* Trung Quốc
Trong xuốt 20 năm qua, Trung Quốc sản xuất phần lớn thủy sản toàn cầu, chiếm 70% tổng sản lƣợng toàn cầu. Trong năm 1990, Trung Quốc bắt đầu trở thành nƣớc đầu tiên trên thế giới có sản lƣợng thuỷ sản nuôi trồng cao hơn sản lƣợng đánh bắt. Năm 1986, Trung Quốc khuyến khích và thực hiện “Luật nghề cá”, nghị định hƣớng dẫn “nuôi trồng thuỷ sản” đầu tiên. Và thành lập hệ thống quản lý bao gồm cả Cục quản lý cấp phép đánh bắt thuỷ sản. Tất cả các biện pháp này thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của ngành thuỷ sản. Hiện tại, Trung Quốc sản lƣợng thủy sản nuôi trồng của Trung Quốc chiếm 70% tổng sản lƣợng thuỷ sản nƣớc này. Các mô hình tiết kiệm nƣớc, hiệu quả, sinh thái và khoẻ mạnh đã trở
thành phƣơng thức chính của Trung Quốc. Công xuất và trình độ chế biến thuỷ sản của Trung Quốc đã phát triển lên mức cao của thế giới.
Theo báo cáo mới nhất của ngân hàng Glitnir, ngành thuỷ sản Trung Quốc trong mấy năm tăng trƣởng rất mạnh thể hiện ở cả sản lƣợng và lƣợng tiêu thụ. Trung Quốc là nƣớc duy nhất trên thế giới có sản lƣợng nuôi trồng vƣợt quá sản lƣợng khai thác. Năm 2004, tổng sản lƣợng thủy sản của Trung Quốc đạt 49 triệu tấn, trong đó 64% là thủy sản nuôi. Thủy sản nƣớc mặn chiếm 56% tổng thủy sản nuôi, trong đó phần lớn là thủy sản có vỏ; thủy sản nƣớc ngọt chiếm 44%, chủ yếu là họ cá chép.
Năm 2008, có 9.971 xí nghiệp chế biến thuỷ sản tại Trung Quốc với tổng công xuất 21,97 triệu tấn. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp sản lƣợng thuỷ sản đầu ngƣời của Trung Quốc năm 2008 là 36kg, cao gấp 1,6 lần mức trung bình của thế giới. Năm 2008, giá trị sản lƣợng thuỷ sản của Trung Quốc chiếm 10% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, tạo ra việc làm cho 14,54 triệu ngƣời. Thu nhập trung bình của ngƣời nuôi trồng thuỷ sản là 7.575 NDT, cao hơn so với mức trung bình của nông dân 2.000 NDT.
Dự báo, tiêu thụ thủy sản bình quân trong nƣớc của Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, từ 25 kg/ngƣời năm 2004 lên 36 kg/ngƣời vào năm 2020. Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh đã góp phần thúc đẩy phát triển ngành chế biến thủy sản của Trung Quốc.
* Thái Lan
Ngành nuôi trồng thủy sản Thái Lan đƣợc xem nhƣ bắt đầu phát triển từ đầu thế kỉ 19. Nghề nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt đã phát triển trƣớc đó trong một thời gian dài, nhƣng nghề nuôi thủy sản nƣớc mặn ngày càng mở rộng trong thời gian gần đây. Trong năm 2003, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản đạt khỏang 1.064 triệu tấn và đạt giá trị 1.46 tỉ USD đƣợc tính trên 1 quý của tổng sản phẩm thủy sản. Sự họat động của nghành nuôi trồng thủy sản ở Thái Lan có thể đƣợc chia thành hai nhóm: thủy sản nƣớc ngọt và thủy sản nƣớc mặn.
