Thực trạng sử dụng các yếu tố đầu vào trong phát triển nuôicá

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá lồng ven hồ thủy điện hòa bình tại xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 65 - 71)

địa bàn xã Hiền Lương

4.2.5.1. Thực trạng sử dụng vốn

Nguồn vốn của các hộ nuôi cá lồng sử dụng từ cả hai nguồn vốn là vốn tự có và vốn đi vay, nhƣng chủ yếu vẫn là dùng cả hai nguồn vốn, có bao nhiêu đầu tƣ nuôi bấy nhiêu, đi vay đầu tƣ lớn chủ yếu là các hộ quy mô lớn và vừa.

Bảng 4.8 Tình hình huy động vốn bình quân 1 hộ nuôi theo quy mô trên địa bàn xã Chỉ tiêu QML QMV QMN SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Tổng vốn 1100 100 962 100 810 100 1. Nguồn vốn - Vốn tự có 0 0 0 0 0 0 - Vốn đi vay 0 0 150 15.59 200 24,69 - Cả hai 1100 100 812 84,41 610 75,31 2. Nguồn vốn vay - Vốn vay anh em 300 27,27 200 20,97 280 34,57 - Vốn vay ngân hàng 800 72,73 762 79,21 530 65,43

2. Khả năng tiếp cận vốn vay

- Dễ 1 25 2 13,34 5 23,81

- Bình thƣờng 2 50 13 86,66 15 71,42

- Khó 1 25 0 0 1 4,77

(Nguồn: Tổng hợp số liệu năm 2020)

Tổng vốn của các hộ quy mô lớn là 1100 triệu đồng, trong đó hộ tự có vốn kết hợp đi vay là 1100 triệu đồng (chiếm 100%), vốn đi vay là 0 triệu đồng (chiếm 0%). Hộ quy mô vừa có tổng vốn là 961 riệu đồng, trong đó vốn các hộ tự có kết hợp đi vay là 812 triệu đồng (chiếm 84,41%), vốn của các hộ đi vay là 150 triệu đồng (chiếm 15.59%). Hộ quy mô nhỏ có tổng vốn là 810 triệu đồng, trong đó vốn tự có và đi vay là 610 triệu đồng (chiếm 75,31%), vốn đi vay là 200 triệu đồng (chiếm 24,69%). Nguồn vay của các hộ là các ngân hàng trên địa bàn huyện với lãi suất dao động từ 0,75% đến 0,95%/năm. Do chỉ cần vốn để đầu tƣ xây dựng bể và mua giống ban đầu nên các hộ thƣờng vay ngắn hạn trong thời gian 1 năm, sau khi bán đƣợc một lứacá lồng, số tiền thu đƣợc hộ sẽ tiếp tục dùng để mua thêm giống về nuôi. Qua điều tra, các hộ có vay ngân hàng để sản xuất cho biết khả năng tiếp cận vốn vay hiện nay rất dễ dàng, các ngân hàng thƣờng xuyên chủ động tìm đến địa phƣơng để phổ biến cho ngƣời dân các chƣơng trình vay vốn và nhiệt tình tƣ vấn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân làm thủ tục vay vốn, thủ tục vay cũng đang ngày càng đƣợc đơn giản hóa. Tuy nhiên, do lãi suất vẫn còn cao nên dù nhu cầu vay vốn lớn nhƣng các hộ cũng không muốn đi làm thủ tục vay, đặc biệt các hộ nuôi với quy mô vừa và nhỏ, hầu nhƣ họ có bao nhiêu vốn sẽ đầu tƣ nuôi bấy

Bảng 4.9 Tình hình sử dụng vốn bình quân 1 hộ nuôi cá lồng theo quy mô trên địa bàn xã Chỉ tiêu Số lƣợng QML QMV QMN 1. Mua giống (trđ) 248 267 351 2. Mua thức ăn (trđ/tháng) 360 41,6 553

3. Mua thuốc thủy sản (trđ/năm) 11 43,3 49

4. Chi khác (trđ) 20 10 39

(Nguồn: Tổng hợp số liệu 2020)

Qua điều tra thực tế cho thấy vốn các hộ dùng vào mua giống và mua thức ăn cho cá là chính. Phần lớn các hộ ở đây đã nuôi cá đƣợc khoảng 7 – 10 năm nên lồng nuôi và một số loại máy móc năm 2019 không cần phải đầu tƣ thêm. Năm 2019, trung bình mỗi hộ quy mô lớn phải chi 248 triệu đồng cho mua giống, 360 triệu đồng chi để mua thức ăn cho cá. Bên cạnh đó, hộ quy mô vừa chi 267 triệu đồng để mua giống; 41,6 triệu đồng cho mua thức ăn; số vốn hộ quy mô nhỏ đầu tƣ cho mua giống là 351 triệu đồng và mua thức ăn là 553 triệu đồng. Nhƣ vậy chi phí mua giống và mua thức ăn chiếm phần lớn tổng số vốn của hộ ở cả 3 quy mô, ngoài ra do đặc thù nuôi cá lông không cần phải đầu tƣ quá nhiều máy móc thiết bị và cá cũng là loài dễ nuôi nên ngoài tiền mua giống và thức ăn thì hộ không bị mất thêm nhiều loại chi phí khác.

