Thực trạng liên kết trong nuôi và tiêu thụ cá

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá lồng ven hồ thủy điện hòa bình tại xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 76)

Trên địa bàn xã hiện nay đã có sự liên kết giữa các hộ nuôi. Liên kết giữa các hộ giúp họ giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm nuôi, phần nào nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời hạn chế đƣợc sự phân hóa giàu nghèo giữa các hộ trên địa bàn.

Bảng 4.15: Tình hình phối hợp liên kết giữa các hộ theo quy mô tại xã Hiền Lƣơng Chỉ tiêu QML QMV QMN SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1. Hộ có liên kết 4 100 2 13,33 2 9,52 - Liên kết dọc 1 25 0 0 1 4,76 - Liên kết ngang 3 75 2 13,33 1 4,76 2. Hộ không có liên kết 0 0 13 86,66 19 90,48

Nhìn vào bảng 4.15 ta có thể thấy các hộ vẫn chƣa thực sự nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ. Năm 2019, có 100% hộ quy mô lớn có liên kết; trong khi đó chỉ có 13.33% hộ quy mô vừa và 9.52% hộ quy mô nhỏ có liên kết và hình thức của tất cả các hộ đều là liên kết ngang giữa các hộ sản xuất với nhau. Các hộ chủ yếu liên kết trong cung ứng giống, chuyển giao KHKT và phòng trừ dịch bệnh.

- Đối với liên kết trong cung ứng giống: các hộ chuyên ƣơng cá giống để lấy

giống bán cho các hộ nuôi con giống để bán trong năm. Các hộ cung ứng giống là các hộ đã có kinh nghiệm nuôi cá lồng lâu năm và có nguồn vốn lớn, thông qua sự uy tín trong nghề để cung cấp giống cho các hộ cùng nuôi trong xã.

- Đối với liên kết trong chuyển giao KHKT và phòng trừ dịch bệnh: bao gồm

liên kết giữa cán bộ khuyến nông huyện, xã với ngƣời nuôi cá lồng; liên kết giữa các hộ dân cùng nuôi cá với nhau. Họ chia sẻ kinh nghiệm nuôi, kỹ thuật nuôi và phƣơng pháp quản lý dịch bệnh thông qua các buổi hội thảo, gặp mặt giao lƣu. Nhƣng nhìn chung các nội dung chuyển giao KHKT vẫn còn nhiều trên lý thuyết mà chƣa gắn với thực tiễn nên tính áp dụng và bền vững vẫn chƣa cao.

Việc liên kết đem lại nhiều thuận lợi cho các hộ trong việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Tuy nhiên, đa số các hộ điều tra đều cho rằng mức độ liên kết ở mức bình thƣờng chƣa thực sự chặt chẽ và đều là các liên kết đƣợc thỏa thuận bằng miệng. Những năm gần đây, số hộ tham gia liên kết có tăng lên nhƣng tăng rất ít, phần lớn vẫn là việc nhà nào nhà đó làm. Đây cũng là yếu tố quan trọng đang hạn chế sự phát triển nghề nuôi cá lồng trên địa bàn xã Hiền Lƣơng.

4.2.9. Kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng tại xã Hiền Lương

4.2.9.1. Hiệu quả Kinh tế

4.2.10. Kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng tại xã Hiền Lương

4.2.10.1. Hiệu quả Kinh tế

Để đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung và nuôi cá lồng nói riêng chúng ta không thể không quan tâm tới quá trình chăn nuôi của các hộ. Những hộ nuôi trồng với quy mô lớn có sự đầu tƣ vốn lớn, có yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt về chất lƣợng con giống cũng nhƣ yêu cầu cao về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dƣỡng, phòng chống dịch bệnh. Vì vậy mà các hộ quy mô lớn đạt năng suất cao hơn các hộ quy mô vừa và nhỏ.