Nghề nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt, chủ yếu là trong các ao, hồ và trên cánh đồng lúa, đã tồn tại ở Thái Lan trên 80 năm. Sự phát triển nghề nuôi thủy sản nƣớc
ngọt bắt đầu vào năm 1922 sau khi sự nhập khẩu cá chép Trung Quốc để làm cá nuôi lan rộng toàn Bangkok. Năm 1951, Bộ thủy sản đã thiết lập một chƣơng trình quảng bá nghề nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, có hơn 50 loài thủy sản nƣớc ngọt đã và đang đƣợc nuôi trồng. Có 5 loài quan trọng, nuôi hàng năm thu sản phẩm có giá trị cao: cá rô sông Nile, cá trê lai, cá ngạnh bạc, tôm càng xanh, cá rô phi.
Nghề nuôi thủy sản nƣớc mặn thƣờng ở vùng duyên hải có truyền thống sử dụng công cụ để đánh bắt cá nhƣ: bẫy cá bằng tre, lƣới cá, dụng cụ chài lƣới. Những loài thân mềm (nghêu, sò…) cũng đƣợc thu lƣợm bằng tay từ nguồn lợi tự nhiên. Gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ven biển bắt đầu đƣợc phổ biến với kỹ thuật thâm canh và bây giờ đã trở nên rất thành công cho những vụ nuôi. Nó cũng đƣợc khuyến khích bởi vì nó hạn chế sự khai thác quá mức nguồn lợi ven biển và sự ô nhiễm môi trƣờng. Một trong những loài thủy sản nƣớc mặn quan trọng là: cá vƣợc, cá mú, tôm he, nghêu, sò, cua, ghẹ. Nó bao gồm hai hệ thống nuôi cá giống từ cá bột ở biển và những con đang thành thục mắc trong bẫy nhƣng là trƣờng hợp của loài cua bùn. Nghề nuôi trồng nghêu, sò và tôm mang lại hiệu quả cao nhất.
Ở dọc bờ biển trải dài hơn 3.000 km, với một đời sống sinh vật biển phong phú, Thái Lan là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, với nhu cầu ngày gia tăng liên tục mà lƣợng cung cấp hải sản thì không đủ, quốc gia này đang đƣợc khuyến khích để quản lý các nguồn tài nguyên biển bằng cách thúc đẩy phát triển thêm nghề nuôi trồng thủy sản.
Thái Lan có một lợi thế đáng kể trong ngành nuôi trồng thủy sản và nên tận dụng để phát triển lĩnh vực này. Thái Lan có một bờ biển dài với những tiềm năng lớn có thể cung cấp cho ngành nuôi trồng thủy sản. Thái Lan đang đƣợc yêu cầu lập kế hoạch để có thể tận dụng và quản lý những nguồn tài nguyên tiềm, theo đề nghị của Goh Chong Theng, tổng giám đốc chi nhánh Singapore của khối ngân hàng quốc tế sở hữu tƣ nhân Hà Lan.
Theo điều tra bởi các ngân hàng, tổng sản lƣơng hải sản của Thái Lan đƣợc gần 4 triệu tấn / năm, chủ yếu là tôm và cá thu đóng hộp. Tuy nhiên, với nhu cầu lớn cho các sản phẩm hải sản trên toàn thế giới, các quốc gia phải đối mặt với
những thách thức trong việc duy trì và bảo vệ các nguồn tài nguyên biển để giữ cho lĩnh vực này có lợi nhuận trong thời gian dài
Nuôi trồng thủy sản ở Thái Lan đã góp một phần lớn vào sự gia tăng sản xuất của nƣớc này. Một báo cáo của Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp của LHQ năm nay dự báo rằng nuôi trồng thủy sản sẽ đóng góp đƣợc gần một nửa tổng sản lƣợng sản xuất của đất nƣớc này vào năm 2010, so với chỉ một vài phần trăm vào năm 1990.
