ
quan Nhà nƣớc, kinh doanh – dịch vụ nhỏ, trong đó kinh doanh – dịch vụ nhỏ chiếm tỷ lệ thấp nhƣng những năm gần đây đang có xu hƣớng tăng dần lên.
Diện tích nuôi bình quân của các hộ quy mô lớn là 170 m2, quy mô vừa là 76
m2, quy mô nhỏ là 32.38 m2. Hầu hết các hộ đều tận dụng diện tích mặt hồ thủy điện với thời gian thuê là 20 năm để thiết kế, xây dựng lồng cá, nhiều hộ đƣợc hỗ trợ xây dựng lồng sắt kiên cố đáp ứng đầy đủ yêu cầu về diện tích và kỹ thuật theo QĐ-10 của tỉnh Hòa Bình, tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ sử dụng lồng bằng vật liệu thủ công nên diện tích còn nhỏ chƣa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
4.2.2. Thực trạng về quy hoạch và quản lý quy hoạch tại địa phương
Việc quy hoạch nuôi cá lồng xã Hiền Lƣơng đƣợc Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng thực sự quan tâm. Đã có nhiều các chủ trƣơng chính sách từ trên đƣa xuống, tiến hành các cuộc khảo sát thực tế của cán bộ địa phƣơng về diện tích nuôi thả cá lồng của các hộ.
Bảng 4.3: Đánh giá chất lƣợng quy hoạch của các hộ điều tra
Mức độ Hộ điều tra SL (hộ) CC (%) Rất tốt 11 27,5% Tốt 15 37,5% Tƣơng đối tốt 10 25% Không tốt 4 10% Rất không tốt 0 0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu 2020)
Qua khảo sát cho thấy, 100% nuôi theo quy mô nông hộ, nguồn lực đất đai phục vụ cho nuôi thả cá lồng chủ yếu là đất năng lƣợng tận dụng mặt hồ thủy điện Hòa Bình để nuôi cá lồng. 70% ngƣời dân đƣợc hỏi đều cho biết có nhiều cuộc họp tổ chức để lấy ý kiến ngƣời dân về việc tổ chức quy hoạch diện tích nuôi thả cá lồng. Tuy nhiên khu vực quy hoạch là đất năng lƣợng nên chịu ảnh hƣởng lớn từ thủy điện Hòa Bình, khó khăn trong việc quy hoạch dẫn đến diện tích manh mún, khó mở rộng.
Chất lƣợng quy hoạch đƣợc các hộ đánh giá với các mức độ sau, có 27,5% tỷ lệ hộ đánh giá mức độ quy hoạch là rất tốt trên tổng số hộ điều tra, số hộ đánh giá tốt có tỷ lệ là 37,5%, số hộ đánh giá mức độ tƣơng đối tốt có tỷ lệ là 25%, có 10% số hộ trên tổng số hộ đƣợc điều tra đánh giá mức độ không tốt và không có hộ nào đánh giá mức độ rất không tốt.
4.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của địa phương và các hộ nuôi cá lồng
Kết cấu hạ tầng trƣớc hết là giao thông, điện, cấp thoát nƣớc, bƣu chính viễn thông... có ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp tới sự tồn tại và phát triển của nghề, trong đó hệ thống cấp thoát nƣớc là yếu tố quan trọng nhất. Nuôi cá lồng phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng nguồn nƣớc, nguồn nƣớc sạch đảm bảo vệ sinh sẽ đảm bảo cho cá phát triển khỏe mạnh, hạn chế tối đa dịch bệnh, nâng cao chất lƣợng cho cá. Giao thông vận tải phát triển sẽ giúp cho quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra thuận tiện, giảm chi phí, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm khi đến tay khách hàng. Bƣu chính viễn thông là phƣơng tiện để ngƣời sản xuất nắm bắt thông tin về nhu cầu sản phẩm, giá cả thị trƣờng nhanh và chính xác nhất, đây cũng là công cụ để ngƣời lao động quảng cáo cho sản phẩm của mình dễ dàng nhất.
Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã hiện nay tuy còn khó khan nhƣng nhìn chung đã đáp ứng đƣợc cơ bản nhu cầu phát triển nghề nuôi cá lồng. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế cần đƣợc giải quyết nhƣ còn một số tuyến đƣờng nhỏ hẹp, các tuyến đƣờng lớn do thƣờng xuyên có xe tải trọng lớn đi qua nên bị xuống cấp trầm trọng, gây khó khăn trong việc đi lại. Mực nƣớc cao, thấp phụ thuộc vào thủy điện Hòa Bình khi mực nƣớc dâng cao rồi hạ xuống làm phân hủy cỏ gây ra nhiễm độc cho nguồn nƣớc cũng nhƣ lồng cá. Hệ thống điện đã đáp ứng đủ cho sản xuất và sinh hoạt nhƣng hệ thống điện thƣờng bị quá tải, chƣa đồng bộ.
Hiện tại cơ sở hạ tầng tại xã khá tốt, đáp ứng cơ bản nhu cầu phát triển nuôi cá lồng. Trên cơ sở chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện, xã đã mạnh dạn thay đổi cách làm trong chỉ đạo đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các trục đƣờng giao thông, hệ thống đèn điện đƣờng, nhà văn hóa, trạm y tế,...
nhƣng một số trục đƣờng còn nhỏ hẹp. Không còn những đoạn đƣờng bị lầy lội mỗi khi trời mƣa nhƣng nhiều đoạn đang bị xuống cấp. Việc vận chuyển cá ra các huyện, các tỉnh bị ảnh hƣởng ít nhiều do thƣờng xuyên có xe quá tải trọng đi qua gây chiếm diện tích lòng đƣờng, mặt đƣờng bị cào bới, rạn nứt.
Về hệ thống điện: hiện nay 100% các hộ đều có nguồn điện đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất với hệ thống 7 trạm biến thế. Tuy nuôi cá lồng không sử dụng nhiều về điện nhƣng nhìn chung hệ thống điện tại địa phƣơng phục vụ hoạt động sản xuất khá ổn định, nhƣng vào các mùa cao điểm nhƣ mùa hè hay cuối năm, công suất điện chƣa thể đáp ứng hết nhu cầu tiêu thụ điện của các hộ sản xuất nói riêng và các hộ dân cƣ nói chung. Việc này đòi hỏi về lâu dài, cán bộ địa phƣơng cần xây dựng kế hoạch đầu tƣ nâng cấp hệ thống điện với công suất lớn hơn.
Năm 2019, 97% hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch đƣợc lọc, xử lý và dẫn từ các con suối lớn địa bàn xã và xã lân cận về đến từng thôn bản, phân phối đến từng hộ gia đình.
Bảng 4.4. Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Hiền Lƣơng thuận lợi cho phát triển nuôi cá lồng năm 2017 Tiêu chí ĐVT Số lƣợng 1. Đƣờng giao thông Đƣờng nhựa Km 14 Đƣờng cấp xã Km 15 2. Hệ thống điện Trạm biến thế Trạm 7 3. Tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch % 97
4. Mạng lƣới truyền thông
Loa phát thanh Loa 10
Tỷ lệ lắp đặt Internet % 60
(Nguồn: Tổng hợp số liệu năm 2020)
Cùng với việc nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng địa phƣơng, hệ thống mạng Internet cũng đang trở nên phổ biến, đến nay trên địa bàn xã đã có khoảng 60% hộ sử dụng Internet. Việc tiếp cận với Internet đã giúp cho ngƣời dân nắm bắt thông tin nhanh hơn, chính xác hơn không chỉ về văn hóa đời sống mà đặc biệt trong lĩnh vực
nuôi cá lồng, các hộ đƣợc học hỏi kỹ thuật nuôi chính xác mà không cần phải tìm đến tận nơi các trang trại nuôi ở tỉnh khác, nắm đƣợc nhu cầu ngƣời tiêu dùng và giá cả thị trƣờng một cách kịp thời và dễ dàng hơn.