Sở dĩ có sự khác nhau nhƣ vậy là do những hộ chăn nuôi QML cho cá ăn cám công nghiệp nhiều hơn, cá lớn nhanh hơn, do đó rút ngắn đƣợc thời gian nuôi/vụ so với các các cách nuôi trồng khác với cùng một vụ nuôi với các nhóm hộ nuôi trồng QMN và QMV thƣờng nuôi cho ăn bằng thức ăn thừa của gia đình và các sản phẩm phụ của trồng trọt nhƣ cỏ, ngô, lúa, đậu tƣơng ... và họ chỉ sử dụng thêm một phần nhỏ cám công nghiệp dẫn đến cá chậm lớn, mùa vụ cá kéo dài. Tuy nhiên, hình thức này đƣợc nuôi khá phổ biến và ít nhiều có những lợi ích nhất định đặc biệt là tận dụng đƣợc nguồn thức ăn sẵn có tại địa phƣơng. Bên cạnh chi phí về thức ăn thì chi phí về giống là một trong những chi phí cao trong tổng chi phí của nuôi cá lồng trong nông hộ.

Bảng 4.16: Tổng chi phí sản xuất nuôi trồng thủy sản của các hộ điều tra (Tính trên một lồng nuôi)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu QMN QMV QML

I. Chi phí trung gian 22 24,3 29,2

1. Giống 6,2 7,3 8,5

2. Thức ăn 13,6 14 16,6

3. Xử lý và phòng bệnh 2 2 3

4. Tu bổ sửa chữa lồng 0,3 0,5 0,5

5. Điện 0,2 0,5 0,6

II. Lao động gia đình 0,17 0,25 0,45

III. Khấu hao tài sản cố định 0,2 0,2 0,2

1. Xây dựng lồng, bè 1,2 1,2 1,2

2. Số năm sử dụng (năm) 7 7 7

IV. Tổng chi phí 22,37 24,75 29,85

(Nguồn: Tổng hợp số liệu 2020)

Chi phí giống nhập bình quân của hộ QML là 8,5 triệu đồng/lồng nuôi, QMV là khoảng 7,3 triệu đồng/lồng nuôi còn hộ nuôi QMN hết 6,2 triệu đồng/lồng nuôi. Chi phí cho công tác xử lý và phòng bệnh trong NTTS nƣớc ngọt ở các hộ điều tra cũng không nhiều chủ yếu sử dụng vôi bột, một số loại thuốc để xử lý vi khuẩn nếu không

ngƣời nuôi phải chú ý đến việc xử lý nƣớc trong lồng cho sạch, phải vớt hết các thức ăn thừa . Ngoài ra hộ nuôi còn phải chi trả các khoản chi phí khác nhƣ: điện, sử chữa lồng bè, thay lƣới nuôi,…

Bảng 4.17: Kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng theo quy mô nuôi trồng (Tính trên một lồng nuôi)

Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML

1. Tổng giá trị sản xuất (GO) Trđ 32 36 60

2. Tổng chi phí (TC) Trđ 22,37 24,75 29,85

3. Chi phí trung gian (IC) Trđ 22 24,3 29,2

4. Giá trị tăng thêm (VA) Trđ 10 11,7 30,8

5. Thu nhập hỗn hợp (MI) Trđ 9,63 11,25 30,15

8. Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian

- VA/IC lần 0,46 0,48 1,05

- MI/IC lần 0,44 0,46 1,03

- VA/TC lần 0,45 0,47 1,03

- MI/TC lần 0,43 0,46 1,01

(Nguồn: Tổng hợp số liệu năm 2020)

Về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất bao gồm: giá trị gia tăng tính trên một đồng chi phí trung gian (VA/IC), thu nhập hỗn hợp tính trên 1 đồng chi phí trung gian (MI/IC), giá trị gia tăng so với tổng chi phí (VA/TC), thu nhập hỗn hợp so với tổng chi phí (MI/TC). Qua điều tra ta thấy các chỉ tiêu trên có sự chênh lệch giữa các nhóm quy mô. Cụ thể:

Giá trị gia tăng so với chi phí trung gian: ở hộ quy mô lớn là 1,05 lần nghĩa là một đồng chi phí trung gian thu đƣợc 1,05 đồng giá trị gia tăng, tỷ lệ này ở nhóm hộ quy mô vừa là 0,48 và nhóm hộ quy mô nhỏ là 0,46 lần.