Ta thấy vốn trong sản xuất vẫn luôn là vấn đề đƣợc hộ đặc biệt quan tâm, hộ đã huy động vốn ở nhiều nơi khác nhau nhƣng chủ yếu vẫn là đầu tƣ nuôi theo quy mô vốn hạn hẹp tự mình có. Việc sử dụng vốn của các hộ nuôi cá lồng chủ yếu là dùng vào mua giống và mua thức ăn cho cá, vốn để mua thuốc thú y, mua máy móc và mở rộng quy mô nuôi còn rất hạn chế.

4.2.5.2. Lao động

Lao động của xã Hiền Lƣơng chủ yếu là tốt nghiệp cấp 2 và cấp 3, số lao động tốt nghiệp Trung cấp, CĐ, ĐH chiếm tỷ lệ nhỏ. Với những lao động tốt nghiệp Trung cấp, CĐ, ĐH hầu hết là các lao động không chuyên trong lĩnh vực NTTS, họ thƣờng đi làm trong các cơ quan Nhà nƣớc hoặc các nhà máy, xí nghiệp ở địa phƣơng.

Bảng 4.10: Tình hình lao động của các hộ nuôi cá lồng trên địa bàn xã

Diễn giải QML QMV QMN

1. Chia theo trình độ văn hóa

- Tốt nghiệp cấp 1

- Tốt nghiệp cấp 2 3 24 20

- Tốt nghiệp cấp 3 8 20 22

- Tốt nghiệp CĐ, ĐH 1 3 2

2. Chia theo giới tính

- Nam 7 29 17 - Nữ 5 18 27 3. Số lao động - Lao động thƣờng xuyên 10 40 39 - Lao động không thƣờng xuyên 2 7 5 4. Lao động gia đình 5. Kinh nghiệm

- Dày dặn kinh nghiệm 3 32 11

- Kinh nghiệm trung bình 6 6 29

- Mới học nghề 3 9 4

6. Tuổi lao động

- Trong tuổi lao động 12 47 44

- Dƣới tuổi lao động 0 0 0

- Trên tuổi lao động 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu năm 2020)

Qua bảng 4.10 ta thấy, với hộ quy mô lớn tỷ lệ lao động tốt nghiệp cấp 2 chiếm 25% số lao động ; 66.67% số lao động tốt nghiệp cấp 3; 8.33% số lao động tốt nghiệp trung cấp, CĐ, ĐH. Đối với hộ quy mô vừa, 51.66% số lao động tốt nghiệp cấp 2; số lao động tốt nghiệp cấp 3 chiếm 42.55%, trên cấp 3 chiếm 5.79%. Trong khi đó, ở hộ quy mô nhỏ, có 45.45% số lao động tốt nghiệp cấp 2; 50% số sao động tốt nghiệp cấp 3 và 4.55% số lao động tốt nghiệp trung cấp, CĐ, ĐH. Nguyên nhân khiến tỷ lệ lao

nghiệp là chủ yếu và đều làm theo quy mô hộ gia đình, không có các thống kê thu chi, ngoài ra các hộ làm trong các nhà máy, xí nghiệp của địa phƣơng cũng không yêu cầu bằng cấp cao. Nhƣ vậy, trình độ văn hóa lao động của các hộ trên địa bàn xã Hiền Lƣơng khá thấp, điều này ảnh hƣởng tiêu cực tới khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật, khả năng quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và sự thích nghi với thị trƣờng biến động thất thƣờng hiện nay.

Do tính chất công việc không quá nặng nhọc, ai cũng có thể tham gia vào quá trình nuôi cá lồng nên tỷ lệ lao động nam có cao hơn nhƣng không đáng kể. Đối với hộ quy mô lớn, 7 trong số 12 lao động là nam, chiếm 58.33%. Đối với hộ quy mô vừa, số lao động nam là 29 ngƣời, chiếm 61.7% và tỷ lệ này ở hộ quy mô nhỏ là 38.63%.

Nuôi cá lồng không yêu cầu quá nhiều kỹ thuật phức tạp và hầu hết lao động có kiêm thêm nhiều lĩnh vực khác nên phần lớn lao động nuôi cá lồng có kinh nghiệm trung bình. Với nhóm hộ quy mô lớn, lao động có kinh nghiệm trung bình chiếm 50%; nhóm hộ quy mô vừa là 68.08% và nhóm hộ quy mô nhỏ là 65.91%. Tỷ lệ lao động dày dặn kinh nghiệm khá thấp, ở từng nhóm quy mô lớn, quy mô vừa, quy mô nhỏ tỷ lệ này lần lƣợt là 25%, 12.77% và 25%. Lao động mới học nghề trong các hộ thƣờng là con cái học làm để phụ giúp bố mẹ nên chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, trong 44 lao động hộ quy mô nhỏ chỉ có 4 lao động mới học nghề và ở quy mô vừa là 9 lao động, quy mô lớn là 3 lao động.