Bảng 4.5: Hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị của hộ nuôi
Chỉ tiêu QML QMV QMN SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1. Hệ thống cơ sở sản xuất 4 100 15 100 21 100 Thủ công 2 50 9 60 16 76,19 Cơ khí hóa 1 25 6 40 4 19,04 Cả hai 1 25 0 0 1 4,76 2. Kết cấu hạ tầng 4 100 15 100 21 100 Có 4 100 13 86,66 18 85,71 Không 0 0 2 13,34 3 14,29 3. Trang thiết bị 4 100 15 100 21 100 Thủ công 0 0 5 46,67 12 57,14 Có sử dụng máy móc 4 100 8 53,33 9 42,86 (Nguồn: Tổng hợp số liệu 2020)
Qua bảng 4.5 ta thấy hầu hết các hộ nuôi cá lồng tại xã Hiền Lƣơng vẫn nuôi thủ công, ít sử dụng máy móc, hộ sử dụng máy móc chủ yếu là các hộ nuôi theo quy mô vừa và lớn chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 50% và 40%; trong khi đó chỉ có 23.8% số hộ nuôi theo quy mô nhỏ có sử dụng máy móc. Nguyên nhân của thực trạng này là do các hộ nuôi quy mô nhỏ có ít vốn để đầu tƣ và nuôi với số lƣợng lồng ít, lƣợng thức ăn không nhiều nên họ có thể tự thái thức ăn bằng tay cho cá ăn. Các hộ nuôi cá chỉ sử dụng một loại máy đó là máy cắt thức ăn.
Khi đƣợc hỏi về sự thuận tiện của kết cấu hạ tầng, 100% số hộ đều trả lời kết cấu hạ tầng đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất cũng nhƣ đời sống sinh hoạt của hộ. Điều đó cho thấy khi xây dựng mô hình nuôi thả cá lồng hộ cũng đã quan tâm đến sự phù hợp của cơ sở hạ tầng với sinh hoạt và sản xuất.
Bảng 4.6 Tình hình sử dụng đất sản xuất của các hộ điều tra Chỉ tiêu QML QMV QMN SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1.Đất năng lƣợng 4 100 15 100 21 100 2. Đất NTTS 0 0 0 0 0 0 Tổng 4 100 15 100 21 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2020)
Diện tích đất dùng trong nuôi cá lồng trên địa bàn xã 100% là tận dụng diện tích đất năng lƣợng của hồ thủy điện Hòa Bình. Trong 40 hộ đƣợc hỏi thì cả 40 hộ đều thuê, sử dụng diện tích đất năng lƣợng vào mục đích sản xuất vƣới thời hạn thuê là 20 năm và đƣợc cấp sổ đỏ.
4.2.4. Thực trạng hình thức tổ chức nuôi cá lồng tại xã Hiền Lương
Qua điều tra 40 hộ, 100% các hộ nuôi cá lồng đều nuôi theo loại hình nông hộ. Đây là hình thức sản xuất đã tồn tại từ lâu đời, mọi thành viên trong gia đình đều có thể đƣợc huy động vào quá trình sản xuất. Trong nghề nuôi cá lồng, các lao động làm nghề sẽ làm các công việc nhƣ cho cá ăn, phòng bệnh cho cá, thu hoạch cá... Nuôi cá không đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao nên mọi thành viên trong gia đình đều có thể làm đƣợc, các hộ đều tự làm và không thuê thêm lao động ở ngoài.
Hiện nay, trên địa bàn xã chƣa có nhiều thành phần kinh tế trong phát triển nuôi cá lồng, thiếu sự hợp tác, khó mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, do đó hạn chế sự phát triển của nghề. Địa phƣơng cần phải tập trung mọi nguồn lực bằng cách liên kết, hợp tác với nhau cùng nuôi, cùng phát triển, điều này sẽ thúc đẩy các tổ chức kinh tế ra đời, đây chính là chỗ dựa vững chắc cho nghề nuôi cá lồng phát triển mạnh mẽ, tạo tên tuổi, thƣơng hiệu cho sản phẩm cá lồng của địa phƣơng.
Bảng 4.7: Tình hình tổ chức nuôi cá lồng trên địa bàn xã Hiền Lƣơng Chỉ tiêu ĐVT QML QMV QMN 1. Số hộ nuôi Hộ 4 15 21 - Hộ nuôi cá bố mẹ (cá giống) Hộ 1 4 0 - Hộ nuôi cá thƣơng phẩm Hộ 3 11 21 2. Tổng diện tích nuôi m2 - Diện tích nuôi cá bố mẹ (cá giống) m 2 80 100 0
Diện tích nuôi cá thƣơng phẩm m2 600 1040 680
4. Tổng số lồng nuôi Lồng 34 57 34