Mức thu nhập hỗn hợp so với chi phí trung gian: ở nhóm quy mô lớn là 1,03 lần, quy mô vừa là 0,46 lần và ở nhóm quy mô nhỏ là 0,44 lần.

Giá trị gia tăng so với tổng chi phí: ở nhóm quy mô lớn là 1,03 lần, quy mô vừa là 0,47 lần, hộ quy mô nhỏ là 0,45 lần.

Mức thu nhập hỗn hợp so với tổng chi phí: nhóm quy mô lớn là 1,01 lần. Trong khi tỷ lệ này ở quy mô vừa là 0,46 lần và quy mô nhỏ là 0,43 lần.

Nhƣ vậy có thể thấy, việc nuôi cá lồng thƣơng phẩm đã và đang đem lại những hiệu quả kinh tế rõ rệt cho các hộ và hiệu quả này tăng dần theo quy mô. Thực tế này đã thúc đẩy, khuyến khích các hộ tiếp tục đầu tƣ, nâng cao thu nhập cho gia đình đồng thời xây dựng kinh tế địa phƣơng giàu mạnh.

4.2.9.2. Về môi trường

Nghề nuôi cá lồng tại địa phƣơng ngày càng phát triển tạo ra giá trị sản xuất càng lớn. Tuy nhiên việc vệ sinh lồng bè quản lý, phân phối lƣợng thức ăn chƣa tốt nhƣ thức ăn công nghiệp, thức ăn tƣơi sống gây ảnh hƣởng tới nguồn nƣớc của địa phƣơng.

Hộp 4.1. Ảnh hƣởng của môi trƣờng đến nuôi cá lồng

Nuôi cá lồng không khó nhưng cũng không dễ, khi thời tiết thay đổi cá dễ nhiễm bệnh. Ngoài thức ăn được xem là quan trọng thì vấn đề lồng nuôi cũng cần được quan tâm hàng đầu, nếu môi trường nuôi không đảm bảo sạch sẽ thì dễ gây bệnh cho cá

(Anh Xa Quý Đạt, xóm Doi)

Việc phát triển chăn nuôi luôn đi kèm theo những vấn đề tiêu cực về môi trƣờng. Chính vì vậy mà cần phải quy hoạch vùng nuôi cá lồng tập trung với sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phƣơng để giảm thiểu đến mức tối đa ô nhiễm môi trƣờng.

4.2.9.3. Về xã hội

Nhờ có nghề nuôi cá lồng mà không chỉ ngƣời dân trên địa bàn xã Hiền Lƣơng mà cả những địa phƣơng lân cận đã có thêm việc làm, tăng thu nhập, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện rõ rệt, góp phần làm tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp của địa phƣơng.

Hộp 4.2. Ảnh hƣởng của nuôi cá lồng đến xã hội.

Từ khi tham gia vào mô hình nuôi các lồng thì gia đình không còn phải sử dụng thuyền để đánh bắt tôm, cá trên hồ nữa, công việc nuôi cá lồng ổn định và đảm bảo hơn là đánh bắt ngoài tự nhiên, nuôi cá lồng không chỉ tạo thu nhập ổn định cho gia đình tôi trong những năm qua, mà còn tạo thu nhập cho nhiều hộ khác trong xóm

Các hộ có nguồn thu nhập cao hơn so với việc chỉ trồng lúa, trồng cam hoặc chăn nuôi gia súc, gia cầm. Điều này cho thấy nghề nuôi cá lồng đã góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm cho ngƣời lao động đồng thời giữ vững an ninh trật tự ở địa phƣơng trong suốt thời gian qua.