* Philippin
Giám đốc Cục Nghề cá và Nguồn lợi Thủy sản Philippn (BFAR) Malcolm Sarmiento Jr. cho biết sản lƣợng thủy sản nuôi đạt 516.000 tấn, tăng 2,63% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng sản lƣợng tôm quý II/2008 cũng tăng 39,73% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sở dĩ Philippin đạt đƣợc mức tăng trƣởng này là do 2.309 ha ao nuôi cá nƣớc lợ tại Bulacan, nhiều nhất là tại hai thành phố Hagonoy và Paombong đƣợc chuyển sang nuôi tôm sú. Từ mức 136,93 tấn tôm trong quý II/2007, sản lƣợng đã tăng lên 3163,99 tấn cùng kỳ năm nay.
Tƣơng tự, tại Lanao del Norte, Zamboanga Sibugay, và Pampanga, sản lƣợng tôm sú cũng tăng lần lƣợt 34.76%, 6.45%, và 5.93% do nguồn lợi tăng, quy trình nuôi tốt, con giống chất lƣợng và tỉ lệ sống sót cao.
Sản lƣợng cua bùn tăng 16,29% so với cùng kỳ năm 2007 nhờ sự sẵn có cua giống, quản lý nuôi trồng tốt và nhờ sự hỗ trợ kĩ thuật từ BFAR và nhu cầu thị trƣờng cao.
Tại các vùng Bulacan, Davao City, Laguna, Iloilo và Camarines Xur, sản lƣợng catfish quý II năm nay của Philippin cũng tăng 44,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Bulacan, sản lƣợng catfish tăng 132,94%, tạo nhiều nguồn dự trữ và giá bán cao. Một số ngƣời nuôi cá rô phi đã chuyển sang nuôi catfish.
Sản lƣợng cá chép quý II/2008 tăng 1,56% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lƣợng các loài thủy sản nuôi tăng khiến tổng sản lƣợng thủy sản tăng cao, đạt 2994,46 tấn.
thả con giống theo đợt trong những bể nuôi nhân tạo nhỏ và thuận lợi về thời tiết (mƣa sớm) cũng khiến sản lƣợng tăng tại tỉnh Cagayan. Sản lƣợng cá chép tại các tỉnh trên tăng là do nhu cầu thay thế cá chép cho các loại thịt và các sản phẩm hải sản giá cao.
Philippin dự kiến sản lƣợng thuỷ sản năm 2009 chỉ tăng nhẹ do ảnh hƣởng của những trận lũ lụt và các yếu tố khác. Tuy nhiên sản lƣợng năm nay bị ảnh hƣởng bởi thiên tai, lũ lụt khiến BFAR phải hạ mức dự báo tăng trƣởng sản lƣợng xuống 5-6%.
* Indonexia
Với diện tích 7,7 triệu km2, trong đó 5,8 triệu km2
biển, với nguồn lợi tự nhiên phong phú, điều kiện khí hậu tốt, Indonexia có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Mặc dù đƣợc coi là hoạt động có nhiều hứa hẹn, nhƣng việc khai thác tiềm năng nuôi trồng thủy sản vẫn thấp.
Để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chính quyền Trung ƣơng đã thành lập 12 trung tâm phát triển nuôi trồng thuỷ sản (4 trung tâm nuôi nƣớc ngọt, 4 trung tâm nuôi nƣớc lợ và 4 trung tâm nuôi hải sản) ở cả 3 miền Tây, Trung và Đông của đất nƣớc. Bên cạnh đó mỗi tỉnh có thể thành lập trung tâm của địa phƣơng nhằm phát triển nuôi các loài bản địa. Ngoài ra Indonexia hiện có 3 viện nghiên cứu quốc gia về nuôi trồng thuỷ sản và nhiều trạm nghiên cứu khác.
Các trung tâm nghiên cứu và phát triển của Indonexia đã xây dựng và phổ biến rộng rãi công nghệ nuôi thuỷ sản đến những ngƣời nuôi và hiện đang áp dụng với ít nhất 25 loài. Công tác phổ biến công nghệ đƣợc thực hiện thông qua đào tạo, thông tin, trình diễn, giám sát.