Qua điều tra, 100% số lao động thƣờng xuyên ở cả 3 nhóm quy mô đều đang ở trong độ tuổi lao động và phần lớn dao động trong khoảng từ 45 – 60 tuổi. Tuổi lao động trong nghề nuôi cá lồng cao nhƣ vậy là bởi nghề này không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, có thể huy động mọi nhân lực vào quá trình sản xuất.

Để có thể sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì không chỉ cần quan tâm đến tay nghề làm việc mà còn phải quan tâm đến khâu quản lý, tổ chức. 100% hộ nuôi cá lồng đƣợc điều tra trên địa bàn xã đều làm theo quy mô hộ gia đình và chỉ sử dụng lao động gia đình vào sản xuất chứ không thuê lao động ngoài. Qua điều tra thực tế cho thấy hình thức phân công lao động trong gia đình chủ yếu là: chủ hộ nuôi là

ngƣời quản lý và trực tiếp tham gia vào quá trình nuôi. Họ là ngƣời quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh, đi học hỏi kỹ thuật áp dụng vào bể nuôi gia đình, chọn giống cá, loại cá, tìm nguồn thức ăn, chăm sóc và thu hoạch cá, tìm nguồn tiêu thụ. Còn các lao động khác trong gia đình cùng tham gia trực tiếp vào quá trình nuôi.

4.2.5.3 Giống

Chất lƣợng con giống quyết định tỷ lệ cá sống sót trong quá trình nuôi và sản lƣợng thu hoạch cá. Nếu con giống có chất lƣợng tốt thì trong quá trình phát triển cá lồng sẽ có khả năng chống chịu tốt với những thay đổi của môi trƣờng, tỷ lệ sống sót và năng suất cao, đem lại giá trị sản xuất cao từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hiện nay, các loại cá chất lƣợng đƣợc nuôi ở rất nhiều nơi trong cả nƣớc và cũng không ít các trang trại lớn sẵn sàng cung cấp giống đi khắp các tỉnh nhƣng vấn đề đáng lƣu tâm ở đây là chất lƣợng thực sự của con giống. Qua điều tra phần lớn

các hộ đặc biệt là quy mô nhỏ và vừa mua cá qua thƣơng lái nên chất lƣợng con giống

không đảm bảo, không có hỗ trợ kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi sau đó.

Bảng 4.11 Thực trạng nguồn cung cấp giống cho các hộ nuôi cá lồng trên địa bàn xã Hiền Lƣơng theo quy mô

Nguồn cung cấp giống SL QML QMV QMN

(hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1. Mua ở các trang trại lớn 3 75 5 33,34 2 9,53

2. Mua của thƣơng lái 0 0 8 53,33 17 80,95

3. Tự để 1 25 2 13,33 2 9,52

4. Khác 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Thu thập số liệu năm 2020)

Ngoài giống các hộ tự để đƣợc thì một số hộ mua giống ở các trang trại lớn mà họ tin tƣởng và mua từ các hộ khác trong địa phƣơng. Qua điều tra, tỷ lệ hộ mua giống của các trang trại lớn ở nhóm hộ quy mô lớn là 75%; hộ quy mô vừa là 33,34%; hộ quy mô nhỏ là 9,53%. Tỷ lệ hộ tự để giống ở nhóm hộ quy mô lớn là 25%; quy mô vừa là 13,33%, quy mô nhỏ là 9.52%, năm 2013 xã đƣợc dự án AFAP Hòa Bình hỗ trợ đầu tƣ

phƣơng, tuy nhiên dự án còn ở quy mô nhỏ chƣa đáp ứng đủ nhu cầu của các hộ nuôi cá lồng, giá thành cao,… nên các hộ có quy mô vừa và nhỏ chủ yếu lấy nguồn cung cấp giống cá từ các thƣơng lái với hộ quy mô vừa tỷ lệ là 53,33%, hộ quy mô nhỏ là 80.95%, đây là nguồn cung giống đem lại rủi ro cao cho ngƣời nuôi cá do chất lƣợng không đƣợc đảm bảo, dễ mắc bệnh, khả năng chóng chịu kém,…

Hộ hiểu rất rõ về tầm quan trọng của giống nhƣng nguồn cung giống chất lƣợng không cung cấp đủ, giá thành cao còn ít hộ có đủ kỹ thuật ƣơng cá giống tỷ lệ này đối với quay mô lớn là 25%, quy mô vừa và quy mô nhỏ lần lƣợt là 13.33% và 9,52%.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá lồng ven hồ thủy điện hòa bình tại xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)