Nghề nuôi cá lồng đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp địa phƣơng phát triển bền vững đồng thời làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của xã.

Tuy nhiên, việc phát triển nuôi cá lồng trên địa bàn xã chƣa thực sự đạt hiệu quả cao do còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề vốn đầu tƣ, quy hoạch, khoa học kỹ thuật,...

4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển nuôi cá lồng trên địa bàn xã Hiền Lƣơng

4.3.1. Yếu tố bên trong

4.3.1.1 Năng lực kỹ năng người nuôi

Là nơi có các mô hình nuôi cá lồng phát triển nhất trong huyện Đà Bắc, độ tuổi bình quân nuôi cá lồng của các hộ cũng khá cao, thâm niên và kinh nghiệm nuôi cá lồng của ngƣời dân cũng đã tích lũy đƣợc rất nhiều do đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi cá lồng, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hộp 4.3. Năng lực kỹ thuật ngƣời nuôi ảnh hƣởng tới quá trình nuôi cá lồng

“Xóm Doi là một trong những xóm đầu tiên của xã áp dụng mô hình nuôi cá lồng, tính từ năm 2008 đến nay là đã hơn 12 năm nuôi, xóm Doi cũng là nơi tập trung nhiều hộ nuôi có kinh nghiệm, kỹ năng và được đào tạo qua các lớp tập huấn nhiều nhất, kinh nghiệm và sự hiểu biết là rất quan trọng có hộ tuy chỉ nuôi từ 3-4 lồng nhưng chất lượng, năng xuất lại tốt hơn những hộ nuôi nhiều, phần lớn là do kỹ năng, kinh nghiệm nuôi, học hỏi, nắm bắt thông tin kỹ thuật và thị trường.”

(Anh Xa Văn Tuân Cán bộ UBND xã Hiền Lương)

Trình độ năng lực và sự hiểu biết của ngƣời lao động có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nghề nuôi cá lồng của xã Hiền Lƣơng. Trong khi lao động tham gia vào hoạt động NTTS chủ yếu là chƣa đƣợc qua đào tạo đã tạo ra một rào cản lớn đối với quá trình phát triển nghề.

Mặc dù nghề nuôi cá lồng không đòi hỏi ngƣời lao động phải vận hành nhiều loại máy móc, cá cũng là loài dễ nuôi nhƣng ngƣời lao động cũng cần có kiến thức sâu rộng để áp dụng đƣợc chuẩn kỹ thuật, cách chăm sóc các loại cá hàng ngày, chất lƣợng

cá đạt tốt nhất khi đƣa ra thị trƣờng tiêu thụ, tạo đƣợc uy tín trong nghề.

4.3.1.2. Vốn đầu tư

Các hộ nuôi cá lồng trên địa bàn xã sử dụng nguồn vốn tự có là chủ yếu, chỉ có khoảng 30% hộ đi vay để nuôi và đây là các hộ đầu tƣ nuôi với quy mô lớn. Nguồn vốn chủ yếu đƣợc sử dụng để xây dựng bể nuôi ban đầu và để mua con giống.

Hộp 4.4. Vốn đầu tƣ ảnh hƣởng tới quá trình nuôi cá lồng

Gia đình mình chỉ nuôi 2-3 lồng chủ yếu là lồng bằng tre, bằng luồng tự có nên không mất tiền, chủ yếu là tiền mua lưới với giống thôi, thức ăn thì chủ yếu là nuôi trắm cỏ trắm đen nên là toàn đi cắt cỏ, thi thoảng mới ra đại lý mua cám thôi, nếu mà nuôi nhiều lồng với được hỗ trợ lồng sắt là cũng đi vay ngân hàng đấy

(Ông Đỗ Công Kỷ, xóm Mơ)

Bên cạnh đó, ngƣời dân của xã chƣa đƣợc tiếp cận với các chính sách hỗ trợ vốn. Khi đƣợc hỏi về vấn đề hỗ trợ vốn cho nuôi cá lồng thì có khoảng 70% hộ trả lời là chƣa có bất kỳ một chính sách nào đƣợc phổ biến đến họ.

