4.3.1.1 Năng lực kỹ năng người nuôi
Là nơi có các mô hình nuôi cá lồng phát triển nhất trong huyện Đà Bắc, độ tuổi bình quân nuôi cá lồng của các hộ cũng khá cao, thâm niên và kinh nghiệm nuôi cá lồng của ngƣời dân cũng đã tích lũy đƣợc rất nhiều do đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi cá lồng, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Hộp 4.3. Năng lực kỹ thuật ngƣời nuôi ảnh hƣởng tới quá trình nuôi cá lồng
“Xóm Doi là một trong những xóm đầu tiên của xã áp dụng mô hình nuôi cá lồng, tính từ năm 2008 đến nay là đã hơn 12 năm nuôi, xóm Doi cũng là nơi tập trung nhiều hộ nuôi có kinh nghiệm, kỹ năng và được đào tạo qua các lớp tập huấn nhiều nhất, kinh nghiệm và sự hiểu biết là rất quan trọng có hộ tuy chỉ nuôi từ 3-4 lồng nhưng chất lượng, năng xuất lại tốt hơn những hộ nuôi nhiều, phần lớn là do kỹ năng, kinh nghiệm nuôi, học hỏi, nắm bắt thông tin kỹ thuật và thị trường.”
(Anh Xa Văn Tuân Cán bộ UBND xã Hiền Lương)
Trình độ năng lực và sự hiểu biết của ngƣời lao động có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nghề nuôi cá lồng của xã Hiền Lƣơng. Trong khi lao động tham gia vào hoạt động NTTS chủ yếu là chƣa đƣợc qua đào tạo đã tạo ra một rào cản lớn đối với quá trình phát triển nghề.
Mặc dù nghề nuôi cá lồng không đòi hỏi ngƣời lao động phải vận hành nhiều loại máy móc, cá cũng là loài dễ nuôi nhƣng ngƣời lao động cũng cần có kiến thức sâu rộng để áp dụng đƣợc chuẩn kỹ thuật, cách chăm sóc các loại cá hàng ngày, chất lƣợng
cá đạt tốt nhất khi đƣa ra thị trƣờng tiêu thụ, tạo đƣợc uy tín trong nghề.
4.3.1.2. Vốn đầu tư
Các hộ nuôi cá lồng trên địa bàn xã sử dụng nguồn vốn tự có là chủ yếu, chỉ có khoảng 30% hộ đi vay để nuôi và đây là các hộ đầu tƣ nuôi với quy mô lớn. Nguồn vốn chủ yếu đƣợc sử dụng để xây dựng bể nuôi ban đầu và để mua con giống.
Hộp 4.4. Vốn đầu tƣ ảnh hƣởng tới quá trình nuôi cá lồng
“Gia đình mình chỉ nuôi 2-3 lồng chủ yếu là lồng bằng tre, bằng luồng tự có nên không mất tiền, chủ yếu là tiền mua lưới với giống thôi, thức ăn thì chủ yếu là nuôi trắm cỏ trắm đen nên là toàn đi cắt cỏ, thi thoảng mới ra đại lý mua cám thôi, nếu mà nuôi nhiều lồng với được hỗ trợ lồng sắt là cũng đi vay ngân hàng đấy”
(Ông Đỗ Công Kỷ, xóm Mơ)
Bên cạnh đó, ngƣời dân của xã chƣa đƣợc tiếp cận với các chính sách hỗ trợ vốn. Khi đƣợc hỏi về vấn đề hỗ trợ vốn cho nuôi cá lồng thì có khoảng 70% hộ trả lời là chƣa có bất kỳ một chính sách nào đƣợc phổ biến đến họ.
4.3.1.3. Đất đai
Đất đai là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến quy mô nuôi cá lồng của các hộ trên địa bàn xã. Hiện nay, diện tích nuôi cá lồng của các hộ chủ yếu là diện tích mặt hồ là đất năng lƣợng, các hộ đƣợc tạo điều kiện thuê với thời hạn 20 năm và đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.
Hộp 4.5. Đất đai ảnh hƣởng tới phát triển nuôi cá lồng
“Hồ Hòa Bình được tạo nên sau khi xây dựng thủy điện Hòa Bình, tạo ra một diện tích rộng lớn để các hộ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn xã Hiền Lương, tỉnh đã có chủ trương cho các hộ thuê diện tích đất năng lượng này trong vòng 20 năm để nuôi cá lồng, đây là một lợi thế lớn cho các hộ nuôi cá lồng trên địa bàn cảu xã, nhằm phát triển quy mô nuôi”
(Bà Đinh Thị Khánh, cán bộ địa chính xã Hiền Lương) 4.3.1.4. Thức ăn
Thức ăn chiếm 50-60% chi phí giá thành, nếu thức ăn có chất lƣợng cao cá sẽ nhanh lớn, rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và sản lƣợng.
ghi đầy đủ thông tin sản phẩm và còn hạn sử dụng, có hàm lƣợng đạm tiêu hóa phù hợp. Nhờ có thức ăn mà các loài thủy sản mới có thể phát triển nhanh chóng và cho năng suất cao. Hiện nay trên địa bàn xã hầu hết các hộ nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp, tự nhiên, kết hợp với các thức ăn tự chế
Bảng 4.18 Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của thức ăn đến nuôi cá lồng
Loại thức ăn Rất ảnh hƣởng Ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng SL (Ý Kiến) CC (%) SL (Ý Kiến) CC (%) SL (Ý Kiến) CC (%) Tự nhiên 5 12,5 9 22,5 12 30 Công nghiệp 10 25 30 75 0 0 Hỗn hợp 16 40 20 50 4 10
(Nguồn: Tổng hợp số liệu năm 2020)
Qua bảng trên ta thấy đƣợc mức độ ảnh hƣởng của cám công nghiệp rất lớn
chiếm khoảng 75% ý kiến của hộ điều tra cho rằng nó rất ảnh hƣởng đến quá trình phát triển của thủy sản nhƣng do lƣợng thức ăn công nghiệp có giá thành rất cao mà hiện nay tại xã chƣa có một cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp nào nên việc nhập thức ăn từ nơi khác đến sẽ phải mất thêm một khoản chi phí vận chuyển. Điều đó làm tăng thêm phần chi phí đầu tƣ và giảm thu nhập của ngƣời nuôi. Dẫn đến việc sử dụng cám công nghiệp cho thủy sản còn hạn chế.
Đối với quá trình nuôi thì hầu hết các hộ dân đều sử dụng thức ăn hỗn hợp cho thủy sản do nó có thể đáp ứng đƣợc với các loại các giúp cá lớn nhanh hơn. Chỉ có 4 hộ và cho rằng thức ăn hỗn hợp không làm ảnh hƣởng đến quá trình phát triển của thủy sản. Điều đó cũng là một phần cản trở cho quá trình phát triển nuôi cá lồng trên đại bàn xã Hiền Lƣơng.