4.3.1.3. Đất đai

Đất đai là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến quy mô nuôi cá lồng của các hộ trên địa bàn xã. Hiện nay, diện tích nuôi cá lồng của các hộ chủ yếu là diện tích mặt hồ là đất năng lƣợng, các hộ đƣợc tạo điều kiện thuê với thời hạn 20 năm và đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.

Hộp 4.5. Đất đai ảnh hƣởng tới phát triển nuôi cá lồng

Hồ Hòa Bình được tạo nên sau khi xây dựng thủy điện Hòa Bình, tạo ra một diện tích rộng lớn để các hộ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn xã Hiền Lương, tỉnh đã có chủ trương cho các hộ thuê diện tích đất năng lượng này trong vòng 20 năm để nuôi cá lồng, đây là một lợi thế lớn cho các hộ nuôi cá lồng trên địa bàn cảu xã, nhằm phát triển quy mô nuôi

(Bà Đinh Thị Khánh, cán bộ địa chính xã Hiền Lương) 4.3.1.4. Thức ăn

Thức ăn chiếm 50-60% chi phí giá thành, nếu thức ăn có chất lƣợng cao cá sẽ nhanh lớn, rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và sản lƣợng.

ghi đầy đủ thông tin sản phẩm và còn hạn sử dụng, có hàm lƣợng đạm tiêu hóa phù hợp. Nhờ có thức ăn mà các loài thủy sản mới có thể phát triển nhanh chóng và cho năng suất cao. Hiện nay trên địa bàn xã hầu hết các hộ nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp, tự nhiên, kết hợp với các thức ăn tự chế

Bảng 4.18 Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của thức ăn đến nuôi cá lồng

Loại thức ăn Rất ảnh hƣởng Ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng SL (Ý Kiến) CC (%) SL (Ý Kiến) CC (%) SL (Ý Kiến) CC (%) Tự nhiên 5 12,5 9 22,5 12 30 Công nghiệp 10 25 30 75 0 0 Hỗn hợp 16 40 20 50 4 10

(Nguồn: Tổng hợp số liệu năm 2020)

Qua bảng trên ta thấy đƣợc mức độ ảnh hƣởng của cám công nghiệp rất lớn

chiếm khoảng 75% ý kiến của hộ điều tra cho rằng nó rất ảnh hƣởng đến quá trình phát triển của thủy sản nhƣng do lƣợng thức ăn công nghiệp có giá thành rất cao mà hiện nay tại xã chƣa có một cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp nào nên việc nhập thức ăn từ nơi khác đến sẽ phải mất thêm một khoản chi phí vận chuyển. Điều đó làm tăng thêm phần chi phí đầu tƣ và giảm thu nhập của ngƣời nuôi. Dẫn đến việc sử dụng cám công nghiệp cho thủy sản còn hạn chế.

Đối với quá trình nuôi thì hầu hết các hộ dân đều sử dụng thức ăn hỗn hợp cho thủy sản do nó có thể đáp ứng đƣợc với các loại các giúp cá lớn nhanh hơn. Chỉ có 4 hộ và cho rằng thức ăn hỗn hợp không làm ảnh hƣởng đến quá trình phát triển của thủy sản. Điều đó cũng là một phần cản trở cho quá trình phát triển nuôi cá lồng trên đại bàn xã Hiền Lƣơng.

4.3.2. Yếu tố bên ngoài

4.3.2.1. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên

Môi trƣờng tự nhiên ảnh hƣởng lớn sự sinh trƣởng và phát triển của cá lồng. Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng, nó ảnh hƣởng đến quá trình, tốc độ sinh trƣởng của cá lồng. Cá tùy vào từng loại trung bình chịu đƣợc biên độ nhiệt dao động từ 13 – 20 độ C. Xã Hiền Lƣơng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá lồng ven hồ thủy điện hòa bình tại xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)